Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Tâm sự của bạn >> Mạng Trung Quốc xôn xao chuyện "mua" vợ Việt Nam

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1  2 Next Page  Xem tat ca - Xem Tung trang  

 nguoihaiduong
 member

 ID 59177
 03/02/2010



Mạng Trung Quốc xôn xao chuyện "mua" vợ Việt Nam
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien

Cuối năm 2009, bắt nguồn từ loạt bài viết trên mạng của một người đàn ông ở Nam Kinh kể về hành tŕnh lấy vợ Việt, cơn sốt "sang Việt Nam lấy vợ" đă trở thành tiêu điểm trên các website Trung Quốc và gây tranh căi trong cư dân mạng đất nước tỉ dân này. Thông tin khiến cư dân mạng phải xuưt xoa là: “…chỉ với 35000 NDT, trong ṿng 15 ngày, tác giả đă được thoải mái chọn từ hơn 40 cô gái Việt để làm bà xă cho ḿnh”.

Cho dù những thông tin này không xuất phát từ một cuộc điều tra của một cơ quan chức năng có thẩm quyền, nhưng những điều nêu ra dưới đây chắc hẳn đem lại nhiều suy nghĩ và ứng xử nghiêm túc cho nhiều cô gái muốn lấy chồng nước ngoài.

Cuộc hôn nhân "siêu tốc": 15 ngày lấy được vợ Việt Nam

Cuối năm 2009, 47 trang viết “Việt Nam tương thân kí” của một cư dân mạng có nickname “Đới Tổng 1912” trở nên cực hot trên mạng khi không chỉ có lượt truy cập khổng lồ mà c̣n được chia sẻ đường link trên khắp các website khác. Thông tin trong trang viết này khiến cư dân mạng phải xuưt xoa là: “… chỉ với 35.000 NDT, trong ṿng 15 ngày, tác giả đă được thoải mái chọn từ hơn 40 cô gái Việt để làm bà xă cho ḿnh”.

Thân phận thực của “Đới Tổng 1912” là giám đốc một công ty tổ chức biểu diễn ở Nam Kinh, đă từng một lần li hôn. Năm 2008, sau khi đọc được quảng cáo “Chỉ với 20.000 NDT, mua về một cô vợ Việt Nam xinh đẹp”, anh chàng không thể t́m được bạn đời thích hợp ở Nam Kinh này cảm thấy hết sức hiếu ḱ; đă đem thông tin trên bàn tán với bạn bè. Nhưng thật bất ngờ, những người bạn nam của giám đốc Đới hầu như đều nhận được tờ quảng cáo song chưa ai có ư định sang Việt Nam xem t́nh h́nh thực hư ra sao.

Tháng 9/2009, anh Đới một ḿnh khăn gói sang Việt Nam. Sau khi đăng tin t́m bạn trên báo, chuông điện thoại của anh reo không ngớt. Sau vài lần không ưng ư, trong một cuộc khiêu vũ xă giao, anh làm quen với một người phụ nữ được xem là “bà mối lớn nhất Việt Nam”. Sau cuộc nói chuyện, anh được bà mối giới thiệu, sắp xếp một cuộc lựa chọn trong hơn 40 cô gái Việt Nam để t́m vợ và anh đă t́m được Ngân, người vợ hiện tại.

Lần sang Việt Nam thứ 2 vào cuối năm 2009, anh Đới hoàn thành việc cưới hỏi và đăng kí kết hôn ở Việt Nam, đồng thời bỏ ra 10.000 NDT để tổ chức tiệc cưới long trọng với 80 bàn tiệc.

Xinh đẹp, hiền thục, chịu khó, nghe lời

Anh Đới cho biết: “Lần đầu tiên gặp người nhà của Ngân, họ rất hài ḷng về tôi. Cả 3 chị em Ngân đều được gả sang Trung Quốc. Một người chị lấy chồng Hongkong, một người lấy chồng Đài Loan, gia đ́nh nhà vợ có thể gọi là cũng được mát mặt ở quê nhà”.

“Người vợ Việt Nam của tôi tốt đến nỗi không lời nào tả hết. Nhớ lại hồi đó, tôi mua cho cô bạn gái người Nam Kinh một đôi giày hạ giá mất vài trăm tệ, cô ta chẳng coi là ǵ. Người vợ hiện nay của tôi không bao giờ đi dạo phố shopping mà toàn mua đồ ở chợ”, anh Đới tiết lộ: “Thậm chí tiền mua sắm hàng ngày c̣n thừa, cô cũng đưa trả lại cho chồng”. Từ những thông tin này, cộng đồng mạng nhất trí b́nh chọn vợ của anh Đới: “Không tham, không lười, không tùy tiện, không kiêu ḱ, không ham tiền, trẻ trung, xinh đẹp, chăm chỉ, hiền thục và quan trọng là biết nghe lời”.

Hiện Ngân đă theo chồng sống ở Nam Kinh. Ngoài việc ở nhà giặt giũ, cơm nước, dọn dẹp, Ngân cũng thường theo chồng đến công ty xem xét, theo học lớp khiêu vũ, nhân tiện học thêm tiếng Trung.

Chi phí: Lễ ra mắt chỉ với 100 NDT

Anh Đới kể lại tường tận chi phí cho việc lấy vợ ở Việt Nam: mời cô gái đi uống cà phê mất 20.000VND, gọi xe mất 100.000VND, lần đầu đến nhà gái mua hoa quả mất 200.000VND, ăn bữa hải sản mất 300.000VND… So với mức chi tiêu ở Trung Quốc, chi phí này có thể nói là thấp đến mức kinh ngạc.

Đánh giá về những cô gái mà anh Đới đă xem mặt ở Việt Nam, cộng đồng mạng đều có chung một nhận định: “Có một số cô thực sự rất xinh, nếu ở Nam Kinh chắc chắn là nổi bật giữa đám đông”. Một cư dân mạng c̣n tỉ mỉ phân tích: “Đức tính nổi bật của các cô gái Việt Nam đó chính là biết chăm sóc người khác. Trong quá tŕnh hỏi vợ ở Việt Nam, mỗi lần ăn cơm với cô gái, anh Đới đều được cô xới cơm, bóc vỏ tôm, gỡ thịt nạc, chờ anh bắt đầu ăn th́ mới động đũa”.

Trước cảnh tượng này, các chàng trai Trung Quốc không khỏi "thèm muốn" bởi họ mới chỉ được "nghe nói" mà không ngờ các cô gái Việt Nam thật sự như vậy! Trước nay, đàn ông Trung Quốc hầu hết phải phục vụ “phái đẹp”.

Tŕnh tự: Bố mẹ vợ đồng ư xem như đă kết hôn

Theo anh Đới (cũng như nhiều tờ báo Trung Quốc như Sina, Kinh Sở, Trùng Khánh tin chiều…) th́ tỉ lệ nam nữ ở Việt Nam là 3/5 nên có rất nhiều cô gái muốn lấy chồng ngoại quốc. Ở Việt Nam thậm chí có những “bà mối” chuyên nghiệp, đi t́m những cô gái quê xinh đẹp, muốn lấy chồng ngoại, tập trung lại một chỗ dạy dỗ, sau đó giới thiệu cho đàn ông nước ngoài. Trong rất nhiều quảng cáo môi giới hôn nhân, “bà mối” đưa ra nhiều bảo đảm: trọn gói trong ṿng 3 tháng, không chi phí phát sinh, trong ṿng 1 năm nếu cô gái bỏ về được "đền" cô khác…

Dựa trên “kinh nghiệm cá nhân”, anh Đới cho rằng muốn lấy được vợ Việt Nam rất đơn giản, chỉ cần cha mẹ cô gái đồng ư là có thể đặt tiệc cưới, thậm chí đăng kí kết hôn có thể làm sau. Đăng kí kết hôn thường mất khoảng 1 tháng, trong thời gian đó, cô dâu ở chỗ môi giới để học tiếng và tập quán sinh hoạt của nước ngoài, chờ đăng kí kết hôn xong là theo chồng xuất ngoại. Anh mô tả: “Người nước ngoài đến Việt Nam lấy vợ rất đông”.

Cư dân mạng: Đây là “mua vợ”

“Hôn nhân kiểu này có thể hạnh phúc được không?”, không ít người bày tỏ quan điểm: “Vợ Việt Nam cái ǵ cũng nghe theo chồng, không có ư kiến riêng ǵ về chuyện nhà cửa, tài sản, nghe th́ có vẻ dễ chịu; nhưng thực sự như thế chẳng khác nào… người máy. Sống như vậy không vui vẻ ǵ”.

Không những thế, nhiều người c̣n tỏ ra phẫn nộ với h́nh thức “lấy vợ” này, họ cho rằng việc sang Việt Nam “mua vợ” là không thể chấp nhận được, v́ dù nói ǵ, h́nh thức của nó cũng không mang tính nhân văn và khuyến khích cho những kẻ môi giới kiếm lợi trên những cuộc hôn nhân vội vàng, thiếu t́nh yêu và sự hiểu biết lẫn nhau.


Kỳ 2: T́m vợ ở Việt Nam lư tưởng nhất


Đông Linh




Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 binhminh01
 member

 REF: 524338
 03/02/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

" Trước nay, đàn ông Trung Quốc hầu hết phải phục vụ “phái đẹp”."

hà hà, chắc nói chơi vui thôi. Nếu vậy trên đời làm ǵ tồn tại chữ "gia trưởng" nữa!


 

 nguoihaiduong
 member

 REF: 525005
 03/05/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Tại sao đàn ông Trung Quốc "mê mẩn" vợ Việt Nam?

V́ sao lại muốn đi ngàn dặm t́m một cô vợ Việt Nam? Hồng Lâm nói: "Theo t́m hiểu trên mạng, các cô gái Việt Nam vừa nhiều vừa xinh đẹp, sau khi lấy chồng th́ "đánh không đánh trả, mắng không mắng trả, lại đủ chức năng của một... vú em. Nếu ở Trùng Khánh, một anh chàng công nhân xuất thân nông dân, vốn liếng chẳng có, tướng mạo th́ không như ḿnh, t́m được một cô vợ tốt thật khó hơn lên trời".

Chắc hẳn nghe những "tâm sự" này, các cô gái Việt Nam đă và có ư định lấy chồng ngoại sẽ thấy quặn ḷng. VTC News tiếp tục giới thiệu đến độc giả những thông tin đáng phải suy nghĩ.

“Lí lịch trích chéo” của một người muốn lấy vợ Việt Nam


Thân phận: Công nhân xây dựng b́nh thường, tŕnh độ văn hóa hết cấp 2, thu nhập chưa đến 2000 NDT/tháng.

Ư định: Sang Việt Nam t́m vợ.

Lư do: Cho rằng trong nước là người nghèo không lấy được vợ nhưng ở Việt Nam với thu nhập như thế th́ hoàn toàn có thể.

Hành động: Đă làm xong hộ chiếu, đợi sang tháng lên đường, hiện đang t́m gấp một phiên dịch giá rẻ.

Bảng kê chi phí lấy vợ nước ngoài:

- Đi ô tô từ Quảng Tây đến TP.HCM: 130 NDT

- Vé xe lửa ghế cứng từ Trùng Khánh đến Quảng Tây: 400 – 500 NDT

- Đăng báo t́m vợ trên báo Việt Nam: 80 NDT

- T́m phiên dịch, ăn ở ở nhà phiên dịch: 500 NDT

Tổng chi phí cả đi về là khoảng 2000 NDT

“2000 NDT ở đây là ít, nhưng ở Việt Nam là món tiền không nhỏ!” Tự tin với điều đó, chàng công nhân người Giang Tân là Hồng Lâm gần đây đă làm xong hộ chiếu, chuẩn bị sang Việt Nam t́m vợ!


Hồng Lâm, 22 tuổi, nông dân ở trấn Bạch Sa, Giang Tân, Trùng Khánh, hiện là công nhân trong khu công nghiệp Lạc Hoàng, lương tháng không đầy 2000 NDT. Cách đây không lâu, anh chàng này xin nghỉ phép để t́m đến ṭa soạn báo Trùng Khánh tin chiều, hỏi địa chỉ một cô gái Việt Nam tên là Tuyết, từng được tờ báo này đăng về câu chuyện t́nh lăng mạn với một chàng trai Trùng Khánh, chỉ với một mục đích: nhờ làm phiên dịch giúp ḿnh sang Việt Nam t́m vợ!

V́ sao lại muốn đi ngàn dặm t́m một cô vợ Việt Nam? Hồng Lâm nói: "Theo t́m hiểu trên mạng, các cô gái Việt Nam vừa nhiều vừa xinh đẹp, sau khi lấy chồng th́ "đánh không đánh trả, mắng không mắng trả, lại đủ chức năng của một vú em. Nếu ở Trùng Khánh, một anh chàng công nhân xuất thân nông dân, vốn liếng chẳng có, tướng mạo th́ không như ḿnh, t́m được một cô vợ tốt thật khó hơn lên trời".

Theo anh ta t́m hiểu được, thu nhập b́nh quân của nhóm người làm công ăn lương ở Việt Nam khá thấp nên mức thu nhập 2000 NDT (khoảng hơn 4 triệu đồng) của anh ta cũng có thể coi là... khá khẩm!

