Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Cô gái gốc Việt chỉ huy đơn vị quân đội Bruin, UCLA

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 hatlinh
 member

 ID 75690
 06/23/2013



Cô gái gốc Việt chỉ huy đơn vị quân đội Bruin, UCLA
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien


Mời Cả Nhà đọc những bản tin mới nhất ở phần góp ư, xin cám ơn.

_____


Cô gái gốc Việt chỉ huy đơn vị quân đội Bruin, UCLA


LOS ANGELES (NV) - Tóc dài quấn gọn sau gáy, trong đồng phục bộ binh và sau cặp kiếng nghiêm nghị, Mỹ An Phạm dơng dạc đọc diễn văn đại diện cho đơn vị quân đội Bruin, UCLA tại lễ tốt nghiệp của chương tŕnh ROTC lớp 2013. Mỹ An là người nữ sinh viên thiếu úy, gốc Việt, duy nhất của lớp, và cũng là chỉ huy của cả đơn vị hơn 70 người, thuộc đủ thành phần, sắc dân khác nhau.

Vây quanh bởi người thân, Mỹ An Phạm trong nghi thức đeo lon thiếu uư. (H́nh: Thiên An/Người Việt)
Cao chưa đến 4.11 ft (1.50m), vóc người thanh mảnh, thân h́nh nhỏ bé của Mỹ An không làm giảm sút sự tin tưởng từ bạn bè, thầy cô. Cô được chọn để đại diện các sinh viên thiếu úy gửi lời cám ơn đến gia đ́nh, các chỉ huy đă giúp đơn vị quân đội Bruin hoàn tất khóa huấn luyện. Họ vừa chính thức trở thành cử nhân và thành viên mới của quân đội Hoa Kỳ.

Chương tŕnh ROTC tại đại học UCLA tiến hành song song với ngành học cử nhân của các sinh viên thiếu úy. Người tham gia chương tŕnh này, ngoài việc lấy các lớp khoa học xă hội b́nh thường, phải thực hiện quy củ thời khóa biểu luyện tập của một người lính. Tại UCLA, các sinh viên thiếu úy buộc tập thể lực từ 6 giờ sáng đến 7 giờ sáng, 3 ngày một tuần, cũng như huấn luyện về lư thuyết quân sự mỗi Thứ Năm trong ba tiếng đồng hồ.

“Mấy bạn thấy đi học lớp 8 giờ sáng là sớm, nhưng bữa nào em không có lớp 8 giờ là một may mắn lớn.” Mỹ An cười, kể. Cô cũng cho biết một ngày thông thường của cô bắt đầu từ 5 giờ sáng, kết thúc cũng sớm, dù có bất kỳ cuộc tụ tập vui chơi nào, để chuẩn bị cho ngày hôm sau.

Học đại học, đặc biệt tại UCLA, có thể nói là không nhẹ nhàng với tỉ lệ đầu vào rất thấp. Vào được trường đă khó, để đạt được điểm cao, chọn vào chương tŕnh ROTC, được chọn làm chỉ huy cho toàn bộ trung đoàn, lại càng khó. Và có lẽ, nh́n một Mỹ An nghiêm ngạnh, cứng cỏi, ít người dưới quyền chỉ huy của cô biết được là khi ở nhà, Mỹ An dịu dàng giúp mẹ chăm sóc ông bà ngoại, những người đă hơn 90 tuổi.

“Sau khi ba mất lúc em 16 tuổi, mẹ đưa ông bà ngoại về ở cùng hai chị em em. Nhà có một chiếc xe, sáng sớm mẹ đưa em trai em đi học trường trung học, đưa em đi học tại UCLA. Em sáng đi học đến chiều th́ được đón về nhà.” Mỹ An cho biết. Việc luôn gần gũi với gia đ́nh có lẽ là lư do mà cô có thể nói chuẩn Tiếng Việt trong lúc trả lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt.

So sánh việc học quân thuyết và việc học cử nhân chuẩn bị để thi vào trường Y, Mỹ An nói: “Em dành đều thời gian cho hai bên, nhưng phần lớn, việc học ROTC chiếm nhiều thời gian, công sức v́ em đặt trọng vai tṛ người lính.”

Theo lời gia đ́nh Mỹ An, mẹ cô không ủng hộ cô gia nhập quân đội. “Tôi chỉ có một đứa con gái một.” bà Trần Thu Nguyệt nói. Mỹ An được sinh ra ngay vào năm đầu tiên khi vợ chồng bà Thu Nguyệt đặt chân đến Mỹ, năm 1991. “Tính nó cứng rắn, kỹ lưỡng từ nhỏ rồi. Nhưng tôi không thích nó làm lính tí nào.”

