Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Lời hay ư đẹp >> Thêm một câu chuyện cổ tích thời hiện đại

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 mai77
 member

 ID 58593
 01/30/2010



Thêm một câu chuyện cổ tích thời hiện đại
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Xúc động chuyện bà lăo đi ăn mày nuôi cháu học đại học



Chuyện một bà lăo ăn mày nhặt nhạnh từng hạt cơm để nuôi một đứa trẻ mới 15 tháng tuổi không nơi nương tựa, không máu mủ ruột rà lớn lên rồi trở thành một sinh viên đại học thật sự là một câu chuyện cổ tích ngay giữa đời thường.

Nuôi bé 15 tháng tuổi thành sinh viên đại học


 

Đang loay hoay hỏi địa chỉ cụ Nguyệt ở khu vực sân nhà thờ ở phường Trần Hưng Đạo, TP Nam Định, biết chúng tôi là phóng viên, một bác xe ôm tận t́nh dắt vào tận nhà: "Cứ vài hôm mà không thấy bà ấy ra xin là chúng tôi lại mang vào tận nhà cho. Các chú viết lên báo xem có ai giúp bà ấy được không, chứ tội lắm. Bọn tôi thương nhưng chẳng có nhiều mà cho".

 

Chúng tôi không khỏi ái ngại khi đứng trước nơi ở của hai bà cháu, chẳng biết có nên gọi là nhà hay không - túp lều rộng chừng 8m2, làm bằng đủ thứ chất liệu: ngói, tôn, que củi, bao tải rách...  Ánh đèn điện đỏ leo lét cộng với cái lạnh trong trời mưa sùi sụt càng khiến cho túp lều trông buồn thảm và tối tăm. Chẳng có ǵ đáng giá ngoài chiếc tủ gỗ, cái giường tre trải chiếu manh th́ thủng lỗ chỗ được lót bằng mấy tờ báo cũ. Gọn gàng, sạch sẽ nhất là cái bàn có mấy cuốn vở xếp ngay ngắn ở cửa nhà, bà Nguyệt tự hào: "Góc học tập của con Thảo đấy, nó đi học đại học trên Hà Nội rồi, lâu lắm chả thấy về".

 



Bà Nguyệt có một tấm ḷng nhân ái đáng quư.

 

Nghĩ chúng tôi là người lạ, chưa biết ǵ về hoàn cảnh hai bà cháu nên bà ngồi kể một mạch về đứa cháu - niềm tự hào của bà, bà kể chuyện nó học thế nào, ăn uống ra sao, lâu lâu bà lại xoa xoa cái gối rồi nói như mắng yêu nó. Có lúc bà lại khóc, bà bảo nhớ nó quá mà không có tiền lên Hà Nội thăm cháu: theo như tính toán của bà th́ bà chỉ cần tiền đi xe ôtô khách và mua 1 cái bánh mỳ là được.

Đến bến xe ở Hà Nội, bà sẽ đi bộ theo cái sơ đồ mà Thảo vẽ cho lần trước, bà bảo bà đi ăn xin, lang thang nhiều nên đi bộ giỏi lắm. Nhưng v́ tháng này chưa nhặt nhạnh đủ tiền gửi lên cho cháu đóng học phí nên bà chẳng dám đi lại tốn kém, lắm khi c̣n chẳng dám ăn.


Gần nhà có người quen làm nghề chạy xe ôm ở Hà Nội, vài tuần về quê một lần, nên bà nhờ chú mang lên tận nơi cho Thảo.


Bà Trần Thị Nguyệt, quê gốc ở làng Nha Xá, xă Mộc Nam, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Mẹ mất sớm, bà sinh ra đă không được nh́n mặt mẹ, bố lấy vợ hai, rồi đem theo người vợ mới và hai anh trai của bà vào Nam từ những năm 1945, sau này bà cũng chỉ nghe được rằng bố bà đă mất trong chiến tranh. C̣n hai người anh trai của bà th́ một người đi tham gia chiến đấu ở chiến trường Điện Biên Phủ, sau khi phục viên th́ đă thất lạc và đến tận bây giờ bà vẫn không có tin tức ǵ. C̣n một anh trai th́ lưu lạc ra nước ngoài sống cùng vợ con. Chỉ c̣n một ḿnh bà ở lại, sơ tán từ Hà Nam lên Nam Định,  t́m thuê nhà để ở và bắt đầu đi bán xôi kiếm sống qua ngày.


Khi đă bước sang tuổi ngũ tuần, tuổi già đă đến, cuộc sống cô đơn buồn tủi bất giác ập về, bà cũng muốn trong nhà có con, có cháu. Ở gần nhà trẻ trên đường Nguyễn Du, hay bán xôi cho đám trẻ con, bà cứ thích nh́n chúng nó vui chơi, đùa nghịch. Bà chú ư đến một đứa bé cứ sáng là bố chở bằng xích lô đến từ rất sớm rồi thả vào sân. Đứa bé cứ khóc ngằn ngặt, không chịu chơi với các bạn cứ bám vào song cửa mà khóc.


Những hôm nhà trẻ nghỉ th́ đứa bé rong ruổi theo xe xích lô của bố, mỗi khi có khách, người bố lại phải bỏ con lại bên vỉa hè nhờ mọi người trông giúp. Lắm khi thấy đứa trẻ chập chững cứ lê la ở vỉa hè, mặt mũi chân tay tái đi v́ lạnh, bà Nguyệt thương, bế nó lên, mớm xôi cho nó. Được vài bữa, bà bảo: "Anh cứ đi làm đi, để nó tôi bế về nhà chăm cho". Ông bố đồng ư, cứ buổi sáng lại mang gửi bà, gửi thêm 3 ngh́n đồng gọi là tiền ăn cho cháu. Được khoảng 5 hôm th́ trong một lần mang con đến gửi, ông bố ôm lấy con mà khóc rồi hỏi: "Con có thương bố không?" - đứa trẻ ngô nghê chỉ cười. Bà cũng mắng yêu: "Cha bố anh, anh chả thương nó th́ thôi, nó trẻ con th́ biết ǵ thương với nhớ!".