Khi PV của Trùng Khánh tin chiều đến thăm, anh chàng đang mặc một bộ đồ bảo hộ cũ, đeo tạp dề, ngồi trên tấm phản kê bằng gạch lấy ra khoe tấm hộ chiếu được bọc trong năm bảy lớp nilon: “Hộ chiếu tôi làm xong rồi, chỉ cần t́m được phiên dịch là lên đường".

Sau lưng, chảo cơm rang ăn dở từ sáng. Hồng Lâm nói b́nh thường ḿnh rất tiết kiệm, làm hộ chiếu mất 300 NDT là tương đương với tiền sinh hoạt cả tháng.

"Công nhân F2" khó t́m vợ

Do quán ăn mà cô Tuyết làm đă sang tên cho người khác nên Hồng Lâm không t́m được. Anh ta phải nhờ đến sự giúp đỡ của ṭa soạn v́ một công nhân xuất thân nông dân loại F2 như anh (có bố cũng là công nhân xuất thân nông dân) t́m được vợ thật quá khó ở nước ḿnh, trong khi anh lại không muốn ở vậy suốt đời…

Anh chàng bấm đốt ngón tay kể: Học hết cấp 2, 17 tuổi bắt đầu phiêu bạt bốn phương từ Bắc Kinh đến Quảng Châu, Thanh Đảo… làm thuê, khó khăn lắm mới để dành được hơn 1 vạn NDT để lấy vợ. V́ t́m vợ, anh ta đă bỏ một công việc rất tốt ở công ty xe đạp, đến xin làm ở một công ty điện tử có nhiều nữa nhân công. Nhưng khi t́m được cô gái ḿnh thích, vừa nói xuất thân nông dân, cô ta lập tức "không từ mà biệt". Người nhà cũng hai lần giới thiệu đối tượng nhưng các cô này nghe đến xuất thân cũng lập tức "một đi không trở lại".

“T́m được người vợ tốt thật khó quá! Tôi chỉ cao 1m66, tiền th́ không có, các cô gái tốt đâu thèm để ư đến tôi!”, Hồng Lâm thật thà. 22 tuổi, vừa đủ tuổi kết hôn theo pháp luật Trung Quốc, v́ sao đă vội vàng t́m vợ đến nỗi phải xuất ngoại? Hồng Lâm đáp: “Không vội sao được? Ngày ngày đi làm không kể, đến lúc ra đường nh́n ai cũng có đôi có cặp mà năo ruột".

Hộ chiếu du lịch chỉ có thời hạn 1 tháng, ngôn ngữ không thông làm thế nào đảm bảo t́m được cô vợ Việt Nam tâm đầu ư hợp? Hồng Lâm nói ḿnh không phải "nhắm mắt nói ṃ" v́ hồi làm thuê ở Quảng Châu, có nhiều xưởng do chủ người Nhật đầu tư, anh từng tham gia một lớp ngoại khóa tiếng Nhật, trong lớp có nhiều cô gái đi học với mục đích lấy chồng người Nhật, bởi lẽ Nhật Bản phát triển hơn Trung Quốc. Cứ đó mà suy, các cô gái Việt Nam cũng vậy.

Các bạn của Hồng Lâm đều nói, cách nghĩ này không có ǵ sai, họ cũng 25, 26 tuổi rồi mà chưa có bạn gái nếu Hồng Lâm thành công, mọi người sẽ học theo.

Theo thống kê tháng 2/2008, năm 2006 ở Trung Quốc đàn ông từ 21 đến 30 tuổi chiếm 36.5% lớp công nhân xuất thân nông dân đang ở vào độ tuổi kết hôn. Ngành xây dựng, gia công chế tạo máy là lựa chọn hàng đầu cho nhóm người này, trong đó 80% công nhân xây dựng có xuất thân là nông dân. Công việc vừa nặng nhọc, bụi bẩn, lương thấp, nguy hiểm nên rất khó lọt vào mắt xanh các cô gái, lại càng khó có cơ hội gặp gỡ phụ nữ. Hạn chế nghề nghiệp cùng với mức lương thấp đẩy các chàng trai này vào hoàn cảnh khó t́m bạn đời.

Trai Trung Quốc hướng tới t́m vợ Việt Nam?

Được biết, thời gian gần đây ngày càng nhiều chàng trai không t́m được bạn gái ở Trung Quốc đă hướng tới các nước như Việt Nam, Mianmar, Indonesia… Nhiều người cho rằng các cô gái nước ngoài v́ sống trong điều kiện kinh tế khó khăn nên tính cách hiền ḥa ngoan ngoăn, không kiêu ḱ như các cô gái Trung Quốc, nên hứa hẹn sẽ là những người vợ lí tưởng.

Câu chuyện của anh chàng Hồng Lâm trên đây chỉ là một trường hợp và bản thân phóng viên báo Trùng Khánh tin chiều trong bài viết của ḿnh cũng không tỏ ư tin tưởng vào xác suất thành công của hành tŕnh “muôn dặm t́m vợ” này. Nhưng sự xuất hiện ư tưởng này, cùng với câu chuyện “lấy vợ siêu tốc” được chia sẻ trong ḱ trước nói lên một thực tế rằng chuyện lấy vợ Việt Nam ở Trung Quốc có xu hướng trở thành trào lưu.

Nhiều tờ báo và website Trung Quốc đưa tin, mấy năm trở lại đây, ở Việt Nam xuất hiện một làn sóng “hôn nhân kinh tế”; nhiều nơi c̣n tổ chức những đoàn du lịch kết bạn, trong hành tŕnh 6 ngày, có thể tổ chức cho gặp gỡ với vài chục cô gái. Những thông tin này đă có sức hấp dẫn đáng kể đối với xă hội Trung Quốc đang ngày càng thừa nam, thiếu nữ – một phần do chính sách kế hoạch hóa chỉ cho phép mỗi cặp vợ chồng có 1 con đă khiến trong một thời gian dài, người ta có xu hướng chọn giới tính thai nhi theo quan niệm “con nối dơi”.

Tuy nhiên, báo chí Trung Quốc cũng khuyến cáo các chàng trai của họ: Lấy được vợ nước ngoài với chi phí thấp, nghe ra rất hấp dẫn nhưng phải được thực hiện bằng con đường hợp pháp. Chủ nhiệm pḥng đăng kí kết hôn Du Bắc Hoàng Xuân Diễm cho biết: "Muốn t́m vợ nước ngoài, dứt khoát không nên t́m đến các trung tâm môi giới ngầm, bởi lẽ mua vợ là hành vi phi pháp. Để lấy vợ nước ngoài đúng luật, ngoài việc bạn bè giới thiệu, hay hai bên tự quen biết, cũng có thể t́m đến những trung tâm môi giới hôn nhân có đủ tư cách pháp nhân".

Bà Vương Xuân Diễm cũng nhắc nhở, khi kết hôn với người nước ngoài, cần phải đem hộ chiếu hoặc giấy lưu trú và các giấy tờ khác của hai người cùng với chứng nhận t́nh trạng hôn nhân làm thủ tục tại cơ quan đăng kí kết hôn. “Sau khi cưới về cũng phải chuẩn bị tâm lí, có thể cô gái không thể làm được “chức năng bảo mẫu” như mong đợi, do ngôn ngữ không thông, có khi đi chợ cũng cần có người giúp”. Một số người có kinh nghiệm th́ khuyên rằng, trước hết có thể nói chuyện t́m hiểu qua mạng, hoặc thông qua các diễn đàn ở nước ngoài để t́m đối tượng vừa mắt, sau khi có cơ sở hiểu biết lẫn nhau nhất định, xác suất thành công mới cao.

Đông Linh
(Theo Sina, Xinhua, Trùng Khánh tin chiều, Kinh Sở báo, các diễn đàn


 

 nguoihaiphong1
 member

 REF: 525009
 03/05/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Đọc mấy bài báo nói trên không biết nên tự hào về giá trị người phụ nữ việt nam hay nên thương xót cho phận người phụ nữ việt nam. Nhưng trong ḷng lại thấy rất buồn.

 

 nguoihaiduong
 member

 REF: 525338
 03/07/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Trai TQ lấy vợ VN và lối "tự sướng" dối ḿnh, dối người

Sau câu chuyện t́m vợ của anh chàng họ Đới, ngay trong chính cộng đồng mạng Trung Quốc đă có những tranh luận trái chiều. Bài viết này sẽ đăng tải nguyên văn quan điểm của một người Trung Quốc đă nhiều năm sống ở Việt Nam về vấn đề Cô dâu Việt nhằm giúp độc giả có cái nh́n toàn diện hơn về h́nh ảnh người con gái Việt trong mắt người nước ngoài. Tác giả bài viết cho rằng: "Hạnh phúc không thể chỉ đo bằng những con số!".


Xem xong “Việt Nam tương thân kí” tôi cảm thấy tác giả là một người hay ba hoa khi kể lại từng li từng tí hoạt động của ḿnh, trong đó không ít phần "thêm mắm dặm muối". Điều khó hiểu nhất là trên blog anh chàng viết: "Từ ngày… đến ngày… qua Việt Nam một chuyến, xin gọi số điện thoại Việt Nam +84122xxxx, rồi sau đó viết một ḍng to tướng: “Thời gian ở Việt Nam, mỗi ngày tôi nhận được hàng trăm cú điện thoại của người Hoa từ khắp nơi trên thế giới, mấy chục tờ báo trong, ngoài nước xin phỏng vấn…” Những lời này, thoáng nghe qua đă biết là khoác lác!

Trước hết, xin nh́n ngay tiêu đề “3 vạn rưỡi, 15 ngày, lấy được cô vợ Việt”, có vẻ như anh ta đang dùng con số, chứ không phải dùng t́nh cảm để đo đếm cuộc hôn nhân này. Tôi rất nghi ngờ liệu anh ta đang “lấy vợ” hay “mua vợ”? Hơn nữa, trong khoảng thời gian 15 ngày ngắn ngủi đó, cuộc hôn nhân này có bao nhiêu phần trăm là t́nh yêu?

Tôi không b́nh luận các cô gái Việt Nam thế nào, chỉ cảm thấy ở đâu cũng có người đẹp người xấu, người tốt người không. Hơn nữa, với những điều anh ta b́nh luận về người vợ Việt Nam: “Không tham, không lười, không tùy tiện, không kiêu ḱ, không mê tiền, trẻ trung xinh đẹp chăm chỉ hiền thục, quan trọng là biết nghe lời…”, th́ đúng là những lời này thực sự có vấn đề.

Tôi sinh ra và lớn lên ở Việt Nam và dám khẳng định không phải 100% người Việt Nam đều có đủ những phẩm chất ấy! Hăy xem ngay việc anh ta đi “kén vợ”: những cô gái ở đó là người thế nào? Là những cô gái có hoàn cảnh gia đ́nh khó khăn, muốn lấy chồng người nước ngoài để giúp đỡ gia đ́nh chút ít về kinh tế, hi sinh bản thân, không quản ly gia biệt xứ, lấy một ông chồng không hiểu tiếng nói của nhau, tới một môi trường sống hoàn toàn khác biệt, họ làm vậy là v́ cái ǵ? Chỉ là muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn so với ở nhà v́ ngỡ rằng những ông chồng ngoại quốc là bức thành đẹp đẽ! Nhưng, khi họ dần dần nhận ra thực tế, có thể trách cứ ǵ nếu họ thay đổi thái độ, trở mặt với bạn? Chính bạn mới là người lừa dối họ trước cơ mà?.

Nói đến “không tùy tiện”, lại càng khó nghe! Không tùy tiện mà lại để anh tùy ư tuyển chọn như vậy? Không tùy tiện chống cự những hành động khiếm nhă, quá đà đó của anh?

Nực cười nhất là “quan trọng nhất là biết nghe lời”. “Nghe” thế nào đây? "Ông nói gà, bà nói vịt" mà gọi là “nghe lời” sao? Huống hồ thời nay nam nữ b́nh đẳng, hai bên đều cần có khoảng không gian tự do cho riêng ḿnh, đ̣i hỏi quá nhiều ở đối phương th́ thật là một lối sống không lành mạnh.

Đă thế, anh Đới c̣n đem một cô vợ Việt với một cô vợ Thượng Hải ra so sánh: Vợ Việt Nam ngoại h́nh 75 điểm giá chỉ 3.5 vạn NDT, trong khi cô vợ Thượng Hải chí ít cũng 2 triệu tệ; Vợ Việt Nam làm hết việc nhà, không cần mua nhà, không thu lương của chồng; Lấy vợ Việt Nam có cảm giác được làm ông chủ; con cái có thể mang quốc tịch Việt Nam, con cái của phụ nữ ngoại quốc ở Thượng Hải được tùy ư chọn trường điểm; Anh Đới nói vợ Việt Nam có thể sinh nhiều con, không chịu ảnh hưởng của kế hoạch hóa gia đ́nh; lại c̣n nói Việt Nam là nước thừa nhận chế độ đa thê, có thể lấy nhiều cô vợ Việt Nam, công khai có bồ…

Không cần phân tích nhiều, cũng thấy nhận thức của anh Đới hoang đường đến mức nào. “Tôi ở Việt Nam trước nay chưa từng nghe nói Luật Hôn nhân và gia đ́nh Việt Nam cho phép đa thê".