Dù vậy, người con gái luôn trong ṿng bảo bọc của gia đ́nh kia vẫn quyết tâm ghi danh vào chương tŕnh tuyển mộ của bộ binh Hoa Kỳ khi bắt đầu cấp trung học, khoảng thời gian sau khi ba vừa mất. Mơ làm lính và để có tiền giúp mẹ là hai lư do Mỹ An theo học chương tŕnh ROTC, cô cho biết.

“Ông ngoại, ông nội, và các cậu của em từng phục vụ trong quân lực Việt Nam Cộng Ḥa. Em rất hănh diện về họ. Em muốn nối tiếp truyền thống cao cả đó… Khi gia nhập vào ROTC, em càng quư trọng đời sống của các binh sĩ.”

“Em dùng học bổng của nhà nước và của UCLA để trả tiền học tiền ăn, c̣n lương lính của ROTC, em để dành để sau này đi học Y.”

Tuy thấp bé nhất, Mỹ An (thứ hai từ phải) là chỉ huy của trung đoàn 74 sinh viên sĩ quan tại UCLA.(H́nh: Thiên An/Người Việt)


Cô gái gốc Việt nộp đơn xin vào chương tŕnh ROTC của UCLA, cố giữ điểm học cao trong khi rèn luyện thể chất. Nếu như điều kiện chương tŕnh đưa ra là điểm học phải trên 2.0 và điểm thể chất trên 300, điểm học của Mỹ An là 3.5 và điểm thể chất vượt xa số điểm yêu cầu. Dù nhỏ con, những tháng ṛng tập chạy bộ, hít đất… đă giúp Mỹ An vượt qua phần thi tuyển. Trong khoảng thời gian học tập và chịu huấn luyện, Mỹ An thêm một lần nữa có dịp chứng tỏ “vừa mạnh mẽ về thể chất lẫn tinh thần”, như lời của các thầy chỉ huy trong ROTC.

Buổi lễ tốt nghiệp hôm Chủ Nhật, 16 Tháng Sáu, đánh dấu một chặng đường vừa qua trên con đường sự nghiệp của Mỹ An Phạm. Trước mặt cô là những dự định, hoài băo tiếp theo đă chờ sẵn.

“Em sẽ nghỉ học một năm để nghiên cứu thêm về khoa học. Em muốn lấy bằng y tá-phụ tá để lấy thêm kinh nghiệm. Sau đó em sẽ xin học bổng của quân đội để tiếp tục học Y khoa.”

Người ta có thể lại bắt gặp viên thiếu uư Mỹ An tại một trường Y trong vùng Los Angleles, gần nơi gia đ́nh cô sinh sống. Bởi v́, trong các sắp xếp cho tương lai, Mỹ An không quên nhắc: “Em muốn gần gũi, chăm sóc em trai v́ nó đă bước vào tuổi vị thành niên… giúp mẹ chăm sóc ông bà năm nay hơn 90 tuổi rồi.”

--

Liên lạc tác giả: vu.an@nguoi-viet.com



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 hatlinh
 member

 REF: 657597
 06/23/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Xin chúc mừng Mỹ An Phạm!

Nh́n thấp bé nhưng mà không thấp bé tí nào, hehe.

Để ư lắm mới thấy Mỹ An đứng hàng thứ hai.


Congratulations!

HLan.


 

 tthanhthanh
 member

 REF: 657599
 06/23/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



TT hănh diện về Phạm Mỹ An quá đi.

Đọc mà nguồn cảm xúc cứ dâng trào.

Người Việt ḿnh nhỏ con vậy chứ làm tới chỉ huy trưởng các chiến hạm Hải quân nhiều lắm , tuy là nữ chứ lái phản lực ném bom F16 như những con mănh hổ , giờ th́ chỉ huy cả đơn vị 70 người bằng 2 trung đội tác chiến.

TT bái phục thật sự luôn.

Qúa đă ...quá đă.

hihii


 

 rongchoi123
 member

 REF: 657615
 06/24/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Người Việt Nam này tuy thấp nhưng nhiều người phải ngước nh́n

 

 ototot
 member

 REF: 657619
 06/24/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Thú thực, tôi không ngạc nhiên lắm, khi thấy thỉnh thoảng lại có một người Việt Nam (hay gốc Việt) nổi trội lên taị những nơi mà sắc tộc cuả họ chỉ là một thiểu số tuyệt đối, như trường hợp cuả cô Mỹ An, và khá nhiều những gương sáng thành công khác cuả người Việt ḿnh ở hải ngoại!...