Bất giác ông bố quay ra dặn bà: tên cháu là Phạm Thị Thu Thảo, cháu vừa tṛn 15 tháng tuổi.


Chẳng ai ngờ, sau hôm đó, người bố ấy không bao giờ quay trở lại. Bà cũng chẳng có nhiều thông tin về bố cái Thảo, chỉ nghe mấy người làm nghề xe ôm kể lại mẹ Thảo là người Nam Định nhưng đang lưu lạc, bố Thảo là người gốc măi tận Nghệ An. Nghe đâu, người đàn ông này đă bỏ vào miền Nam kiếm sống.


Bà sống một ḿnh, nhà cửa tạm bợ, nghề bán xôi cũng chẳng khá giả ǵ nên không biết có nuôi nổi cháu không. Ban đầu, nhiều người khuyên bà nên gửi bé Thảo vào trại trẻ mồ côi nhưng bà không đành ḷng, anh trai của bà ở nước ngoài nghe tin cũng đánh tiếng về bắt bà t́m cách trả lại đứa trẻ, nếu không th́ từ mặt, không c̣n anh em ǵ nữa. "Tôi th́ chẳng nghĩ được ǵ nhiều. Thấy thương, lại nuôi nó thôi. Chứ bỏ nó đi lang thang th́ tội lắm, ngày xưa cái thân tôi lang thang, không người thân thích tôi biết khổ thế nào rồi. Chẳng muốn nó lại khổ như ḿnh ngày xưa nữa. Thôi th́ ḿnh cứ nuôi nó, biết đâu mai sau bố mẹ nó lại về t́m".


Rồi bà lại cắp nó ra vỉa hè ngồi bán xôi, bà chăm nó cứ như chăm máu mủ ruột thịt nhà ḿnh: "Khổ thân con bé, chắc nó cũng biết bà nghèo nên cũng ít khi khóc quấy hay đ̣i ǵ cả".


Hai bà cháu cứ thế rau cháo qua ngày nuôi nhau cho tới tận khi Thảo đi học. Bà tự đi xin học cho cháu, tự tay chăm chút cho cháu từng bữa ăn, từng giấc ngủ. Thương cháu nhưng nhà nghèo không có tiền, buổi sáng bà dậy sớm rang cơm nguội cho cháu ăn v́ sợ cháu đi học đói. Nhắc tới những bữa ăn của Thảo, bà đưa tay gạt nước mắt: "Chỉ v́ tôi nghèo quá nên bữa ăn sáng cho cháu đến trường không được như nhà người ta, chẳng có thịt cá ǵ, chỉ được mấy miếng đậu phụ với rau từ hôm trước để lại".


Tiền học cho Thảo bà cũng phải làm đơn xin miễn học phí với lư do hoàn cảnh khó khăn rồi xin xác nhận của phường. Nhưng bà th́ ngày một già yếu đi, cái lưng cứ c̣ng xuống, chả đội được thúng xôi đi bán nên không đủ để lo toan cho cuộc sống hàng ngày của hai bà cháu. Những ngày bà ốm đau, hai bà cháu sống nhờ t́nh thương của xóm giềng - khi khỏe lại, bà Nguyệt chống gậy ra đường đi ăn xin nuôi cháu.


Bà bắt đầu ra các bến xe buưt gần nhà đi ăn xin. Từ sáng sớm bà đă ra khỏi nhà, lang thang khắp các nẻo đường xin tiền về nuôi cháu. Một ngày bà cũng xin được 20 - 30 ngàn đồng, những hôm xin được ít th́ bà chỉ dám ăn bánh mỳ để dành cơm cho cháu. Thấy hoàn cảnh bà cụ đáng thương, nhất là khi biết được cụ đang nhận nuôi một đứa bé mồ côi, người đi đường ai cũng thương và sẵn sàng giúp đỡ. Cứ như thế, bà Nguyệt sống tằn tiện nuôi cháu.


Trung tá Trần Văn Dự, cảnh sát khu vực - Công an  phường Trần Hưng Đạo cho biết: chuyện ngoài việc đề xuất chính quyền tạo điều kiện hỗ trợ gia cảnh, anh em Công an đi tuần vẫn thường ghé qua thăm hỏi, động viên luôn, xem bà có ốm đau bệnh tật ǵ không. Cứ vài hôm không thấy cụ đi xin anh em có ǵ lại chủ động mang đến cho.


Trong suốt cuộc tṛ chuyện với chúng tôi, chủ yếu là bà khóc, bà không khóc v́ cơ cực mà khóc v́ nhớ Thảo, thương cháu thiếu thốn, thiệt tḥi. Chỉ khi chúng tôi nhắc đến chuyện học tập của Thảo th́ bà mới thấy vui vẻ, tự hào: "Hồi đi học, năm nào nó cũng được giấy khen của trường, tôi chẳng hiểu vui là thế nào, chỉ nghĩ đơn giản rằng có giấy khen của trường tức là cháu ḿnh học không thua kém bạn bè. Tôi càng động viên cháu cố gắng học, năm cháu thi vào cấp 3, cháu c̣n thừa tận 5 điểm rưỡi đấy".