Có người nói đến Việt Nam phải tự nhắc nhở ḿnh đang là đại gia. Đây cũng là lối “tự sướng” dối ḿnh, dối người mà thôi! Mức tiêu dùng ở Việt Nam không hề thấp hơn Bắc Kinh, Thượng Hải. Ăn cơm ở một quán bên đường rẻ ra cũng mất 20.000 VND, đó là những chỗ hết sức b́nh dân, chứ sang trọng hơn một chút đều từ 40.000 VND trở lên. Người Việt Nam đều đi xe máy của Honda, Yamaha trị giá đến 10.000 tệ (27 triệu đồng – ND). Xe Lifan của Trung Quốc tuy rẻ nhưng họ chỉ thích những thứ tuy đắt mà bền.

Người Việt Nam dùng điện thoại di động, máy tính đều theo sát những ḍng mới nhất trên thế giới, I-phone, Nokia N-series tràn ngập khắp nơi! Có thể những chàng trai Trung Quốc đi một vài nơi rất nghèo khó của Việt Nam nên cảm thấy đời sống của người Việt rất khó khăn, nhờ vậy mới lừa cưới được con gái nhà người ta! Có thể nói, những cô gái thông qua mai mối để lấy chồng nước ngoài hầu hết đều là những cô có hoàn cảnh khó khăn, không có học vấn.

Các bạn đừng mù quáng theo đuôi người khác. Đừng có khiến người Trung Quốc ngày càng “mất điểm” trong mắt người Việt Nam! Tôi tin rằng nền tảng cho hôn nhân là t́nh cảm, chứ không phải 3 vạn rưỡi kia! Cứ cho rằng anh đưa được cô ấy về đây với giá rất rẻ, anh cũng có thể bảo đảm sau này cô ấy không ham tiền không? Có thể đảm bảo cô ấy suốt đời chung thủy với ḿnh không? Đợi đến khi cô ấy thông thạo ngôn ngữ, ḥa nhập với cuộc sống ở đây, anh sẽ mất toi 3 vạn rưỡi đưa cô ấy sang Trung Quốc, cô ấy sẽ vẫy tay bye bye anh, đi t́m người khác!

Tôi cho rằng các bạn hăy nh́n điều kiện của ḿnh xem, chứ đừng oán trách ai làm ǵ. Ai không muốn có cuộc sống tốt đẹp? Đó là chuyện hết sức b́nh thường! Anh cũng không nhẫn tâm lấy về một người vợ để bắt cô ấy chịu khổ chịu sở chứ? Cũng như Tống Tư Minh trong phim Hoàng tử ếch đă nói với Hải Tảo: “Anh hy vọng có thể làm điểm tựa cho em về vật chất, và cuối cùng đem lại niềm hạnh phúc cho tâm hồn em", đó là cảm giác an toàn mà Hải Tảo có được bên Tống Tư Minh, là hiện thực xă hội. Những người đàn ông phải biết tự cố gắng vươn lên!

Có thể bạn nói tôi là ấu trĩ, là thật thà, nhưng tôi tin t́nh yêu đích thực có thể vạch ra giới hạn cho ḷng tham, có lúc hai người hạnh phúc bên nhau, biết đủ, th́ cũng thấy đủ rồi.


Đông Linh (theo www.zh818.com)



 

 nguoihaiduong
 member

 REF: 525857
 03/10/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Lá thư kêu cứu và nỗi đau tê tái của cô dâu VN ở TQ



Những cô gái Việt Nam sang Trung Quốc theo đường không chính thức vào những năm 90 của thế kỉ trước giờ hầu hết đă sinh con. "Thế hệ thứ 2" của họ đă đến tuổi đi học, nhưng đều thuộc diện “3 không”: không có quốc tịch, không phải công dân, không có hộ khẩu. Những chuyện như xin học, xin việc, đều là những nỗi lo khôn xiết. Họ sống nhờ vào kẽ hở của pháp luật, tiền đề để con cái họ có được “danh phận” ở Trung Quốc là nhờ vào người chồng bản xứ. Đó chính là nỗi đau tê tái mà những cô dâu VN ở TQ đang phải gánh chịu.


Trừ thân phận là dân “3 không”, cô bé 14 tuổi Mạc Thủy Yến trông không có ǵ khác biệt so với bạn bè, thậm chí tiếng Bắc Kinh lưu loát của cô bé c̣n khiến hiệu trưởng ngạc nhiên và quư mến. Nhưng bản thân cô bé th́ ngậm ngùi tự biết ḿnh không giống với các bạn v́ mẹ em, chị Trần Hồng Văn, là một người Việt Nam.

Mười mấy năm trước, vào khoảng giữa những năm 90, chị Trần Hồng Văn cũng như một số cô gái Việt Nam khác, v́ cảnh nhà nghèo khó không đủ ăn đủ mặc nghe theo lời rủ rê, t́m đường sang Trung Quốc mưu sinh. Cắn răng bỏ ra số tiền tương đương 200 tệ, các chị được nhà thuyền đưa đến thành phố Đông Hưng ở phía nam Quảng Tây, rồi tự tản về các huyện thị ở khu vực Quảng Đông, Quảng Tây đi làm thuê, rồi hầu hết đều lấy chồng ở vùng núi phía tây tỉnh Quảng Đông.

Nhóm người này đến nay chưa có thống kê số lượng chính thức. Ở trấn Cao Lương, huyện Đức Khánh, thành phố Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông, chỉ riêng thôn Đại Đồng đă có đến mười mấy người; trong cả huyện có khoảng gần 100 người. Theo người dân cho biết, ở những huyện thị gần Quảng Tây như La Định, Úc Nam, Phong Khai… số lượng thậm chí c̣n nhiều hơn nữa.

Bức thư kêu cứu

Tháng 12 năm 2009, một bức thư nặc danh được gửi đến Nam phương nông thôn báo, kể lại thực trạng cuộc sống của những người này. Trong phần "kí tên" ghi là "Một người biết chuyện"; nét chữ ngay ngắn, ngôn từ khẩn thiết: “Chúng là những đứa trẻ đang hoặc sắp đến tuổi đi học, giờ đang hoặc sắp đến trường cùng bạn bè đồng trang lứa. Nhưng cha mẹ chúng th́ vô cùng lo lắng, khổ tâm v́ tương lai của chúng bởi lẽ đây là những đứa trẻ “bất hợp pháp” không được đăng kí hộ khẩu. Không có giấy tờ hợp pháp chứng minh thân phận, không biết sau này khi chuyển cấp, xin việc phải làm thế nào…”.

Những cô gái Việt Nam lấy chồng Trung Quốc sau khi có con đều biết đối mặt với thực tế, yên phận ở nhà chăm sóc con cái. Trong số họ, có những người mặc dù đă một vài lần về Việt Nam thăm người thân nhưng vẫn chưa lấy được đăng kí kết hôn hợp pháp. Đa phần họ cả năm làm lụng vất vả cũng chỉ tạm đủ duy tŕ cuộc sống hàng ngày. Có những người lấy chồng nhiều tuổi, thậm chí không c̣n khả năng lao động. Mười mấy năm trước, nhóm người này đă rời bỏ vùng quê nghèo khó để t́m đến một nơi mà họ nghĩ có thể ăn no mặc ấm, dù nơi đó cũng chỉ là những dăy núi cao trùng điệp.

Nguyễn Kim Hồng, năm nay 35 tuổi, năm 1999 theo một người chị họ đă lấy chồng Trung Quốc sang đây làm thuê, sau đó được giới thiệu lấy một nông dân ở thôn Đại Đồng là Từ Tiến Nguyên. Nói về cuộc nhân duyên của ḿnh, người đàn ông râu tóc đă muối tiêu đến giờ không giấu nổi nụ cười: “Chỉ mất cho người mối 300 tệ. Năm đó 30 tuổi rồi, nhà th́ nghèo, t́m không được vợ, lo muốn chết”. Khi phóng viên đến thăm, cả nhà họ Từ đang vui mừng hớn hở. Vườn quưt đường mà họ vất vả chăm sóc cả năm giờ đă cho trái lớn. Cha của Từ Tiến Nguyên vuốt râu kể lại: “Nếu không có con dâu, chắc tôi cũng không sống đến hôm nay. Con trai 30 tuổi c̣n lấy được người vợ như Kim Hồng, thật là phúc phận mà nhà họ Từ tu mấy kiếp mới có được”.

Khi phóng viên Nam phương nông thôn báo đến nhà họ Từ, chị Trần Hồng Văn, một người bạn Việt Nam của chị Nguyễn Kim Hồng, cũng đang ở đó. Tiếng cười của chị trong trẻo, vui vẻ. Chị kể bằng tiếng Quảng Đông lưu loát: “Hồi đó tôi vừa đen vừa gầy, gần 30 tuổi rồi ở Việt Nam khó lấy được chồng". Năm 1995, sau 2 năm mổ gà thuê ở Trung Quốc, chị lấy anh Mạc Hồng Phân, 43 tuổi, ở thôn Giang Nam. Giờ đây, người chồng 58 tuổi ở nhà giữ mấy mẫu ruộng, c̣n chị thừa hưởng năng khiếu buôn bán của gia đ́nh tại Hà Nội, dẫn theo con gái Mạc Thủy Yến đến trấn Cao Lương tiếp tục bán gà kiếm sống.

Chủ nhiệm thôn Giang Nam Lương Thụ Lâm cho biết, thôn này đă đón 10 cô gái Việt Nam. Ngoài hai cô v́ nhà chồng quá nghèo nên đă bỏ đi nơi khác, những người c̣n lại đều ở lại thôn, sinh con đẻ cái, gánh vác với nhà chồng. Ông Đàm Vịnh, phó chủ nhiệm thôn Đại Đồngcho biết, có 15, 16 cô gái Việt lấy chồng ở đây, chừng hai chục đứa trẻ đến tuổi đi học trong diện “3 không”.

Những người phụ nữ Việt Nam lấy chồng Trung Quốc sớm đă được những tổ chức cơ sở ở thôn trấn mặc nhiên thừa nhận, nhưng để được hưởng chính sách hỗ trợ chính thức của chính phủ Trung Quốc lại gặp rất nhiều khó khăn. Nỗi lo lớn nhất của họ là vấn đề hộ khẩu của con cái và những vấn đề phát sinh theo đó: đi lại, chuyển cấp, xin việc… hầu như không có cách nào giải quyết.

Trong nhà chị Nguyễn Kim Hồng, trên tường dán đầy giấy khen các loại. Mặc dù là trẻ diện “3 không” nhưng trong làng xóm vẫn cho phép 3 đứa con của chị Hồng được đi học. “Thôn cho một cái giấy chứng nhận c̣n các thầy cô trong trường đối xử với chúng không khác ǵ những đứa trẻ khác”, ông Đàm Vịnh cho biết.

Ông Lư Vĩ Cảnh, hiệu trưởng trường tiểu học La Dương, nói: “Các cháu cũng được hưởng giáo dục phổ cập miễn phí. Trừ việc không được nhận học bổng dành cho học sinh nghèo – vốn chiếu theo hộ khẩu hết sức chặt chẽ - th́ ở giai đoạn giáo dục bắt buộc, các cháu diện “3 không” cũng không có ǵ khác biệt so với các cháu khác”.

Nhập hộ khẩu cho con cái: Bất khả thi!

Năm 1995, khi giải ngũ, anh Mạc Quốc Hoa ở thôn Giang Nam đă nhiều tuổi. và đă bỏ tiền t́m vợ Việt Nam. Giờ đây anh đă là cha của 2 đứa con. Năm 2007, anh đem giấy chứng sinh của con (có dấu xác nhận của thôn ủy) lên công an huyện để đăng kí hộ khẩu cho con là Mạc Chấn Hoàng nhưng “Công an nói không có chính sách này”. Lúc c̣n trẻ, bản thân anh đă từng muốn bỏ việc cày cuốc mà không được, giờ đây, có lẽ những đứa con không có hộ khẩu tương lai c̣n không bằng bố chúng! Cúi đầu rít một hơi thuốc thật sâu, anh buồn bă nói: “Lẽ nào con cháu họ Mạc từ nay đời đời là những đứa trẻ bất hợp pháp?”

Những đứa con của Nguyễn Kim Hồng học hành giỏi giang là động lực để hai vợ chồng vượt khó vươn lên. Nhưng vấn đề hộ tịch ngày càng thắt chặt hơn khiến Từ Tiến Nguyên vô cùng khổ tâm: “Có đỗ đại học cũng không được học, liệu chúng có oán tôi cả đời không?”. Hiệu trưởng Lư Vĩ Cảnh phân tích hoàn cảnh của những đứa trẻ “3 không”: cha mẹ cho chúng cuộc sống, nhưng chính sách khó cho chúng danh phận. Theo luật Hôn nhân Trung Quốc, để được nhập hộ khẩu, phải theo tŕnh tự thủ tục: cô dâu Việt về nước lấy chứng nhận t́nh trạng hôn nhân cùng hộ khẩu và các giấy tờ tùy thân chứng minh do cơ quan có thẩm quyền cấp, có hộ chiếu và Visa nhập cảnh Trung Quốc, con cái có giấy chứng sinh do bệnh viện ở Trung Quốc cấp".