Tuy nhiên, rất ít khi tôi thấy có ai phân tích nguyên nhân v́ đâu mà họ thành công, mà h́nh như chỉ có một cảm nghĩ đơn giản là cảm phục, là tự hào, cũng chính đáng thôi, nhưng đôi khi cũng hơi … phù phiếm!

Theo tôi, có lẽ chúng ta nên đề cao khả năng chỉ huy hay lănh đạo cuả họ, và xa hơn nưă là tinh thần trách nhiệm cuả những gương sáng này, cũng như họ đă được chăm sóc, được đào tạo thế nào mới trở thành người mà họ đang chứng tỏ, hơn là những mảnh bằng, những chức vụ mà họ đạt được trong cương vị một người sắc tộc thiểu số, đang sống taị những nước đứng đầu trên thế giới!

Thật vậy, số người Việt hải ngoại cũng chỉ vỏn vẹn vài triệu người, so với gần 90 triệu đồng hương cuả họ trong nước, th́ lẽ ra ở quê hương ḿnh cũng có những gương sáng nhiều gấp bội cho thế giới nh́n vào!

Vậy theo tôi, sự khác biệt ở đây là nơi nào những người Việt ḿnh được vun trồng, được lănh đạo giỏi, để trở nên những người có giá trị vô song cho cộng đồng, cho thế giới? Hỏi tức là đă có câu trả lời, phải không các bạn?

Ngày nào mà chúng ta c̣n chứng kiến cảnh những chênh lệch giàu nghèo quá đáng, những bất công xă hội triền miên, những lạm dụng quyền lực trắng trợn, những thái độ vô trách nhiệm cuả nhà cầm quyền, nh́n đâu cũng nhan nhản, … th́ ngày ấy tiềm năng cuả những con người Việt Nam ḿnh không thể phát triển lên được!


Tôi không dám chê trách ai, nhưng cảm nghĩ chân thành là như thế, mong được thông cảm!

Thân ái,


 

 aka47
 member

 REF: 657622
 06/24/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai




AK cũng không ngạc nhiên khi thỉnh thoảng có một người Việt gốc Mỹ nổi cộm thế này , nhưng muốn được nổi cộm không phải dễ , muốn được sự chấp thuận sự đề bạt đưa nhân vật thành người quan trọng , người chỉ huy không phải dễ dàng trong một đất nước như Hoa Kỳ.

Tất cả bằng sự phấn đấu đầy nghị lực của chính bản thân ,không under table...không van xin cầu cạnh.

Người Việt trong nước có nhiều nhân tài nhưng v́ sự chơi "phao" nhiều quá nên bị d́m xuống trong khi cái lũ chó nhảy bàn độc th́ lủ khủ mà không có thực tài.

Đừng nói đâu xa... ngay cả những anh chị em VN Hải Ngoại muốn lấy cái bằng kỹ sư để có việc làm , muốn vô Đại Học danh tiếng ở Mỹ cũng phải trầy vi tróc vẩy chứ không phải nạp đơn là ...nhận đâu.

Thế mà chị Mỹ An một người Việt thiểu số này người tuy thấp nhỏ con nhưng với kiến thức tài năng siêu việt đă làm cho cả đơn vị nể phục và dưới sự chỉ huy của chị nhất là trong một đơn vị Quân Đội của Mỹ.

Nếu chị vẫn c̣n ở VN th́ có phải chị mất đi cái tài giỏi của chị hay không, và sống âm thầm như những người khác mà thôi.

AK ngưỡng mộ chị và rất thần tượng chị...

Xin cảm ơn bài viết..

hihii


 

 hatlinh
 member

 REF: 657647
 06/24/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Mến Chào Bác OT, RongChoi và AK!

TT8 xin cám ơn lời chia sẻ của AK và RC, riêng bài chia sẻ góp ư
của Bác OT. rất hay và đầy ư nghĩa.

TT8 xin gửi thêm một bài sau đây , mời Cả Nhà cùng đọc.
Nếu ai biết xin chia sẻ cho TT8 học hỏi để hiểu thêm. Xin cám ơn trước.
*****



Vũ khí giáo dục Mỹ ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đă dành nhân lực tiền tài đáng kể để cố gắng nhào nặn kẻ thù cũ theo h́nh ảnh nước Mỹ.
Với một đất nước khao khát học tập, dân số trẻ, theo Khổng giáo, c̣n ǵ tốt hơn là giáo dục? Mục tiêu chung cuộc không chỉ là gây ảnh hưởng mà c̣n quyến rũ và chuyển hóa.