Năm ngoái, Thảo học xong cấp 3, bà Nguyệt muốn cháu học ở Nam Định v́ đi xa bà chẳng có tiền. Nhưng Thảo cứ nài nỉ bà cho lên Hà Nội với quyết tâm nếu bà không có đủ tiền chu cấp th́ cô sẽ t́m việc làm thêm ngoài giờ như rửa bát, dạy thêm để có tiền đi học. Thế rồi trong những ngày hè nóng bức năm 2009, những người dân ở xóm lao động nghèo lại thấy cái cảnh một học sinh ngồi bàn học c̣n một bà lăo lưng c̣ng ngồi sau dùng quạt nan quạt cho cháu ôn thi.


Cái ngày Thảo nhận được giấy báo nhập học của Khoa Du lịch, Viện Đại học Mở Hà Nội, bà Nguyệt chảy cả nước mắt, chả ai biết là bà khóc v́ mừng hay quá lo chuyện không có tiền cho cháu đi học. Xoay xở măi, rồi th́ làng xóm, chính quyền đoàn thể phường động viên, giúp đỡ, cuối cùng bà cũng gom được 7-8 trăm ngh́n đồng để đưa cháu lên Hà Nội.


Bà ơi, đừng khóc...


Với số tiền ít ỏi, bà dắt cháu lên thủ đô. May thay, hàng xóm của bà có con đang đi làm ở Hà Nội, trong nhà trọ c̣n thừa một pḥng. Thương hoàn cảnh của hai bà cháu, cô chú cho ở không lấy tiền và nuôi bữa cơm tối miễn phí. Cô chú chủ nhà làm nghề nấu bếp thuê cho nhà hàng nên đi suốt ngày, nhiệm vụ của Thảo là cuối giờ chiều đi đón con cô chú từ trường cấp 1 và kèm cho em học. 


V́ cô chú đi từ sáng sớm và về lúc tối muộn nên bữa sáng và bữa trưa, Thảo phải tự lo cơm nước. Sáng sớm, Thảo thường bụng đói đạp xe đến trường và trưa th́ ăn bánh mỳ, đợi đến tối mới được một bữa cơm ăn cùng cô chú.


"Ngày đầu bà đưa lên nhập học th́ cháu vui lắm v́ lớp có nhiều bạn để chơi, nhưng đến tối ngủ một ḿnh và buổi trưa không có cơm ăn th́ cháu bắt đầu thấy nhớ bà quá" - Thảo thật thà kể lại ngày đầu tiên từ Nam Định lên Hà Nội nhập học.


Phóng viên gặp Thảo trong căn pḥng trọ nhỏ trên tầng 5, khu tập thể cũ đường Phương Mai, Hà Nội. Đôi mắt buồn, đầy tự ti và ái ngại - có lẽ, ở tuổi 18, cô bé đă bắt đầu cảm nhận được hoàn cảnh khó khăn của ḿnh.

Những kư ức về bà cứ thế chảy đầy câu chuyện của chúng tôi: vẫn những chuyện bà Nguyệt đă kể cho chúng tôi, vẫn là chuyện bà chăm ăn, thức đêm trông cho học... Chỉ những chuyện b́nh dị đó thôi nhưng đă nói lên ơn nghĩa của bà. Chuyện cổ tích bà dệt nên cũng chỉ như thế nhưng người ta nói những câu chuyện thần kỳ thường được làm nên bởi những thứ vô cùng b́nh dị.


"Đến 4-5 tuổi là bà đă chẳng giấu ǵ nguồn gốc của cháu rồi. Bà kể hết cho cháu nghe hoàn cảnh, bà bảo cháu cần biết rơ để nhỡ khi bà ốm đau già yếu có làm sao th́ c̣n biết nguồn gốc của ḿnh".


- Nếu có một ngày bố mẹ cháu t́m về đón cháu th́ cháu có về ở với họ không?


- Cháu không, cháu ở với bà để chăm bà v́ bà già rồi. Bà thương cháu lắm.


Thảo c̣n kể cho chúng tôi nghe những lúc bà giận Thảo v́ đi học bị điểm kém hay mải rong chơi theo đám bạn mà đi học về muộn. Những kư ức tràn về, những câu chuyện cảm động thường khiến cho người ta dễ khóc nhưng tuyệt nhiên chúng tôi thấy Thảo không hề rớm lệ:


- Thế nhớ bà th́ Thảo có khóc không? Ở nhà mà nói đến Thảo lần nào bà cũng khóc đấy.


- Dạ không ạ! Bà dạy cháu từ bé là không được khóc! Mà cháu cũng không bao giờ khóc đâu. Bà bảo có thương bà th́ cố mà học thật giỏi để bà vui!


Chợt nhớ, lúc rời khỏi nhà bà Nguyệt ở Nam Định, chúng tôi ngoái lại nh́n cái bóng người già lưng c̣ng trong túp lều lụp xụp mà ḷng như thắt lại. Và nếu có ai đó đă mất niềm tin vào t́nh thương trên cơi đời này khi nghe về câu chuyện này, mong rằng sẽ cảm nhận được cuộc đời này c̣n nhiều yêu thương lắm.


Có thể, ở cái tuổi 18 ăn chưa no, lo chưa tới, Thảo sẽ chưa hiểu hết nghĩa "Thái Sơn" của ḷng bà. Cuộc sống phía trước chắc chắn sẽ có không ít khó khăn nhưng chúng tôi tin: t́nh thương xuất phát từ trái tim của bà sẽ giúp Thảo vượt qua - bởi trái tim yêu thương th́ luôn rung lên những điều kỳ diệu nhất! 