T́nh h́nh thực tế là, đối với các gia đ́nh ở vùng núi Quảng Đông, Quảng Tây, mỗi điều kể trên đối với họ đều vô cùng khó khăn. Chị Hoàng Hân, vợ anh Mạc Quốc Hoa ở đây đă 15 năm, chưa một lần về nước, đến liên lạc về nhà cũng không. "Về nước một chuyến cần rất nhiều tiền, nếu tôi đủ tiền để làm các giấy tờ đó th́ đă không cần lấy vợ Việt Nam nữa rồi”, Mạc Quốc Hoa thổ lộ.

Ông Hà Quế Lai, chủ nhiệm ban xă hội thuộc Ủy ban huyện Đức Khánh cho biết: “Ở cơ quan đăng kí của huyện không có một cặp vợ chồng Việt – Trung nào đăng kí kết hôn”. Một người phụ trách ở công an huyện Đức Khánh nói, mấy năm trước họ từng đưa vấn đề này lên xin ư kiến của tỉnh. Khi đó, các cơ quan chức năng của tỉnh cho ư kiến chỉ đạo: Nếu có giấy chứng sinh có thể làm hộ khẩu, nhưng phải thỏa măn 3 điều kiện: người cha thực sự mong muốn con ở lại trong nước, không vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đ́nh; Người cha phải có xét nghiệm DNA để chứng minh quan hệ cha con với đứa trẻ được nhập hộ khẩu; Cuối cùng, về nguyên tắc, người vợ Việt Nam vẫn phải trở về nước.

Phó pḥng tuyên truyền huyện ủy Đức Khánh Lư Xuân Vinh cũng cảm thấy đau đầu; ông biết rằng ở miền đất nghèo khó này những điều kể trên đều là bất khả thi - “Chính quyền địa phương cũng rất muốn giải quyết vấn đề này nhưng không thể đi ngược lại chính sách chung".

Khi phóng viên Nam phương nông thôn báo hỏi Nguyễn Kim Hồng có lo bị bắt về nước không, chị quay đầu nh́n ra sân, lặng lẽ một lúc rồi khe khẽ đáp: “Tôi ở đây đă mười mấy năm rồi mà…”. Từ đó cho đến lúc phóng viên rời khỏi, chị Hồng lặng lẽ suy tư, không nói một lời nào nữa, kể cả một câu tạm biệt.

Nhưng những đứa con của chị th́ vẫn đang chờ thoát khỏi số phận của trẻ “3 không”…


Đông Linh



 

 nguoihaiduong
 member

 REF: 530734
 04/05/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Nhiều người Trung Quốc mơ lấy vợ Việt

Cộng đồng mạng ở Trung Quốc từ lâu lưu truyền lời đồn rằng phụ nữ Việt Nam luôn mong ngóng lấy chồng Trung Quốc. Các hăng môi giới quảng cáo rằng các cô dâu Việt Nam "ngoan ngoăn và hiền dịu", và các chàng không tốn quá nhiều tiên cũng như thời gian để lấy vợ. Báo China Daily viết bài về hiện tượng nhiều đàn ông nước này bắt đầu theo xu hướng đi tour t́m vợ ở Việt Nam.

Sau 100 cuộc hẹn ḥ thất bại với các cô gái Trung Quốc, Dai Wensheng quyết định đi Việt Nam để t́m người vợ lư tưởng.


Anh chàng 43 tuổi người Nam Kinh t́m được ư trung nhân - Ngân, người Việt Nam - hồi tháng 8 năm ngoái. "Tôi biết nàng không giống những phụ nữ khác. Khi tôi giương ô che cho nàng khỏi nắng gắt, nàng giành lấy và che cho tôi", Dai kể lại.

Họ cưới nhau chỉ hai tháng sau và Ngân giờ đây đă mang bầu 1 tháng. Cô ḥa nhập khá nhanh, đă biết một chút tiếng Trung và thậm chí đă quen với cái lạnh ở Nam Kinh.

Từ tháng 9 năm ngoái, Dai bắt đầu tổ chức các tour hôn nhân cho những người như anh. Hơn một nửa những chàng này xuất thân từ Bắc Kinh hoặc Thượng Hải. Các chàng đều có ít nhất một tấm bằng cử nhân, tuổi từ 35 tới 45. Một phần ba trong số đó nắm chức vụ khá lớn trong các công ty đa quốc gia.

Những chàng rể tiềm năng nói trên được đưa đến Việt Nam và tham gia các cuộc hẹn ḥ chóng vánh với 10 cô gái từ 18 tới 25 tuổi mỗi ngày. Đối tác ở Việt Nam của Dai chọn các cô có ít nhất tŕnh độ trung học trở lên. Kết quả là, họ đă kết duyên cho gần 50 cặp mà họ mô tả là "trời sinh".

Trào lưu này vẫn c̣n khá mới ở đại lục dù ở Đài Loan chuyện này đă cũ. Có tới 87.000 phụ nữ Việt lấy chồng Đài Loan trong khoảng thời gian từ tháng 1/1987 tới tháng 3/2008, theo kết quả khảo sát trên mạng của Mạng lưới hôn nhân xuyên biên giới châu Á. China Daily nhận định khó có thể xác định số cô dâu Việt ở đại lục v́ họ có thể đăng kư kết hôn với chính quyền một trong hai nước.

Chuyên gia về hôn nhân xuyên quốc gia ở Đại học Thượng Hải Deng Weizhi cho rằng nguyên nhân của hiện tượng trên một phần là do vị thế của phụ nữ Trung Quốc trong xă hội đă tăng lên. Ngoài ra, tỷ lệ mất cân bằng nam nữ cũng là một yếu tố đáng kể. Trung Quốc, theo ông, cũng là một nơi khá hấp dẫn với phụ nữ Việt v́ văn hóa hai nước có nhiều điểm tương đồng. "Chính tính cách nhu ḿ và việc luôn tôn trọng chồng khiến phụ nữ Việt Nam có giá", Deng nói thêm.

Zhou, quản lư trang web Vietnam Blind Dating, đồng t́nh. Anh nói một trong những động cơ khiến đàn ông Trung Quốc t́m tới Việt Nam là v́ họ "chán ngấy thái độ cao ngạo" của con gái trong nước. Zhou, 40 tuổi, cũng tổ chức các tour hôn nhân tới Việt Nam. Mỗi tháng anh đưa 3 người tới Việt Nam và từ chối những anh nào mới ngoài 20 tuổi v́ cho rằng họ chưa nghiêm túc về hôn nhân.

Dai Wensheng nảy ra ư định t́m kiếm vợ Việt khi anh đọc một bài báo nói về hiện tượng này năm 2008. Hai năm hẹn ḥ thất bại cũng là nguyên nhân khiến anh t́m tới phương nam. "Tôi có cảm giác những phụ nữ tôi gặp trước đó chỉ muốn kết hôn v́ tiền và địa vị", Dai nói.

Sau 3 tháng chuẩn bị, Dai lên đường tới Việt Nam vào tháng 8 năm ngoái. Anh tường thuật trực tiếp 1 tháng kiếm vợ trên blog và thu hút được nhiều sự quan tâm. Phần lớn những người đọc blog bày tỏ ư muốn theo chân anh. Một người trong số họ là Zhao, người Bắc Kinh, đă t́m được vợ nhờ sự giúp đỡ của Dai. Anh chàng quản lư trang web 39 tuổi này vốn rất ngượng ngùng khi đứng cạnh phụ nữ. Viễn cảnh yêu đương của chàng cũng không mấy sáng sủa khi anh nghĩ cần thăng tiến trong sự nghiệp và kiếm nhiều tiền hơn.

Zhao tham gia tour hôn nhân lần đầu vào tháng 2 để trải nghiệm văn hóa Việt Nam. Tháng này, anh trở lại và t́m được một cô gái ưng ư. Họ đang chờ sự đồng ư của cha mẹ cô. "Phụ nữ Việt Nam có những tiêu chuẩn hoàn toàn khác", Zhao nói. "Tất cả những ǵ họ cần là một người chồng biết yêu thương, chân thành và một gia đ́nh hạnh phúc", Zhao nói.

Những anh muốn kiếm vợ sẽ phải trả khoảng 5.100 USD để tham gia các tour này. Một số người c̣n trả thêm để đi tour t́m hiểu đất nước Việt Nam. Dai chọn khoảng 10 chàng trong số 100 ứng viên mỗi tháng.

Do 50% những chàng rể tương lai đều đă ly hôn, Dai phỏng vấn để bỏ những người có ư định không tốt. Dai thường chọn những người có lương trên trung b́nh bởi v́ phụ nữ khi tới Trung Quốc thường phải sống nhờ chồng do rào cản ngôn ngữ khiến họ khó kiếm việc. Họ cũng không được hưởng phúc lợi xă hội trong 5 năm đầu tiên.

Dù nhiều cặp yêu từ cái nh́n đầu tiên, việc giành được t́nh cảm của cha mẹ nàng không dễ dàng. Nhiều anh phải trở lại Việt Nam tới hai, ba lần để cưới vợ. May mắn cho Dai, vợ anh rất muốn lấy chồng Trung Quốc v́ anh rể của cô là người Hong Kong và Đài Loan và họ đều là những anh chồng tốt.

Dai - cũng sở hữu một công ty truyền thông - thường tổ chức các cuộc gặp gỡ cho những cô dâu Việt ở Thượng Hải. Anh cũng mở một diễn đàn trên mạng cho các anh chồng để bàn luận về chuyện gia đ́nh, ví dụ như quốc tịch cho con.

Dai đă đăng thông tin cho tour tháng sau tới Việt Nam. "Tôi rất hài ḷng khi giúp nhiều người gặp được nhau", anh nói, song cũng cảnh báo các ứng viên nhớ rằng những thứ như rào cản ngôn ngữ, khác biệt văn hóa có thể gây cản trở cho cuộc sống của họ sau này.

Mai Trang

Bạn đánh giá về xu hướng này thế nào? Mời bạn cho biết ư kiến ở đây.

Ư kiến bạn đọc

Phải nh́n vào mặt tích cực

Nếu không lấy chồng Trung Quốc th́ hiện nay trào lưu lầy chồng ngoại của phụ nữ Việt Nam cũng khá nhiều. Mà anh Dai đă chọn lựa các ứng viên một cách kỹ càng các ứng viên để đảm bảo cho các cô dâu Việt sau này. C̣n đỡ hơn nhiều việc các cô gái mê lấy chồng ngoại theo các bà mai mối rồi bị lừa bán vào các lầu xanh, hay gặp các anh chồng đui què sức mẻ.

Duy Khang


Đáng thương cho phụ nữ Việt Nam

Thật đáng thương cho những người phụ nữ sính chồng ngoại. Họ lấy chồng ngoại chủ yếu chỉ v́ tiền và muốn sung sướng. Nhưng thực tế hầu hết là ngược lại. Thực chất h́nh thức môi giới này là để đàn ông TQ, HQ sang "mua vợ" VN. Phụ nữ VN chỉ như những món hàng đem ra trưng bày và họ, những người đàn ông nước ngoài, chấm điểm và chọn lựa.

Thật đáng buồn và nhục nhă. Họ làm cho người phụ nữ Việt Nam bị rẻ rúng.

ThanhOIIC

Chết thật

Căng! căng...Tôi năm nay đă 30 mùa lá rụng, vẫn chưa kiếm được cô nào nâng khăn sửa túi...huhu..Bây giờ khu vực tự do "phi mậu dịch" này nó mở nữa th́ đúng là ḿnh đuối rồi...hix. Anh em hăy nhanh tay lên nhé..

Phạm Tuấn



Hăy cứ để tự nhiên

Hôn nhân là một hiện tuợng xă hội, song cũng là một hiện tuợng tự nhiên của loài người. Các công ty môi giới hôn nhân chỉ nên xuất hiện khi xă hội xuất hiện mất cân bằng hoặc khủng hoảng hôn nhân.

Tôi ủng hộ những cuộc hôn nhân dựa trên t́nh yêu thực sự và sự hiểu biết nhất định về ngôn ngữ và văn hoá của đôi bên. C̣n những cuộc hôn nhân "sổi" do những công ty môi giới làm tôi cảm thấy vô cùng lo lắng. Tôi đă từng đọc một bài báo nói rằng có một ngôi làng ở Việt Nam ta có tới hơn một nửa các cô gái trưởng thành lấy chồng ngoại quốc. Thiết nghĩ, kéo theo đó sẽ là hàng loạt những vấn nạn xă hội cần phải giải quyết. Đó là chưa nói tới những cô gái ấy về nhà chồng sẽ phải vượt qua những khó khăn của gia đ́nh chồng.

Đừng chỉ nh́n những cô gái lấy chồng BK hay TH, mà c̣n nhiều hơn thế những phụ nữ Việt Nam đang phải sống ở những miền quê nghèo của Quảng Đông, Quảng Tây và phải lao động vất vả.

Nếu t́nh trạng "xuất khẩu" phụ nữ vẫn tiếp tục diễn ra như hiện nay, th́ không bao lâu chúng ta sẽ không thể đi nhập khẩu ở đâu được để bù đắp lại sự mất cân bằng dân số này!