Biết được hoàn cảnh của Thảo, GS Nguyễn Lân Dũng đă rất cảm động, viết thư và gửi tặng Thảo 2 triệu đồng. Bức thư có đoạn:


"Trên đời này, hiếm có người phụ nữ nào đă 70 tuổi mà vẫn đi ăn xin để tiếp tục nuôi cháu từ khi bị bố bỏ rơi từ 15 tháng tuổi đến khi cháu trở thành sinh viên đại học.


Bác gửi tặng cháu 2 triệu đồng để cháu mua sách vở học tập và cũng là san sẻ với người bà không máu mủ vẫn đang c̣ng lưng kiếm sống để nuôi dưỡng cháu.


Chúc cháu học giỏi và có lúc nào rỗi đến chơi với bác xem bác có thể giúp đỡ ǵ thêm được cho cháu không. Bác gửi lời chúc bà cháu mạnh khỏe để theo dơi tiếp các bước trưởng thành của cháu".


 

 

Theo Hoàng Thắng - Thu Hương

An Ninh Thế Giới

M đọc trong sự xúc động ngập tràn....cám ơn đời c̣n có những bà Tiên như Bà Nguyệt!



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 diemchau00183
 member

 REF: 517242
 01/30/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Ḷng tiên rất hiếm trên đời
Tốt như bà Nguyệt người người thấy vui. hihihi

Mến chào chị Mai77, chúc chị năm Canh Dần thật nhiều hạnh phúc. hihihi. Có ǵ vui cho diemchau biết với nghen. Câu chuyện bà Nguyệt thật cảm động và làm ḷng diemchau cũng vui lây nữa. Cám ơn chị nhiều nghen. hihihi



 

 diemchau00183
 member

 REF: 517250
 01/30/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Mùa Xuân mai trổ nở vàng
Nhớ người ḷng tốt cho đời thơm hương
Canh Dần Xuân mới mở đường
Tương lai vui vẻ yêu thương ngập hồn.


Chúc chị Mai77 và các bạn an vui hạnh phúc. hihii


 

 mai77
 member

 REF: 517279
 01/30/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


ChàoDiemchau

Lâu lắm rồi mới thấy DC xuất hiện,chắc cuối năm bận lắm hả

Cám ơn em đă ghé thăm,chia sẻ ,đồng cảm với chị Mai nghen.

Chúc Diemchau một năm mới thật vui ,thât hạnh phúc!

Photobucket

Tặng em chùm nắng rực rỡ của Mùa Xuân này!



 

 thynguyen81
 member

 REF: 517293
 01/30/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Chị Mai ui!
Thân đáng phục chị nhỉ.bà lưng đă c̣ng rồi... Cảm ơn cuộc đời vẫn c̣n rất nhiều điều tốt đẹp. Người ta nói điều tốt đẹp trên đời này nhiều như lá cây rừng chi Mai ạ.
Em cầu chúc cho bé Thảo thành đạt và luôn kính trọng Bà. Kính chúc Bà mạnh khoẻ để cho Thảo cậy nhờ t́m về.Chúc 2 bà cháu sẽ có một tết thật ư nghĩa.
Thân. PTN.


 

 giupdoban
 member

 REF: 517326
 01/30/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Giupdoban thân chào chị Mai, Đọc hết chuyện cổ tích ngày nay GDB cảm động lắm chị ơi ,thương bà Nguyệt nhiều lắm ,cầu mong sao cho em Thảo thành tài để không uổng công nuôi dưỡng của Bà Nguyệt có trách chỉ trách Cha Mẹ em đă bỏ bê em từ khi c̣n nhỏ (có nhiều bậc Cha Mẹ đă đổi thừa cho hoàn cảnh )và đáng trách nhất là người anh trai của bà đang sống nước ngoài mà lại để cho bà phải ra đường phố lang thang đi xin tiền để nuôi ăn học cho em ,lương tâm khối óc của con người để đâu ???? thử so sánh lại các anh chị em trên NCD ,họ kg máu mủ ruột thịt kg họ hàng quen biết nhưng họ chỉ có 1 thứ duy nhất đó là :T́nh Người.Nếu như được quen biết với họ th́ quả thật là niềm vinh hạnh lớn lao đối với giudoban lắm

Cám ơn chị Mai đă để lại 1 câu chuyện cổ tích thật hay và thật nhiều ư nghĩa ,mong sao cho các nhà hảo tâm khi đọc xong sẽ nhỏ chút tấm ḷng vàng đến gia đ́nh của Bà Nguyệt ,thân chúc chị và các bạn cuối tuần hạnh phúc


 

 bienhong
 member

 REF: 517493
 01/31/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Mai thân mến ơi !
Chúc Mai những ngày đầu tuần Vui Tươi và Hạnh Phúc nha ..

bh


Photobucket


 

 tiger34
 member

 REF: 517499
 01/31/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Quả thật vào đọc bài câu chuyện cổ tích ngày nay của Thất tinh Mai sao mà thấy cảm động lắm ...mong cho bé Thảo có được thành tích để khỏi phải uổng công nuôi dưởng của bà Nguyệt ...

 

 mai77
 member

 REF: 517646
 01/31/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Thuynguyen à,
Đọc câu chuyện của bà cụ này chị thấy có h́nh dáng em đó,Bé Đoan trang sau này cũng sẽ học lên cao và chăm sóc mẹ,bà chu đáo. Gieo hạt tốt sẽ có quả ngọt để ăn mà.Vui nha em!


M chào bạn Giupdoban

M cũng như bạn,đọc bài thấy xúc động ghê,M cũng cso nghĩ giống bạn..bạn ơi! xă hội mà,luôn có người tốt người không tốt....
M cũng mong rằng sau này bà cũng được đền đáp công sức và t́nh yêu thương bà đă bỏ ra giúp bá Thảo!

Chúc bạn đầu tuần vui nhiều nha!

Chào chị Bienhong...
Lâu lâu em không thấy chị ghé chơi ở diễn đàn,chắc cuối năm chị bận lắm,em thường lén sang nhà chị khi chị đi vắng để mở nhạc nghe trộm đó...hihi

Vui nhiều nha chị!
M cũng có mong muốn như đa phần các bạn đọc bài này đó!
Khi nào rảnh M lại snag zdiết chiện phá Huynh ở bên nhà chị Shi nghen!

Chúc Huynh vui nhiều!
Thân mến!
Mai77


Huynh Tiger34 nè,


 

 thynguyen81
 member

 REF: 518011
 02/02/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Chị Mai77 ơi!
Hôm nay thầy giáo nói với em 1 câu rất hay."Trăm con sông đều đổ về một biển,rất đơn giản chỉ bởi v́ biển thấp hơn các ḍng sông".Con người sống trên đời này ai cũng có một cái tâm và trồng cây đức th́ cuộc sống tốt đẹp biết bao.
Chị và bé Bi chuẩn bị tết đến đâu rùi?Em không có tết. Em chưa xong việc.Em B vừa gây ra 1 việc ko tốt.Nghĩ mà bùn wúa.Em tiêu cực cả suy nghĩ nữa nên thành ra câu chữ toàn méo mó thui.
Những ngày giáp tết sẽ vui nhiều chị nhé!


 

 titinho
 member

 REF: 520002
 02/10/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Nhân chuyến về quê ăn tết. Mai77 có nhờ cậy tôi đến thăm Bà Nguyệt và cháu Thảo. Câu chuyện về hai bà cháu đă gây súc động cho bao người về một cụ già đă vượt lên số phận khắc nghiệt, đem hết t́nh thương yêu của cuộc đời ḿnh nuôi một đứa bé bị bỏ rơi c̣n đỏ hỏn nay đă trở thành một sinh viên trường đại học . Như đă đăng ở phần đầu của topic này.
Sau đây TTn xin ghi lại cho các bạn hay cuộc đến thăm này:

Vượt qua những cánh đồng bao la đang mùa vào ải. Tôi đến thành phố lúc ban trưa nắng chan ḥa trên con phố cổ với tâm trạng phân vân, tự trách. Đây là thành phố của quê hương ḿnh sau hơn 20 năm xa cách nên chẳng biết ǵ về nó nữa. Vừa đi qua cây cầu mà trước đây là cây cầu treo nổi tiếng, nhận ra ḿnh đang đi trên phố Trần Hưng Đạo ḷng bỗng mừng thầm.” Hề ra ngơ gặp cái Na sao mà vẫn hên thế không biết. Bây giờ ḿnh chỉ việc hỏi đây có phải là phường Trần hưng Đạo và công an phường nằm ở đâu là t́m ra nơi ở của bà cụ.
Đang mải đi ngược chiều t́m kiếm một người để hỏi thăm th́ một chú công an trẻ măng giơ gậy bắt dừng lại. Trời ơi! Ḿnh không có bằng lái ! Lứa dày bị phạt và giam xe là cái chắc! Cái Na vía cao thật!
Khi chú công an vừa giơ tay chào lấy lệ và rút tập giấy, ,tôi vội nhanh nhẩu :” Chào đồng chí! Ủa sao đồng chí biết tôi t́m Trung tá Trần văn Dự mà dừng lại vậy?
Chú công an nh́n tôi từ đầu đến chân,rồi lại từ đầu đến chân, tôi tỉnh bơ mắt nh́n thẳng.” Đc cho hỏi . Công an phường Trần Hưng Đạo nằm ở đâu tôi muốn gặp anh Dư.” Thế là như một phép lạ anh công an trông như đẹp trai hẳn lên, gập tập giấy lại , chỉ bảo cho tôi rất tận t́nh.
Sau khi giải thích lư do . Trung tá cho tôi đ́a chỉ của bà tổ trưởng dân phố, và địa chỉ của bà cụ rồi khuyên, tốt nhất hăy gặp bà tổ trưởng dân phố rồi bà ấy sẽ chỉ dẫn tận nơi.