Đỗ Hữu Hưng


Phụ nữ Việt Nam muốn lấy chồng Việt Nam

Sao mà một số đàn ông Việt Nam vớ vẩn thế nhỉ? Chỉ biết lo sợ sau này không có vợ để lấy, sợ phải "cạnh tranh" mà phản đối kịch liệt phụ nữ VN lấy chồng nước ngoài à?

Nếu các anh đứng đắn, tử tế, biết tôn trọng phụ nữ th́ kiểu ǵ mà phụ nữ chúng tôi chẳng nhận ra và lấy các anh. Khi đó không chỉ phụ nữ Việt mà nhiều phụ nữ nước ngoài cũng mong lấy các anh. Hăy học cách tôn trọng phụ nữ và hoàn thiện ḿnh trước đi đă.

Phụ nữ Việt Nam phần đông vẫn muốn lấy chồng Việt Nam, nhưng phải là người đàn ông chân thành, biết tôn trọng phụ nữ, tôn trọng giá trị gia đ́nh, chứ không phải đàn ông gia trưởng, lê la quán xá, ham chơi game hoặc bồ bịch... như nhiều đàn ông Việt hiện nay.

Thu Trang



Hôn nhân nên xây dựng trên cở sở t́nh yêu

Khi đọc bài báo này, điều tôi cảm nhận được là những cuộc hôn nhân này chưa xuất phát từ t́nh yêu thực sự, v́ sự trao đổi thông tin không thể diễn ra thuận lợi nếu bất đồng ngôn ngữ được. Những điều đáng quan tâm sau có thể đặt vấn đề tiếp theo. Từ phía cô dâu Việt Nam, họ cần lập gia đ́nh v́ nhu cầu khác hơn là mong muốn gia đ́nh từ t́nh yêu. Từ phía người môi giới, họ sẽ được ǵ th́ chắc các bạn đọc cũng có thể suy nghĩ được.

Tôi thiết nghĩ, các cô dâu VN tương lai cần phải tỉnh táo hơn trong việc quyết lấy chồng TQ (hay HQ hay nước khác), v́ điều kiện cần đầu tiên cần nghĩ đến là ngôn ngữ phải tương đồng và điều kiện đủ là phải có t́nh yêu để quyết định đi đến hôn nhân.

Dai


Đừng biến nó thành trào lưu

Con gái Việt Nam lấy chồng Trung Quốc. Rồi một ngày con trai Việt Nam lấy đâu ra vợ. Đừng v́ họ khen cho mấy câu mà khuyến khích họ lấy vợ Việt. Dừng lại ngay.

Lê Việt Hà


Nh́n nhận thực tế

Có ư kiến cho rằng trai TQ giàu hơn trai Việt là sai, theo ḿnh những người qua Việt Nam lấy vợ chắc chắn là họ không thể t́m được người ưng ư bên TQ, hoặc là họ là thành phần không đủ điều kiện để kiếm được vợ bên nước họ. Người phụ nữ nơi nào cũng cần nhận được sự tôn trọng !

Trần Hoài Bảo


Tôi chỉ lấy chồng Việt Nam

Đă đành rằng t́nh yêu là không biên giới nhưng c̣n rất nhiều rào cản khác rất khó vuợt qua như ngôn ngữ (cái này hiện nay đă dễ khắc phục hơn), văn hoá, lối sống, suy nghĩ. Hơn nữa nếu con gái việt Nam mà lấy chồng nước ngoài th́ gần như chắc chắn sẽ phải sống xa Tổ Quốc, mà tôi th́ không chịu được cảnh sống mà mở mắt ra là phải toàn nghe và nói thứ ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ. Chắc chắn tôi sẽ chỉ lấy chồng Việt Nam.

le


Tại sao không?

Tất nhiên ai cũng muốn lấy chồng cùng ngôn ngữ nhưng thật sự cũng có rất nhiều cô gái VN trong t́nh cảnh ế chồng chứ không phải không. Nhiều chàng VN lấy vợ cũng lựa chọn gia đ́nh vợ rồi mới lấy. T́nh yêu bây giờ hầu như là có sự tính toán thiệt hơn. Thôi th́ hăy để cho tự do hôn nhân tại sao phải cấm.

Những người môi giới họ cũng có ư tốt đấy chứ giúp cho những người chưa t́m được nửa thứ hai có được hạnh phúc. Cũng như mục làm quen trên báo vậy thôi, cũng lấy lệ phí đăng mục làm quen vậy th́ báo cũng là môi giới hôn nhân, phải không??? Nhưng người Trung Quốc cần môi giới v́ họ không rành về tiếng Việt. Sao chúng ta biết những cặp vợ chồng Việt Trung không hạnh phúc? Ngay cả những cặp vợ chồng Việt Nam lấy nhau yêu nhau có con mà vẫn ly dị đấy thôi. Tôi không ủng hộ cũng không phản đối chỉ thấy rằng chúng ta không nên can thiệp vào cuộc sống của người khác v́ họ biết họ là ai và họ đang làm ǵ.

Đời sống ngắn ngủi lắm.

thanh mai



Tương lai của các chàng trai Việt

Người ta thuờng nói có con gái trong nhà nhu quả bom nổ chậm, nhưng theo t́nh trạng này tôi e rằng các ông bố bà mẹ giờ lại lo có con trai trong nhà như quả bom nổ chậm, theo đà này th́ trai Việt Nam sẽ ế vợ .

Thảo Dương


Hợp hơn là lấy Hàn

Trai Trung Quốc lấy vợ Việt Nam có vẻ hợp hơn là lấy Đại Hàn. Nhưng cũng tuỳ theo cá tính của hai vợ chồng mà thôi.

Dân Trương



Không nên cổ súy cho việc này

Các bạn không nên cổ súy cho việc này, và cần lên án mạnh mẽ. Hiện tại trai Trung Quốc ế vợ rất nhiều, họ tràn qua Việt Nam để lấy vợ th́ ko biết trai Việt Nam có c̣n phụ nữ để lấy không. Đây là vấn đề mang tính xă hội và ḷng tự trọng dân tộc Việt Nam. Chúng ta không phải là quốc gia xuất khẩu phụ nữ.

Hoang



Đáng báo động

Ḿnh không hiểu tại sao những người này lại không lấy chồng Việt Nam mà lại lấy chồng nước ngoài thế nhỉ? Bao nhiêu vụ cô dâu Việt bị đánh đập hành hạ không rút được kinh nghiệm nào sao? Mấy ai đi lấy chồng nước ng̣ai mà hạnh phúc cơ chứ.

Thu Sinh

Đàn ông Việt cần phải hành động ngay

Hành động ở đây ko phải là chống đối với xu thế đang nở rộ này mà chính đàn ông Việt cần phải chứng tỏ bản lĩnh của ḿnh và chiến thắng trong mắt các cô gái Việt. Tại sao các cô gái chấp nhận xa quê hương trong khi quê nhà luôn có nhiều chàng trai để ư...chính bởi v́ chúng ta chưa bản lĩnh đảm bảo 1 cuộc sống tốt cho các cô gái. 1 bộ phận con trai ko lấy dc vợ th́ cũng là bộ phận nhỏ tối ngày nhậu nhẹt chè chén và không có học thức. Nếu chúng ta giỏi giang va bản lĩnh th́ chẳng sợ ǵ. Đây cũng là 1 ư kiến của tôi thôi. Và luôn c̣n có nhiều cách giải quyết khác.

Tùng Nguyễn

Hăy để t́nh yêu lên tiếng.

Tôi nhất trí với một bạn nói là con gái các TP Hà Nội, TP HCM, không lấy chồng Hàn, hay Trung Quốc, nhưng số bạn hiện nay ở các tỉnh đến khu chế xuất, khu công nghiệp th́ tỷ lệ so với nam là vô cùng chênh lệch, nhiều bạn do mưu cầu cuộc sống và tính chất công việc tăng ca ít có cơ hội gặp gỡ giao lưu, đă và đang đánh mất tuổi xuân mà xem ra khó có cơ hội làm Mẹ nữa.

Không chồng mà có con th́ văn hóa của người Việt chưa hẳn ai cũng dám làm, vậy th́ tuổi xuân của hàng ngh́n nữ công nhân này sẽ ra sao?

Tôi cho đây cũng là cơ hội, nếu các em cảm thấy có người chồng biết thương yêu nhau, mưu cầu xây dựng cuộc sống th́ đương nhiên là chuyện lấy trai nước nào cũng không quan trọng nữa. Nh́n rộng ra thế giới các nước phát triển họ cho chuyện kết hôn với người nước ngoài là b́nh thường, vậy tại sao Việt Nam lại cần phải có chính sách này nọ?

Hoang Mi



Xu hướng thôi

Sống trong một thế giới phẳng th́ những chuyển này cũng b́nh thường và theo quy luật thôi. Điều quan trọng là phải chấp nhận và có sự theo dơi, quản lư của Nhà nước để tránh những trường hợp lợi dụng danh để buôn người.

vanda307



Các bạn trai hăy xem lại

Cũng là một người đàn ông ḿnh nghĩ các bạn trai phải xem lại chính ḿnh. Ḿnh bàn đến những cô gái có ăn học, có sự suy xét. Con gái cũng có sự lựa chọn, có sự t́m hiểu, và có quyền chọn lựa chọn cái nào thích hợp với ḿnh nhất. Có thể là người nước ngoài, nhưng cách thể hiện của họ làm cho "người con gái" đó thích. Đúng là phần lớn lấy chồng ngoại quốc cũng là do "tài chính" chi phối. Nhưng không phải là tất cả.

Các bạn trai Việt Nam phải học thêm cách thể hiện ḿnh, để bạn thể hiện cho người ta thấy, " không có ǵ phải sợ".

nguyenvinh


Hợp hơn là lấy Hàn

Trai Trung Quốc lấy vợ Việt Nam có vẻ hợp hơn là lấy Đại Hàn. Nhưng cũng tuỳ theo cá tính của hai vợ chồng mà thôi.

Dân Trương


Hợp hơn là lấy Hàn

Trai Trung Quốc lấy vợ Việt Nam có vẻ hợp hơn là lấy Đại Hàn. Nhưng cũng tuỳ theo cá tính của hai vợ chồng mà thôi.

Dân Trương


Tại sao phụ nữ Việt lấy chồng ngoại?

Đọc một số bài viết về t́nh trạng phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, tôi thấy đa phần bài viết chỉ nói về người phụ nữ, mà sao không nghĩ ngược lại về người đàn ông Việt Nam, tại sao?

Người phụ nữ chỉ ao ước có một mái ấm hạnh phúc, nhưng thật đáng báo động v́ nạn bạo hành, nạn ăn nhậu bê tha, và không biết chia sẻ công việc gia đ́nh cùng vợ... khiến phụ nữ Việt Nam phải t́m kiếm một người chồng nơi khác. V́ vậy, cánh mày râu nên đi học một số lớp biết cách chia sẻ trong cuộc sống.

Đặng Thị Tố Loan


Báo động giởi trẻ VN!

Thật đáng buồn và thật đau đớn khi những người con của Con Rồng Cháu Tiên ta cất bước ra đi t́m bến bờ hạnh phúc mong manh trong một ư nghĩ siêu lớn. Ước muốn đổi đời quá lớn trong khi khả năng bản thân bất lực.

Bảo Linh



Chúc các cặp đôi hạnh phúc

Miễn người trong cuộc thấy hài ḷng và hạnh phúc th́ tốt rồi. Hơn nữa, những chú rể này có tŕnh độ cao, có lẽ sẽ biết cư xử hơn. Và hy vọng quan hệ Việt Trung sẽ tốt đẹp hơn. :)

Ngoc Hoa



Hăy đổi hướng

Sao kô ai chịu lấy con trai bên Mỹ vậy ta. Bên này con trai cũng muốn lấy vợ người Việt lắm.

Tan


Quá ngu ngốc

Kịch liệt phản đối việc này. Trai TQ sang VN lấy vợ đa phần là nông dân nghèo hoặc những thành phần ế không ai thèm lấy nên mới chạy qua VN gắn mác người nước ngoài. TQ có nhiều nơi c̣n nghèo hơn VN gấp trăm ngh́n lần đấy. Sáng mắt ra đi!!!

NYN



Ngổn ngang

Ngổn ngang là trạng thái của ḿnh khi đọc bài viết này. Không biết nên thương hay nên trách những người con gái thôn quê khi quyết định lấy chồng ngoại quốc. Phải chăng là đàn ông Việt Nam không biết trân trọng những người phụ nữ Việt hay là những cô thôn nữ không đủ tự hào dân tộc để từ chối cuộc hôn nhân hay là v́ ước mơ đổi đời của họ???

Thiết nghĩ hôn nhân là phải xây dựng trên t́nh yêu th́ mới bền vững được. Từ lúc gặp mặt cho đến khi làm vợ xứ người ít là 1 lần nhiều cũng chỉ có 3 lần gặp gỡ. Liệu họ sẽ hạnh phúc thật sự???

Thiết nghĩ nhà nước nên có chính sách thắt chặt việc quản lư xuất nhập cảnh và hôn nhân với người nước ngoài. Thêm vào đó nên tổ chức các hoạt động tuyên truyền để cảnh báo cho người dân ở các tỉnh hiểu về những khó khăn khi sống ở xứ người để từ đó họ sẽ có quyết định sáng suốt hơn. Chứ đừng nên nh́n vào 1 số ít may mắn để đánh đổi cả cuộc đời ḿnh.