Cạnh khu nhà thờ lớn lọt vào ngơ Hai bà Trưng, tôi đến nhà cô TTDP cô không có nhà chỉ có một bà cụ già bảo rằng :” cô ấy đi vắng, sắp về” .sau khi hỏi tên cụ Nguyệt cháu Thảo ,,cụ già liền bảo tôi để xe ở lại và dẫn tôi vào một con hẻm chật chội ngoắt ngéo. Mấy nhà đầu tiên tôi đă nghĩ là nhà cụ, nhưng vẫn không phải đến cái thứ tư mới dừng lại.
Trái ngược với sự nhộn nhịp, xanh, đỏ tím vàng của đào, quất, hàng hóa, xe cộ ngoài phố. Không gian ở đây như đọng lại trùm nên một ngôi nhà nhỏ tồi tàn, lở lói. Phía trước là một cái rào lưới sắt che lấy một mảnh sân nhỏ khoảng hai mét vuông chứa những vật dụng sinh hoạt cũ kỹ và dường như đó là bức tường tạm thời che nơi dùng để vệ sinh, hoặc là cái bếp nhỏ
Sau khi nghe tiếng gọi có người đến thăm. Hiện ra trước mặt tôi một bà cụ nhỏ thó, gầy g̣ ,ốm yếu ,nhưng đôi mắt c̣n rất tinh anh, mái tóc bạc sương làm tôi chợt nhớ đến nét tiên mà M77 đă gọi là :“Bà tiên của thời hiện đại”. Do ít tiếp súc với người già lên tôi lung túng không biết sưng hô như thế nào? Chợt nhớ tới cách xưng hô của cái Na với các bà. Tôi liền tự tin:
=Cháu chào bà ạ ! Bà có khỏe không?
Cụ già vồn vă:
= Chào bác! Mời bác vào nhà cháu chơi! Thảo ơi! Có khách. Bác thông cảm nhà cháu chật chội, mời bác ngồi tạm đây. Thảo dậy tiếp khách đi cháu.
Tôi chột dạ. Nếu Thảo dậy ngồi vào ghế th́ không biết ḿnh đứng đâu?
Tôi ái ngại nh́n căn pḥng khoảng hơn 4m vuông kê một cái giường đôi nhỏ,trên giường Thảo ủ dột ngồi dậy mặt cúi gằm chào tôi. Có lẽ cô không xuống giường v́ muốn nhường cái ghế cho khách. .Đôi chân vẫn chùm một cái chăn cũ kỹ, cái gối cũng cũ , cạnh mấy quyển vở cũ là tờ báo “An ninh thế giới”. Phần c̣n lại của căn pḥng, phía trước cửa kê vừa đủ một cái ghế (hai cái c̣n lại trong gậm giường), cụ Nguyệt ngồi cạnh mép giường bởi phần bên là một cái bàn cũ, để bát đĩa cũ, mấy cái nồi nhôm cũ cùng cái giỏ đựng giấy tờ cũ, duy nhất là chiếc bánh chưng xanh buộc dây đỏ và bó hương là mới, có lẽ đấy là những ǵ để đón tết của hai bà cháu chăng?
= Bà ơi! Cháu chỉ là một người về quê ăn tết. Có một người bạn gái nhờ cậy cháu đến đây để hỏi thăm sức khỏe của bà và t́nh h́nh học tập của cháu Thảo. Cô ấy và bạn bè của cô ấy trên khắp thế giới sau khi đọc bài báo viết về cuộc đời bà và tấm ḷng của bà với cháu Thảo. Ai cũng cảm phục và súc động, trong cuộc sống thật là hiếm có. Đúng là một tấm gương lớn cho chúng cháu học tập và thành một câu chuyện để cho đời..
=Dạ Không dám! Cảm ơn các bác!
=Bà ơi! Sức khỏe của bà bây giờ thế nào? Trông bà yếu vậy. Chẳng hay bà có mang bệnh ǵ không ?
=Tôi dạo này yếu lắm, bị gai cột sống, đau tá tràng ,có ăn uống được ǵ đâu.? Tôi già rồi bệnh có chữa cũng không khỏi được, thôi chết lúc nào cũng chả biết. Chỉ mong cháu Thảo khỏe mạnh học tập đến nơi là tôi yên ḷng, nhắm mắt.
=Thảo vẫn ngồi im lặng đầu cúi xuống ,nghe bà nói chuyện, tôi nh́n nửa mặt Thảo , cô có vóc dáng của một cô gái tuổi đôi mươi thực thụ, má trắng hơi gầy, những sợi tóc cứng cáp, bộ quần áo cũ sạch sẽ giản dị. Nhưng quầng mắt và khóe môi thoảng màu tối xanh như thiếu ngủ
Tôi hỏi Thảo:
= Cháu không đi chơi tết với bè bạn sao?
=Dạ không ạ!
Bà đỡ lời”
=Nó về ,mà có chịu đi đâu, bắt nó cũng không đi, từ bé nó đă vậy cứ ru rú ở nhà nên cháu cũng nhát lắm
Như ṭ ṃ tôi nh́n kỹ xem đồ đạc của cô ở đâu? Chỉ thấy một chiếc ḥm nhỏ bằng tôn g̣ như lẫn vào bức tường cũ kỹ, tuyệt nhiên không có ǵ hơn để có dáng ở của những cô gái .
Tôi thoảng nhớ tới những đứa cháu cùng lứa tuổi gần tết đ̣i bố mẹ sắm cho quần áo , điện thoại …chúng chỉ mong được ra ngoài để vui chơi, hưởng thụ cái không khí ngắn nguỉ của những ngày giáp tết mà không khỏi chạnh ḷng cho cô bé. Cô dám mơ ước ǵ? Khi bà phải đi xin từng đồng bạc và một chút trợ cấp hoàn cảnh khó khăn, để tằn tiện cho sinh hoạt hàng ngày, trong khi bà già yếu mang bênh trong người, c̣n con đường học tập dài dằng dặc của cô phía trước đầy những chi tiêu? Có khi chính cái tết lại làm cho cô lo nghĩ và buồn hơn ,tủi nhục cho thân phận của ḿnh ,ḷng dạ nào dám đi chơi với chúng bạn cùng trang lứa.? Biết đâu có đứa bạn chẳng nh́n bằng con mắt khinh thường v́ không có quần áo đẹp? Đáng ra lở tuổi của cô phải phới phới , vui tươi, mua một thỏi son, một cây kem mà không cần suy nghĩ ǵ, rồi các bạn trai săn đón mời mọc …
Tôi hỏi Thảo:
=Cháu đă quen với cuộc sống sinh viên chưa? Từ chỗ ở cháu đi học có xa không? Cháu đi bằng phương tiện ǵ? Chỗ ở và sinh hoạt thế nào?
=Dạ cháu cũng hơi quen rồi ạ. Chỗ cháu ở cũng gần, đi khoảng 15 phút bằng xe đạp là tới trường.
Bà Nguyệt đỡ lời:
= Hồi mới lêm. Một bác người quen cho cháu ở nhờ, và góp tiền ăn chung bữa tối ,trưa và sáng th́ có ǵ ăn nấy ,nó hay ăn xôi. Trường cháu ở không có khu nội trú cho sinh viên
Thảo chem. Vào:
=Cháu không ăn sáng và thích ăn xôi ạ!
Mắt thảo vẫn cúi gằm không hè nh́n lên. Tôi biết cô nói dối, ăn xôi th́ no lâu nhưng rất nóng ruột, liền hỏi””
=Thế tiền học ḿnh có phải đóng không?
Bà nguyệt kể lể:
=Lúc đầu phải đóng gần 2 triệu, bây giờ các cô bảo về làm đơn xác nhận hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, nhà trường sẽ giảm học phí cho, Hồi cháu mới vào đại học chị dâu tôi bên Mỹ có gọi điện về đ̣i nói chuyện với cháu, và có cho 4 triệu , để đóng học và sinh hoạt lúc đầu,
=À người anh trai ngày xưa, không cho bà nuôi cháu bé ấy hả bà?
=Vâng! Ông ấy chết rồi,chỉ c̣n chị dâu thôi, thấy nói mấy đứa con chúng nó giàu lắm, c̣n bảo h́nh như chúng biết ít tiếng việt lắm, mong các chú làm thế nào cho họ biết được hoàn cảnh của tôi. Trước đây tôi c̣n khỏe có đi bán xôi nhưng sau đó bệnh tật yếu quá nên phải đi ăn xin nuôi cháu, tôi cũng đi từ sáng giờ mới về mệt muốn đứt hơi. Cháu về chơi nên giờ mới nghỉ ở nhà.
Tôi không dám hỏi thêm là bà xin có được khá không? V́ biết cũng có rất nhiều dạng người ăn xin nên làm cho ḷng tốt của người ta luôn nghi ngờ mà thường từ chối nhiều hơn;
= Bà ơi! Vậy là chi phí cho bà, cho cháu Thảo ,ăn uống ,sách vở ,mọi cái sinh hoạt ở trên trường đều trông cả vào những thu nhập này hay sao?
=Vâng! Tôi già rồi lại đau bụng luôn ăn chẳng mấy, may mà gần đây cũng có một số người tốt giúp đỡ thêm. Nhưng nhỡ tôi ….bà bỗng im lặng mắt nh́n xa xăm
Tôi nh́n đôi chân gầy guộc chỉ c̣n da bọc xương, có chỗ đỏ hỏn lên ,thấy ḷng như xe lại. H́nh dung thấy h́nh dáng bà thất thểu giữa đường phố đông, xe cộ lao vun vút ,đôi tay ch́a ra mong từng đồng bạc mà có mấy ai biết được đó là niềm hy vọng lớn lao cho tương lai và học vấn của một con người. Tôi hỏi bà:
Bà ơi! Nếu có ai muốn giúp đỡ bà ,th́ bà muốn họ giúp điều ǵ nhất? Thí dụ như cái kính để đọc quyển kinh này? Tiền để mua thuốc chữa bệnh?
=Tôi già sắp chết rồi không cần ǵ cả, và cũng quen rồi. Nếu chữ to tôi vẫn đọc được.
Tôi hỏi Thảo:
=Cháu! Nếu có ai đó họ muốn giúp cháu để cháu có điều kiện học tập th́ cháu muốn giúp cái ǵ nhất? Chú nghĩ giúp cháu cũng là đỡ gánh nặng cho bà
=Dạ cháu muốn có một cái máy tính thôi ạ.
Bà Nguyệt thật thà lôi ra một cái thư hơi nhàu
=Đây này có một bác muốn giúp mua cho cái máy vi tính , mà chưa thấy. Tôi chỉ mong cháu thuê được chỗ ở riêng để chú tâm học tập, chứ ở chung chỗ nhà trọ sinh viên tôi thấy sợ cho cháu quá , ở đấy họ ḥ hét, ôm nhau, có khi đánh nhau, mất trộm, … mà cháu nó hiền , nhút nhát, một thân một ḿnh, tôi lo lắm. chỉ sợ bạn bè lôi kéo vào việc xấu
Một cơn gió lạnh phần phật thổi bụi tung mù. Tôi bất giác nh́n lên mái nhà có căng tấm ninon cũ hỏi:
=Nhà bà thế này mưa chắc dột hết và gió lạnh lùa vào?
=Có dột đấy! Ở phường nhiều lần họ đề nghị sửa giúp mà tôi không chịu, Tôi sống cũng chẳng mấy nữa , ở sao cũng được. Chỉ lo cho tương lai của cháu thôi
Tôi nói:
= Sao bà không để họ sửa giúp? Chắc bà lại muốn họ dành tiền ấy giúp cháu Thảo chứ ǵ? Bà già yếu rồi lại ở một ḿnh mà để nhà cửa thế cháu nó lại lo lắng hơn đấy bà ạ/
Bà Nguyệt im lặng .
Tôi ghi vào cạnh tờ báo “Anninh thế giới’ www.Nhipcauduyen.com đưa cho Thảo.
= Cháu vào đây đọc nhé! Trong này ngoài diễn đàn c̣n có Nhip cầu T́nh Thương. Cháu sẽ biết ở đây có rất nhiều người tốt và vô tư, sẵn ḷng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn như của bà và cháu. Không th́ ít ra cháu cũng t́m được nguồn động viên tinh thần lớn lao của bạn bè khắp năm châu. Rồi cháu sẽ biết chị Mai77 và rất nhiều người cùng chị ấy . Bà cháu đă làm lên một câu chuyện cổ tích của thời hiện đại v́ thương yêu cháu, mong cháu hăy cố gắng vươn lên đừng để phụ ḷng bà
=Dạ vâng ạ ! Cháu cảm ơn chú
Thôi cháu phải về rồi ! Cháu chào bà , mong bà khỏe mạnh và hai bà cháu đón tết vui vẻ
Bà Nguyệt long ngóng chống tay lần theo thành giường để tiễn tôi
=Chúng cháu cảm ơn các bác!
Tôi bước ra ngoài h́nh như thoảng ánh mắt Thảo lén nh́n tôi từ phía tối