Gios


Nên có những nghiên cứu và cảnh báo sớm

Sự hội nhập kinh tế và văn hóa trên thế giới ngày càng đan xen chặt chẽ và phát triển. Tuy nhiên, cần thiết phải có những điều khoản luật cũng như cảnh báo, tuyên truyền cho dân chúng biết về hiện tượng này.

Ngoài ra, cần tính đến khả năng có bọn buôn người trà trộn.

Hà Trung

Trai Việt ế vợ mất

Hiện Trung Quốc đang thiếu phụ nữ trầm trọng. Ước tính khoảng 4-6 triệu nam giới không lấy được vợ. Trong t́nh cảnh đó th́ không có ǵ ngạc nhiên khi con gái TQ có "thái độ cao ngạo". Trai TQ nhiều tiền hơn trai Việt. Nếu họ mà ào sang th́ trai Việt Nam ế vợ mất.

Nam



Mình cũng không đồng ý

Mình là người Việt gốc đã có vợ. Con gái Việt Nam xinh đẹp dịu dàng đầm thắm. Mình cảm nhận thì con gái Việt Nam nên lấy chồng Việt. Vì đó là dân tộc Việt, nòi giống Lạc Việt luôn và sẽ chảy mãi trong dân tộc Việt. Vì sẽ chẳng hay ho gì khi nếu con gái Việt Nam đều lấy chồng ngoại quốc.

Nếu người ngoại quốc lấy vợ Việt thì họ sẽ phải sống và nhập tịch Việt Nam. Đó là ý của mình.

Khoa


Lấy chồng nước ngoài

Nếu yêu nhau thực sự th́ là tốt, v́ t́nh yêu là không biên giới. Không nên tự hào theo kiểu ta xuất khẩu phụ nữ.

Nguyễn Đăng Thành



Không c̣n vợ mà lấy!

Đàn ông Trung Quốc nhiều thế mà sang Việt Nam lấy vợ th́ thử hỏi đàn ông Việt Nam lấy vợ thế nào được nữa! Lại cả Hàn Quốc và Đài Loan.

Thế này th́ cạnh tranh khốc liệt quá !

Cường


Nên tôn trọng quyền mưu cầu hạnh phúc cá nhân

Tôi không hiểu sao mọi người lại phản đối chuyện này! Sao mọi người không nghĩ tới chuyện những phụ nữ này không thể lấy chồng Việt Nam nhỉ? Họ cũng có quyền lập gia đ́nh đấy chứ. Đâu phải là nam nhiều hơn nữ th́ tất cả nữ đều có chồng??? Vẫn có vô số phụ nữ Việt Nam sống độc thân cả đời do không được ai chú ư.

Chưa kể việc họ lấy chồng TQ sẽ góp phần thắt chặt quan hệ hữu hảo giữa hai nước sau này!

Mạnh


Trái và ngược

Theo tôi, nếu xét về phương diện ngắn hạn đối với cả 2 bên đều có lợi nhưng nếu để hiện tượng như vậy kéo dài th́ không chỉ có 1 như thế này mà sẽ xuất hiện nhiều tổ chức tg tự nhiều người phụ nữ sẽ lấy chồng TQ hơn. Lúc đó những đàn ông VN sẽ ra sao? Chưa tính đến tỉ lệ nam/nữ ở nước ta ngày càng chênh lệch, mà bên TQ tỉ lệ đó thể hiện đến mức 20 triệu ng sẽ không có vợ, thử hỏi giống ṇi VN sẽ ra sao?

Những người đàn ông VN đâu có thua kém ǵ những người TQ?

Phụ nữ VN luôn ngây thơ tin rằng nếu sang bên đó sẽ có cuộc sống tốt hơn, nhưng đâu có phải vậy, các bạn yêu thực sự th́ không nói ǵ, nhưng đa số các bạn mang nặng tâm lư đổi đời. Công nhận TQ phát triển hơn nước ta nhưng mức sống cũng chẳng hơn đâu, thậm chí có nhiều tệ nạn hơn kia!!!

DG



Tăng cường công tác quản lư

Theo tôi nhà nước và chính quyền địa phương các cấp cần tăng cường quản lư trong hoạt động xuất nhập cảnh đối với nhóm người có nguồn gốc Trung Quốc, Hàn Quốc. Xử phạt nặng các hành vi môi giới hưởng hoa hồng của bọn môi giới hôn nhân.

Nguyen Quang Huy


Buồn

Không biết đến khi nào con trai Việt Nam phải ở giá mà nh́n con gái Việt lấy chồng nước ngoài?

Trần Trung


Mong họ hạnh phúc

Tôi là Việt kiều Mỹ. Khi đọc bài báo này tôi chỉ mỉm cười thôi. Chỉ cầu mong sao những người con gái nước ta khi lấy chồng và sống ở nước ngoài được hạnh phúc và quan trọng nhất là luôn được người chồng và gia đ́nh chồng luôn tôn trọng, tương kính như tân.

Long Tran



Có hạnh phúc lâu dài?

Theo tôi nghĩ rằng phần đông các cô gái lấy chồng Trung Quốc là do hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Họ muốn thoát khỏi nghèo khó chứ cũng chẳng yêu thương thật ḷng. Một số người khác là do bị găy đỗ trong t́nh yêu nên họ muốn lấy chồng để quên đi quá khứ buồn. Quí vị cũng nhận thấy đa số các cô gái này ở tỉnh lẻ và các vùng nông thôn nên rất dễ dàng chấp nhận. C̣n ở các thành phố lớn th́ sao? Họ mà nghe tới đàn ông TQ là bye bye liền. Nhất là ở Hà Nội và TP HCM.

Ban đầu th́ thấy có vẻ hạnh phúc đấy nhưng nếu về lâu dài th́ chưa chắc. Cứ đợi mà xem rồi sẽ thấy giống như làn sóng lấy chồng Đài Loan của 10 năm về trước...
rồi th́ các cô sẽ bỏ trốn về VN, con bồng, con bế lại thêm 1 gánh nặng cho gia đ́nh họ và xă hội....

Đức Anh

Hợp hơn là lấy Hàn

Trai Trung Quốc lấy vợ Việt Nam có vẻ hợp hơn là lấy Đại Hàn. Nhưng cũng tuỳ theo cá tính của hai vợ chồng mà thôi.

Dân Trương


Không nên cổ súy cho việc này

Các bạn không nên cổ súy cho việc này, và cần lên án mạnh mẽ. Hiện tại trai Trung Quốc ế vợ rất nhiều, họ tràn qua Việt Nam để lấy vợ th́ ko biết trai Việt Nam có c̣n phụ nữ để lấy không. Đây là vấn đề mang tính xă hội và ḷng tự trọng dân tộc Việt Nam. Chúng ta không phải là quốc gia xuất khẩu phụ nữ.

Hoang

Đáng báo động

Ḿnh không hiểu tại sao những người này lại không lấy chồng Việt Nam mà lại lấy chồng nước ngoài thế nhỉ? Bao nhiêu vụ cô dâu Việt bị đánh đập hành hạ không rút được kinh nghiệm nào sao? Mấy ai đi lấy chồng nước ng̣ai mà hạnh phúc cơ chứ.

Thu Sinh



 

 nguoihaiduong
 member

 REF: 530844
 04/05/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Phận đời những phụ nữ thi tuyển dâu Hàn

Trốn tránh chồng cũ nghiện ngập, thử vận may, thích xuất ngoại... là những lư do các ứng viên dự tuyển lấy chồng Hàn đưa ra. Tuy nhiên nhiều cô thừa nhận, lấy chồng Hàn như chơi xổ số .

Cầm bông hồng đỏ từ chú rể Hàn 38 tuổi với nước da ngăm đen, cô gái mặc chiếc áo phông sờn vải rơm rớm nước mắt. Mừng cho Thùy t́m được "bến đậu", nhưng một số người không khỏi băn khoăn. Liệu cô có thực sự hạnh phúc ở nơi xứ người hay "khổ vẫn hoàn khổ"? Trong cuộc phỏng vấn chỉ diễn ra vài phút, cô gái với dáng người mập mạp chỉ biết chồng tương lai làm nông nghiệp, sống ở ngoại thành, ngoài ra không có thông tin nào khác.

"Thôi, em được sang đó được là mừng rồi. Đứa con 8 tháng tuổi th́ trước mắt để lại cho bà ngoại nuôi. Sau này tính tiếp...", Thùy khẽ nói.

Sinh ra trong một gia đ́nh nghèo ở huyện Kiến Thụy, Hải Pḥng, 19 tuổi, Thùy bước lên xe hoa. Khi có con, tưởng chừng cuộc sống sẽ hạnh phúc, nhưng không ngờ người từng kề vai ấp má với cô đă t́m đến "nàng tiên nâu". Sau khi chồng bị đưa vào trại cai nghiện, lương duyên cũng tan vỡ.

Thùy cho biết, sau khi làm thủ tục ly dị, cô đă bền bỉ theo chân các madam mong sao kiếm được tấm chồng ngoại. Dịp giáp Tết, cô được một chàng rể Hàn làm thợ điện để mắt đến. Tuy nhiên, khi chuẩn bị xuất ngoại, Thùy đă bị người đàn ông 37 tuổi phát hiện có chồng, có con nên đă hủy hôn.

Theo Thùy, những lần đi tuyển, các madam đều dặn phải nói là gái chưa chồng (v́ thủ tục giấy tờ họ sẽ lo liệu được hết). Nhưng sau chuyến du lịch 3 ngày với rể Hàn ở Cát Bà, cô đă bật khóc v́ nhớ con. "Cũng tại em thật thà quá nên giờ mới lận đận thế này. Nếu không giờ mọi chuyện đă khác", cô nói.

Phượng (32 tuổi) ở Hải Dương dù có hai con trai lớn, nhưng vẫn bền bỉ xuất hiện tại các "ḷ tuyển" để ra mắt rể Hàn. Người phụ nữ này mong sao thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn, và chứng minh với người chồng cũ rằng ḿnh c̣n khả năng lấy được chồng.

Không chút son phấn khi dự tuyển, người phụ nữ loẹt quẹt chiếc dép lê bảo lấy chồng Hàn như chơi xổ số, bởi chỉ gặp một vài tiếng đă quyết định cưới xin, không biết tính cách và gia đ́nh họ ra sao. "May mắn th́ lấy được người chồng tử tế. Nếu không, khi đă chấp nhận làm dâu xứ người, cuộc sống có khổ mấy cũng phải cắn răng chịu đựng chứ không dám bỏ về nước", Phượng nói.

Người phụ nữ mới học hết lớp 8 tâm sự, lập gia đ́nh hơn chục năm, chị thường xuyên phải chịu những trận đ̣n sau của chồng sau các cuộc nhậu. Không chịu đựng được, chị đă đâm đơn ly hôn và nuôi đứa con trai 8 tuổi.

Thấy bạn bè từng đi thi tuyển về bàn tán nếu được làm dâu Hàn Quốc cuộc sống sẽ sung sướng hơn nên chị Phượng cũng muốn thử sức. Tuy nhiên, sau mỗi lần ra mắt, người phụ nữ với đôi mắt thâm quầng lại về ôm con khóc một ḿnh. Những chuyện buồn tủi trong cuộc sống chị chẳng biết tâm sự cùng ai.

"Làm ruộng cực nhọc, sớm tối đều có mặt ở ngoài đồng nhưng đâu có đủ ăn. Nh́n con ḿnh mà thấy thương. Mong sao đi thế này vớ được chồng tử tế để hai mẹ con được nương nhờ ...", nói xong, đôi mắt chị đỏ hoe.

Không chỉ phụ nữ có chồng gặp cảnh đời bất hạnh, nhiều cô gái vừa đủ tuổi kết hôn, thậm chí c̣n đang ngồi trên ghế nhà trường, cũng kéo về các ḷ tuyển dâu Hàn. Diện chiếc áo len xanh nhạt tại ḷ tuyển nhà bà Thất ở xă Lập Lễ (Thủy Nguyên, Hải Pḥng), Hảo khiến nhiều người ngạc nhiên bởi trước đó một ngày cô gái này đă trúng tuyển ở quận Đồ Sơn. Theo giới thiệu, người chồng tương lai là một doanh nghiệp tư nhân ở thành phố Seoul.

Dù được thợ kim hoàn đến đánh nhẫn cưới, hai gia đ́nh đă thống nhất chuyện tổ chức làm đám cưới tại một khách sạn lớn, nhưng Hảo vẫn quyết định hủy hôn. Cô gái bảo, nh́n người chồng tương lai 37 tuổi của ḿnh trắng, hiền và khá thư sinh, nhưng kinh tế không mấy được khá giả.

"Em c̣n trẻ thiếu ǵ cơ hội mà phải vội vă lấy anh chàng đó. Cuối năm nay ra trường tha hồ lựa chọn. Lấy chồng, bản thân và gia đ́nh em phải được nhờ th́ mới lấy chứ không lấy làm ǵ cho khổ...", Hảo giăi bày.

Cô gái nhanh nhẹn này cho biết, đi dự tuyển nhiều để lấy kinh nghiệm sau này đỡ bỡ ngỡ. Nếu gặp phải rể "sộp" sẵn sàng bỏ học để được làm dâu xứ người.

Những cô gái c̣n đang ngồi trên ghế nhà trường như Hảo đều được bố mẹ hoặc chị gái đưa đi. Họ tâm sự, gia cảnh không quá khó, học xong Hảo dễ dàng có thể xin được một chân kế toán ở thành phố Hải Pḥng. Tuy nhiên, theo phong trào nên cũng muốn con gái được sang đó để "bằng chị, bằng em".

Tại ṿng thi tuyển tại nhà madam Thất đầu tháng 3, với gương mặt ưa nh́n, Hảo đă đánh bật được gần 100 ứng viên khác để lọt vào top 5 cô gái có triển vọng được làm dâu xứ Hàn. Tuy nhiên, trước những yêu cầu đưa ra như rể phải cao to, đẹp trai, không quá già, đặc biệt phải giàu có, phía Hàn Quốc đều không đáp ứng được.

Sau mỗi sáng đi dự tuyển, cô gái đang ở tuổi ô mai lại giục chị gái đèo về cho kịp giờ học buổi chiều.

Trong khi nhiều người mong sao lấy được chồng Hàn th́ một số đă vỡ mộng phải chạy trốn về nước. Thấy bạn bè đua nhau lấy chồng ngoại, Mai cũng quyết định bỏ công việc thợ may với mức thu nhập hơn triệu để được xuất ngoại. Ông Trục, bố cô gái tâm sự, nhà nghèo, nợ chồng chất, thấy con gái nói sang đó một vài năm sẽ gửi tiền về trả nợ và xây nhà cao tầng như hàng xóm nên cũng nhắm mắt vay tiền cho con đi. "Lúc đó, nhà có con trâu hay cái ǵ quư giá nhất cũng đều mang bán đi. Gom góp, chạy vạy măi cuối cùng cũng đủ 30 triệu để trả cho mối", ông lăo gần bước sang tuổi 60 với dáng khắc khổ nhớ lại.

Trong căn nhà mái ngói thấp lè tè ở huyện Thủy Nguyên (Hải Pḥng), ông Trục khoe con gái ông so với những người thi tuyển khác thuộc loại ưa nh́n nhờ chiều cao và gương mặt thanh thoát nên cuộc ra mắt nào cũng được lọt vào ṿng cuối cùng. Sau nhiều lần lựa chọn, cô gái 22 tuổi quyết định gắn đời ḿnh với chàng rể 42 tuổi bảnh bao, cao to. Theo giới thiệu, người này có trang trại ḅ ở Hàn Quốc, không sống chung cùng bố mẹ.

"Thông qua phiên dịch, em thấy bảo chủ trang trại chỉ đứng ra quản lư và thu tiền thôi, không vất vả. Sang vài tháng có tiền gửi về giúp bố mẹ rồi", cô gái kể. Sau gần 4 tháng học tiếng, tổ chức đám cưới linh đ́nh tại một khách sạn, Mai cũng xuất ngoại. Trước khi đi, cô gái c̣n nhắn nhủ với người thân sẽ sớm gửi tiền về để trả món nợ và cải tạo lại ngôi nhà thấp bé nhất làng.

Nhưng sang được 3 ngày, Mai nhận ra ḿnh đă bị lừa bởi người chồng tổ chức cưới ở Việt Nam và người chồng ở Hàn Quốc là hai người hoàn toàn khác nhau. Bỏ ăn và nằm vật vă khóc, cô gái mong sao sớm được quay về nước. “Lúc em nó điện về bảo sang bên đấy không được gặp chồng, sống như trong tù, đến giờ ăn cơm th́ họ mang vào, đi bất cứ đâu cũng có người theo dơi và giám sát khiến cả nhà như ngồi trên đống lửa", ông bố rơm rớm nước mắt kể về những tháng ngày con làm dâu xứ người.

Theo ông Trục, trong quăng thời gian một tuần ở xứ sở kim chi, con gái ông liên tục điện về nhà than khóc. Bỏ đồng áng, người thân của cô gái 22 tuổi phải thay nhau trực điện thoại cập nhật tin tức để nhờ anh Hwang (chàng rể lấy em họ của Mai ở bên đó) và Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc giúp đỡ.

May mắn được trở về nước sau cú lừa, Mai giờ đă trở thành chuyên gia trang điểm tóc. Nói về ước mơ của ḿnh, Mai bảo ngoài việc thu tiền cước điện thoại thêm, cô đang phải tích cóp để gia đ́nh sớm trả hết khoản nợ 4 năm về trước. "Chuyện chồng chắc phải thời gian sau mới dám nghĩ đến...", Mai đăm chiêu nh́n ra phía ngoài sân nói.

Theo phó giáo sư, tiến sĩ Lê Thị Quư, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giới và phát triển, người từng thực hiện đề tài hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam với người nước ngoài, những trường hợp như Mai không c̣n hiếm gặp. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, trong 3 năm gần đây, đă có gần 32.000 phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài, phần lớn là lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc.

"Chỉ một số cô may mắn được sung sướng, nhưng không ít người đang phải đối mặt với bi kịch từ chính cuộc hôn nhân qua môi giới, như bị lừa gạt lấy phải người chồng tàn tật, mắc bệnh thần kinh... Họ vô t́nh trở thành nạn nhân của bạo lực gia đ́nh, thậm chí có người bị chồng giết", tiến sĩ Quư cho biết

Hoàng Anh



 

 nguoihaiduong
 member

 REF: 530906
 04/06/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Phụ nữ Việt có thích lấy chồng Trung Quốc?

Những lời đồn thổi trên mạng khiến một số đàn ông Trung Quốc tin rằng các cô gái Việt xinh đẹp, ngoan hiền mong mỏi kiếm được chồng ở đất nước láng giềng để có cơ hội đổi đời. Liệu có đúng là các cô gái Việt đều mong cơ hội đó hay không? Phóng sự dưới đây của CNN mang đến câu trả lời.

Chuyện các cô gái nghèo ở Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc là có thật, nhưng không phải tất cả các cô gái Việt đều mong kiếm chồng ở nước láng giềng.


Những người đàn ông nước ngoài phải đi "mua vợ" thường là nghèo khó và có tuổi, ở vùng nông thôn và khó kiếm vợ nơi quê nhà. Những phụ nữ đáng trọng mong mỏi ǵ ở những người đàn ông không t́m nổi vợ mà phải đi mua?

"Chúng tôi không ưa đàn ông Trung Quốc", P. Hà, 28 tuổi, nữ nhân viên ngân hàng người Việt Nam, nói. Nhưng cô cũng thừa nhận rằng cưới chồng mà được đổi đời là một cơ hội khó có thể bỏ qua. Ngồi bên hồ Hoàn Kiếm, nơi nhiều cặp t́nh nhân Việt Nam cầm tay đi dạo, cô giải thích: "Nhiều cô gái cần tiền. Họ phải thoát khỏi nghèo đói, v́ thế họ cưới v́ tiền. Tôi thấy thương cho họ".

Hà kể lại những câu chuyện về lạm dụng và ngược đăi xuất hiện trên báo chí trong nước và nước ngoài nhiều năm nay, những câu chuyện khiến chính phủ phải điều chỉnh luật về các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài.

Ở nước láng giềng Trung Quốc, đến năm 2020 sẽ có 24 triệu chàng trai thiếu vợ và sẽ phải t́m vợ nước ngoài. Trong tương lai Việt Nam cũng sẽ có thể gặp vấn đề tương tự. Chênh lệch tỷ lệ giới tính ở trẻ sơ sinh cao tới mức 120 bé trai so với 100 bé gái ở một số tỉnh. Liệu vài chục năm nữa, các chàng độc thân Việt Nam sẽ đi t́m vợ ở đâu, ở các nước láng giềng hay sang tận phương Tây?

"Các cô gái phương Tây thường cao hơn chúng tôi, v́ thế chúng tôi có đôi chút thiếu tự tin", Phạm Văn Kiên, sinh viên 22 tuổi, nói.

Nguyễn Thị Ngân, 24 tuổi, bạn của Hà, cho rằng các cô gái Việt rất chăm làm và sẽ hy sinh cả đời cho gia đ́nh. "Họ chăm chỉ như thế mà phải chịu đau khổ sau khi lấy chồng th́ thật là bất công", cô nói.

"Tôi nghĩ các cô Việt Nam thích chồng Hàn Quốc hơn v́ họ giàu hơn", Nguyễn Thị Phương, giáo viên tiếng Anh 27 tuổi, nhận định.

Hà và Ngân không đồng t́nh. Hai cô chẳng ấn tượng ǵ với các anh chàng Hàn Quốc hay Đài Loan. "Họ giống nhau cả thôi. Chúng tôi thích các chàng Nhật, Australia hoặc Anh", Hà nói.

C̣n Phương th́ lạc quan về lư do người ta cưới nhau. "Tôi nghĩ nhiều người lấy chồng ngoại v́ t́nh yêu, chứ không phải v́ tiền".

Làn sóng đàn ông Trung Quốc t́m vợ Việt bắt đầu từ những lời đồn thổi và sau đó được bàn tán sôi nổi trên mạng. Nhiều người đàn ông Trung Quốc tưởng rằng tỷ lệ nam/nữ ở đất nước láng giềng phương nam là 3/5. Một số bài viết trên mạng c̣n miêu tả Việt Nam là đất nước nghèo khó, nơi các cô gái đẹp mơ về cuộc sống ở Trung Quốc.

Một số trung tâm môi giới hôn nhân cũng khiến các chàng rể tiềm năng cảm thấy muốn lấy vợ Việt, bởi họ tuyên bố đảm bảo rằng các cô dâu là gái tân, đám cưới sẽ hoàn tất trong ba tháng và nếu cô dâu bỏ trốn, các chàng sẽ được bù một cô khác.

Những chi tiết đó được thổi phồng thêm nữa. Một bài báo đăng trên mạng Xici Hutong nói rằng các cô gái Việt mong mỏi lấy chồng ngoại để thoát nghèo. Bài báo dẫn lời một người đàn ông Trung Quốc kể chuyện sau chuyến đi Việt Nam. "Ở Việt Nam, phụ nữ có vị thế rất thấp trong gia đ́nh. Tất cả các cô gái đẹp đều làm việc cực nhọc ngoài đồng rồi già đi, v́ thế họ thực sự muốn lấy chồng Trung Quốc", người đàn ông này nói.

Một cư dân mạng có tên Hai Dao ở Đại Liên, Liêu Ninh, tuyên bố anh đă nhiều lần đến Việt Nam và biết rằng phụ nữ Việt muốn lấy chồng Trung Quốc, cũng như phụ nữ Trung Quốc muốn lấy chồng Mỹ.

Có lẽ tất cả những điều tưởng tượng này khiến người ta quên mất một điều đơn giản rằng: hầu hết mọi người, dù là Trung Quốc, Việt Nam, Australia hay Mỹ, đều muốn ổn định cuộc sống với người mà họ có thể chia sẻ cuộc sống hạnh phúc lâu dài.

China Daily cho biết đă có những người Trung Quốc tổ chức các tour t́m vợ ở Việt Nam và ghép thành công cho nhiều đôi lứa. Tuy nhiên chuyện lấy vợ không dễ dàng như những ǵ mà một số cư dân trên mạng Trung Quốc kể.

Ngọc Sơn

Ư kiến bạn đọc

các bạn gái hăy tỉnh táo quyết định

Những lời quảng cáo nghe thật buồn cười và lố bịch.

Những người đi thi tuyển để lấy chồng nước ng̣ai phần lớn là do hoàn cảnh kinh tế của họ, chứ chẳng ai có tri thức,sự hiểu biết và tự trọng lại phải đứng tŕnh diễn như một món hàng để người ta chọn cả. Những người đàn ông chọn vợ như thế th́ rơ ràng họ lấy ḿnh không hẳn xuất phát từ t́nh yêu thương rồi v́ vậy mà khi họ lấy ta về th́ việc đối xử tệ với ta sau này là việc hoàn toàn dễ dàng xảy ra.

Gần đây có rất nhiều vụ bạo hành với các cô dâu người Việt ở các nước bạn mà đài báo đă đưa tin, v́ vậy mà tôi mong các bạn gái trẻ đang có ư định tham gia vào những cuộc tuyển chọn cô dâu trên hăy thực sự tỉnh táo đừng để đến lúc ta có hối cũng muộn.

( t.v )


Đừng mơ đổi đời bằng cách lấy chồng HQ, TQ

Hôn nhân có hạnh phúc phải dựa trên cơ sở t́nh yêu. Cưới vợ cưới chồng kiểu đi mua một món hàng hóa th́ khó ḷng có được một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Như thế chẳng khác nào đi làm osin, làm hầu gái cho người ta. Những người đàn ông đó cũng chỉ là những người không đủ tiêu chuẩn và khả năng cả về vật chất lẫn tŕnh độ để lấy một người vợ trong nước họ vậy th́ có thể trông đợi ǵ ở những người như thế? Mặt khác sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ cũng là một rào cản rất lớn.

Mong rằng các cô gái có mong muốn đổi đời bằng cách đó hăy tỉnh ngộ kẻo không những không đổi đời mà c̣n thân tàn ma dại.

( Linh Anh )


Cái ǵ cũng có "giá" của nó!