Khi ra nhà cô tổ trưởng dân phố lấy xe, tôi được bà cụ kể thêm;
=Tôi biết bà Nguyệt từ 20 năm nay, lúc ẵm con bé thảo về nuôi chăm bẵm từng ly từng tư, ai khuyên đưa nó vào trại mồ côi bà cũng không nghe. Hồi đó có nhiều sữa như bây giờ đâu? . Từ ngày ấy bố mẹ nó cũng biệt tăm luôn. Khi có tiền mua được con cá , miếng thịt bà nấu bắt nó ăn hết c̣n ḿnh chỉ ăn xương. Hồi nó đi học có bài không hiểu, bà cầm bút vở dẫn cháu ra đầu đường chờ ai đi qua để nhờ họ giảng giải hộ . Mong mỏi ,dáng ḿnh cho nó hết cấp một, cấp hai, cấp ba … May con bé nó ngoan chịu khó và sáng dạ giờ đă được vào đại học. Trước đây lúc nghỉ hè nó vẫn ra đây thêu giúp nhà tôi lấy tiền để giúp bà.
Tôi nh́n lên tường là những bức trướng thêu màu đỏ, vàng rực rỡ mà người ta dùng để chúc đám cưới , mừng thọ, treo trong chùa , treo trong nhà thờ,….