Tôi nghĩ:"Một cô gái khôn ngoan sẽ biết ḿnh phải làm ǵ để có được cuộc sống hạnh phúc."
Tuy nhiên cũng có một số ít người bị lợi dụng.Những ai là người có lỗi khi các cô gái của chúng ta bị lợi dụng?Làm sao để tránh việc bị lợi dụng?Chắc hẳn tất cả chúng ta đều có suy nghĩ để trả lời cho những câu hỏi đó.

( Nguyễn Hữu Tài )



 

 aka47
 member

 REF: 530914
 04/06/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Vợ chồng là duyên nợ.

Làm thân con gái phải chịu tốt xấu với định mệnh thui.

Ôi...ta buồn ta đi lang thang vậy mà , qua Trung Quốc không chừng tốt hơn qua mấy nước khác.

hihii


 

 nuocmatcasau
 member

 REF: 530997
 04/06/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Nói đến lấy chồng , em cũng thích lắm , ta tây tàu th́ cũng "Tê" cả ,hiềm nỗi em nhát . Thấy Ngoại cằn nhằn : hồng nhan hoạ thuỷ khi các anh trai bỏ việc , lêu têu lên phố cặp bồ , em biết các anh đi nhậu hay game online chứ có bồ bịch ǵ đâu .
Ngoại c̣n kể : thời Việt vương Câu Tiễn có nàng Tây Thi , người đẹp nước Việt đă làm vua Ngô quên cả triều đ́nh, dẫn đến nước Ngô bị nước Việt tiêu diệt .Chuyện đó không thấy ghi trong sách giáo khoa sử , nhưng em tin là có trong huyền sử . Bởi vậy ,trai Tàu cứ mê rằng gái nước Việt :đẹp ,giỏi ,hiền ,chăm .
Mà em thấy ḿnh đẹp giỏi hiền chăm thật .
Nhưng tiếc thay , một nữ văn sĩ gốc Việt nào đó ở Mỹ lại nói :
- Việt Nam không có đàn ông .
Bởi không thấy các anh làm được cái ǵ nên hồn , chỉ ăn cắp là giỏi .
Làm cầu , làm đường ,xếp th́ tham ô , thợ th́ ăn bớt . Làm cho cầu nứt , cầu sập , đường hỏng , ngầm ḍ nước ...,làm nhà không sập th́ tai nạn chết người ,lănh đạo th́ nói láo nói phét ,đảng uỷ th́ chẳng biết ǵ ...
Nghe mà oải , chắc v́ vậy nên đến giờ em vẫn c̣n ế .Em thèm lấy chồng .
Các anh trai Việt Nam ơi , các anh ở đâu ?


 

 cafekho
 member

 REF: 531010
 04/06/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

"Ngoại c̣n kể : thời Việt vương Câu Tiễn có nàng Tây Thi , người đẹp nước Việt đă làm vua Ngô quên cả triều đ́nh, dẫn đến nước Ngô bị nước Việt tiêu diệt .Chuyện đó không thấy ghi trong sách giáo khoa sử , nhưng em tin là có trong huyền sử . Bởi vậy ,trai Tàu cứ mê rằng gái nước Việt :đẹp ,giỏi ,hiền ,chăm ." @ nuocmatcasau

Quoại kể thiệt hôn? Cứ đổ thừa quoại quài hà, con ngừ hỏng có được tốt.

(cười)
---


 

 yenvi
 member

 REF: 531016
 04/06/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cà Đẫn em chị tái ḥa nhập với cộng đồng?

 

 cafekho
 member

 REF: 531018
 04/06/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Yenvi em mới đi "phục hồi nick phẩm" về hả em?


 

 yelvy
 member

 REF: 531022
 04/06/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Chị thấy thằng em chị thảm hại quá. Gặp hoàn cảnh xấu lặn mất tiêu như thằng rùa Hồ Gươm. Thỉnh thoảng ngoi lên mặt nước lấy chút dưỡng khí.
Là đàn ông ngoài 30 tuổi dồi cũng cần có chút chững chạc và liêm sỉ. Chúc em tái ḥa nhập được với cộng đồng NCD. Chị Yến.


 

 aka47
 member

 REF: 531025
 04/06/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Đừng bỏ đi lâu wá nghe anh Cà Phê.

Em muốn phục hồi phần CHAT của NCD mà lúc trước anh và tụi em hay CHAT đó , anh c̣n nhớ không?

Anh đưa lại vô nha. Em với Gái Làng t́m hoài mà hổng thấy.

hihii


 

 nuocmatcasau
 member

 REF: 531049
 04/06/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Nhiệt liệt hoan nghêng đồng chí Cà trở lại với Diễn Đàn .
Chúc đ/c dồi dào sức khoẻ , trẻ măi không già , đi xa về gần , luôn có bồ có bịch , cấp cấp như luật lệnh .


 

 nguoihaiduong
 member

 REF: 531072
 04/07/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Phóng viên 'sáng mắt' ra khi gặp phụ nữ Việt
,
Sau khi sang Việt Nam thực tế, một phóng viên tờ South China Morning Post đă phát hiện người phụ nữ Việt không giống như những thông tin sai lệch ở Trung Quốc.


Những cuộc hôn nhân được quảng cáo trên mạng Internet gần đây của một số trung tâm môi giới hôn nhân đang gây tranh căi bởi dư luận. Họ đảm bảo rằng, các cô dâu được môi giới là những trinh nữ và sẽ đồng ư kết hôn trong ṿng 3 tháng t́m hiểu. Nếu cô dâu nào tự ư bỏ trốn th́ họ sẽ đền bù ngay một cô khác hoàn hảo hơn.

Một số phóng viên Trung Quốc đă tới Việt Nam để xác minh và làm rơ việc này. Trong rất nhiều bài viết trên báo chí, các nhà báo của Trung Quốc đă miêu tả rằng, Việt Nam là một vùng đất của những người trẻ tuổi, những phụ nữ dịu dàng và rất nhiều trong số họ đang khao khát và mong muốn được sống ở Trung Quốc.

Một trong những phóng viên, người đă đem ḷng yêu một cô gái Việt Nam khi được giao nhiêm vụ đến Việt Nam nói rằng, Việt Nam cũng giống như Pandora, một vùng đất trong bộ phim Avatar. Những phụ nữ nơi này sinh ra để dành riêng cho những người đàn ông đến từ Đại lục.

“Tôi cho đây là một chuyện phóng đại và hết sức vô lư trước khi tôi tới Việt Nam”. Ông nói: “tôi không tin vào những cuộc hôn nhân vội vă và chưa bao giờ coi đấy là những cuộc hôn nhân xuyên lục địa”.

Sau khi tham gia một chuyến du lịch sang Việt Nam, các nhà tổ chức đă mai mối cho tôi và một số người đàn ông đến từ Đại lục những cuộc gặp gỡ với một số phụ nữ trẻ Việt Nam. Kể từ đó, tôi bắt đầu t́m hiểu những tính cách cũng như hoàn cảnh của các cô gái Việt Nam. Họ hoàn toàn khác với những cô gái mà tôi biết ở Đại lục. Hầu hết trong số họ đều đă tốt nghiệp trung học. Tất cả đều nhẹ nhàng, duyên dáng và khéo léo. Tôi nhớ, một cô gái đă lặng lẽ nhặt quần áo mà tôi vứt bừa băi trong pḥng của khách sạn rồi mang đi giặt. Cô ấy đă không nói ǵ với tôi.

Tất cả mọi người đều chăm chú lắng nghe và tỏ ra ngưỡng mộ khi chúng tôi nói chuyện về công việc chúng tôi đang làm ở Trung Quốc. Họ tỏ ra rất xúc động khi thấy một người đàn ông làm việc chăm chỉ và giúp phụ nữ làm việc nhà.

Không ai trong số họ hỏi tôi bao nhiêu tuổi, kiếm được bao nhiêu tiền và đă có nhà riêng hay chưa. Tôi đă từng quan hệ với một số cô gái thành phố ở Đại lục, họ chỉ quan tâm tới t́nh h́nh tài chính. C̣n những người phụ nữ tôi gặp ở đây, họ rất dịu dàng, tự tin, giỏi nội trợ và sẵn sàng cảm thấy hài ḷng với một người đàn ông có công việc ổn định, biết quan tâm tới vợ con. Sau đêm đầu tiên, tôi đă phải tự cảnh báo bản thân không được quên nhiệm vụ, không phải ở đây chỉ v́ một cô gái.

Nhưng tôi không thể làm khác được khi đứng trước mặt bạn gái của tôi, một cô gái 22 tuổi, đă tốt nghiệp đại học và đang làm việc cho một công ty của Đài Loan. Cô ấy có thể nói tiếng Trung Quốc khá tốt. Cô đă đưa tôi đi thăm quan Hà Nội bằng xe máy. Tôi cảm thấy rất thoải mái khi được ngồi sau xe của cô. Tôi không cần phải quan tâm tới bề ngoài của ḿnh hoặc phải tặng hoa cho cô ấy hay đưa cô ấy tới một khách sạn sang trọng nào đó để ăn tối. Tôi cảm thấy ḿnh như một cậu bé được cô ấy quan tâm và yêu quí.

Cô ấy giặt là tất cả quần áo cho tôi. Khi biết tôi chỉ là một người đàn ông b́nh thường ở Trung Quốc, cô nói rằng, như thế đă quá đủ với một người phụ nữ và cô ấy thấy thực sự tôn trọng tôi. Tôi đă rất xúc động, tôi không hứa với cô về một đám cưới. nhưng tôi đă nghĩ rất nhiều về điều đó trong tương lai.

Trần Tú (theo South China Morning Post)


 

 cafekho
 member

 REF: 531257
 04/07/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Aka trường kỳ ở diễn đàn th́ anh cũng ở diễn đàn trường kỳ. Hỏng có đi đâu hết đó.

Cái chat chat chat đó đă lâu anh cũng hỏng vào rồi, để mần cái khác.

Nước mắt cá sấu kiểm tra lại thông tin anh lượt trích ở trên nhé.

---
@ Yenvi ôi, em đội cứt trên đầu đừng có húng.


 

 yelvy
 member

 REF: 531269
 04/07/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Chết cười, thằng em Cà nhớt sáng ra đă phun châu nhả ngọc cái thứ đó. Cá tính hẹp ḥi công tâm hồn ti tiện mới sửa đôi chút lại quay trở lại phép cũ. Cứ làm chị Yến mất công phải khai sáng cho em.
Nhớ ngày xưa chị không vào diễn đàn em oai hùng lắm cơ mà? Sao bây giờ lại có dáng như con gà nhiễm H5N1 gặp nước mưa?


 

 cafekho
 member

 REF: 531271
 04/07/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Yelvy cứ găi găi anh puồn ... quá em...

Có ǵ mới mẻ hơn ko?
---


 

 yelvy
 member

 REF: 531274
 04/07/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Loại trâu ḅ dắt trên đường, cứ đ̣i lao xuống ruộng chén lúa. Vẫn phải dùng cái thừng và cái roi thôi. Không nên trách chủ nhân dùng đi đùng lại một chiêu , mà phải trách giống tôi tớ cứ ngu hoài dạy không chịu rút ra bài học. Cà Nhớt thủng chửa?

 

 nuocmatcasau
 member

 REF: 531282
 04/07/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Tôi không biết chuyện xưa của các bạn ,tôi chỉ thấy : uưnh lộn xong bỏ , đi chỗ khác chơi , đời được mấy ngày vui đâu mà phí phạm .

 

 aka47
 member

 REF: 531287
 04/07/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


uưnh lộn xong bỏ , đi chỗ khác chơi , đời được mấy ngày vui đâu mà phí phạm .
............


Câu này rất đắc ư với em.

Uưnh xong th́ đi chỗ khác , chưa uưnh chưa đi.

Uưnh thua vẫn đi , rùi sau đó quay lại uưnh tiếp.

Anh hùng 20 năm trả thù chưa muộn mờ.

hihii


 

 ohkamasutra
 member

 REF: 531288
 04/07/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Kha kha kha...
Bạn Yến ví CFK giống con rùa công nhận đúng thật. Tài không có, chửi nhăng là tài. Húng làm sao được.


 

 cafekho
 member

 REF: 531292
 04/07/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

@Yenvi

Em cứ thú nhận là tại anh thơm nên anh đi đâu em cũng bén, nghe nó mùi mẫn hơn ba cái lư sự cùn (trâu ḅ chén lúa) hihi.. Mà cô pḥ nhớ về dĩ văng thơm tho gốc rạ, đời nghèo mà vui cũng lăng mợn nhỉ.

Đáng tiếc là cho em đi "phục hồi" 1 thời gian về em vẫn chứng nào tật nấy, đanh đá pḥ phạch kiểu nhảy xổm giành mối như bọn đứng cột đèn.

Hượm đă... anh có việc. Lúc rỗi anh sẽ phân tích tâm lư cô pḥ hận đời, với cô khoái cảm đă biến mất thay vào đó là trạng thái phẫn ức thường trực đến nỗi mọi sinh vật được gọi là đàn ông trên thế gian này nếu lỡ dan díu với cô đều bị - trở thành những cái cột mèo gào trong những đêm thống hận.. cho đến khi...

...
---


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network