Tôi ra về ḷng bâng khuâng khó tả, lần đầu tiên trong đời tôi được chứng kiến bằng xương bằng thịt những con người đă làm lên câu chuyện cổ tích, từ một góc phố nghèo, b́nh dị. Tôi chưa được nh́n rơ khuôn mặt của cháu Thảo. Nhưng vẫn hy vọng một ngày nào đó được nh́n thấy khuôn mặt cô rạng ngời bước đi tự nhiên như bao cô gái khác khi mùa xuân về

TP/Nam định 9/2/2010



 

 mai77
 member

 REF: 520028
 02/10/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
M xin cám ơn anh Tititnho đă giúp M kiếm địa chỉ và những thông tin về Bà cháu Bà Nguyệt.Qua anh các anh chị em trên diễn đàn được biết thêm nhiều về cuộc sống của 2 bà cháu.

Chị Hoahuetrang cuả NCTT chúng ta sẽ là 1 bà Tiên mà cô bé Thảo sẽ gặp trong cuộc đời.Bà tiên HHT sẽ giúp đỡ cô bé trong việc học tập để cô Bé giành thẻ vàng tiến tới một tương lai tươi sáng. Bà Nguyệt hẳn sẽ vô cùng hạnh phúc khi bé Thảo đến học đến đích.M cũng xin được cám ơn nhiều đến chị Hoahuetrang đă giúp đỡ M trong rất nhiều những dự án trước của Mai77 và hiện tại là bà cháu Bà Thảo.


Vài ngày nữa là tết Nguyên Đán rồi.

Mai xin kính chúc anh Titinhỏ và chị Hoahuetrang có nhiều niềm vui và may mắn trong năm này

Thân mến!

Mai77


 

 titinho
 member

 REF: 520152
 02/11/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Có ǵ đâu mà Mai77 cảm ơn ? TTN cảm ơn Mai ,Hoahuetrang cùng mọi người mới đúng! Qua đây TTN rât cảm phục tấm ḷng cao đẹp,nhưng hết sức thầm lặng của Hoahuetrang luôn đúng lúc, kịp thời cho những mảnh đời bất hạnh của quê hương ḿnh.
Nếu có điều ǵ có thể làm được TTN luôn sẵn ḷng góp phần với niềm tự hào nhất.
G/C:
=Nếu về quê Nam định các bạn đừng ngạc nhiên nếu có người già xưng với ḿnh là: Cháu và gọi bạn là: Bác. Đấy là họ xưng thay cho con cháu ḿnh với người đối diện lớn hơn con cháu ḿnh
Hoặc vợ chồng gọi nhau là " U nó ơi! Bố nó ơi! Thậm trí nếu có con tên là Bi người ta c̣n gọi là: Bố Bi ơi! U Bi ơi!
Chúc mọi người luôn vui khoẻ!


 

 tetecehat
 member

 REF: 520178
 02/11/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Câu chuyện hai bà cháu bà Nguyệt thật cảm động và cho chúng ta thấy rằng trên đời này có rất nhiều mảnh đời bất hạnh nhưng cũng không thiếu ǵ những tấm ḷng nhân ái, đầy t́nh người.

Năm mới chị mến chúc Mai77 một năm thật nhiều an lành, niềm vui và hạnh phúc.

Chị TTCH


 

 zzenso1
 member

 REF: 520408
 02/13/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Photobucket


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network