Đại kế hoạch

Nền tảng cho các hoạt động liên quan giáo dục của Mỹ ở Việt Nam là một điện tín thời trước Wikileaks, U.S-Vietnam Education Memo, từ Sứ quán Mỹ ở Hà Nội mùa xuân 2008. Văn bản tám trang, 4,330 chữ, đầy những nhắc nhở lạc quan về việc phải nắm bắt cơ hội và tận dụng sự ngưỡng mộ của người Việt dành cho hệ thống giáo dục đại học Mỹ. Hoa Kỳ được mô tả như một hiệp sĩ trong áo giáp sáng ngời, với thái độ nói được làm được và tinh thần hào sảng, sắp đến giúp hàng triệu bậc cha mẹ và học sinh tuyệt vọng người Việt.
Điều ghê tởm về bức điện này không chỉ là ngôn ngữ bạo động, giọng văn coi thường hay thong tin thiếu chân thực. Các dữ kiện, con số, phân tích và kết luận rằng hệ thống đại học Việt Nam đang khủng hoảng đều chính xác và giống như các bài gần như hàng ngày trên truyền thong nhà nước Việt Nam. Sự ghê tởm là Hoa Kỳ trắng trợn muốn lợi dụng một yếu kém trong xă hội Việt Nam để có lợi ích địa chính trị. Thử nghĩ về nó như con ngựa thành Trojan nhằm thay đổi xă hội, mà c̣n được gọi là diễn biến ḥa b́nh.
Bức điện kết luận: “Chỉ với một phần nhỏ trong chi tiêu dành cho các chương tŕnh và hoạt động khác trong vùng, chúng ta có thể tái định h́nh quốc gia này theo các cách đảm bảo có tác động tích cực, sâu sắc trong nhiều thập niên tới. Nếu chúng ta muốn Việt Nam 2020 trông giống Hàn Quốc hơn Trung Quốc, nay là thời điểm hành động.”
Theo cách lư luận này, chính phủ Mỹ, trong giấc mơ, muốn có tất: quan hệ nồng ấm với Việt Nam, Việt Nam biến h́nh thành Hàn Quốc và trở nên lực lượng đối trọng trong vùng với ‘anh cả’ phương Bắc và kẻ thù chung, Trung Quốc.

Trung tâm Hoa Kỳ
Nhân viên Sứ quán viết tài liệu này có vẻ hoan hỉ đến chóng mặt trước viễn cảnh Hoa Kỳ có thể tác động đường đi chính trị tại Việt Nam thông qua trao đổi giáo dục và các hoạt động ủng hộ giáo dục ở Việt Nam.

Đại sứ Mỹ Michalak quan tâm giáo dục tại Việt Nam

‘Các trung tâm Hoa Kỳ’ gần đây thành lập đă đóng vai tṛ quan trọng trong chiến dịch quyến rũ nhằm chinh phục giới trẻ. Kể từ nhiệm kỳ Đại sứ Michael Michalak, người tự nhận là ‘Đại sứ Giáo dục’ (tháng Tám 2007 đến tháng Hai 2011), đă có nỗ lực tập thể hướng tới thanh niên, giáo viên và giảng viên đại học. Nỗ lực này dính líu nhân viên sứ quán, các cơ quan liên hệ như USAID và đủ loại diễn giả khách mời. Có các loạt bài nói chuyện, chiếu phim, ḥa nhạc, câu lạc bộ sách, hoạt động giáo dục, câu lạc bộ tiếng Anh, Diễn đàn Hoa Kỳ học và cả trang ‘tự học MBA’ trên trang web lănh sự Mỹ, đăng thông tin kinh tế và kinh doanh “được các chuyên gia Mỹ của chúng tôi mang tới Việt Nam”.
Các ví dụ về cách nghĩ và mục tiêu của nhiều hoạt động này có thể t́m thấy qua các điện tín của phái bộ Mỹ tại Việt Nam trong 10 năm qua, bị Wikileaks tiết lộ. Một tài liệu như thế, có tựa Nhiều thanh niên Việt Nam tin tưởng Anh Hai theo dơi Internet, nhắc về một cuộc thảo luận hồi tháng Giêng 2010 tại Trung tâm Hoa Kỳ ở Hà Nội sau khi chiếu một diễn văn của Hillary Clinton về tự do Internet. Giả định đằng sau kiểu trao đổi thế này giữa viên chức Sứ quán và thanh niên Việt Nam là Phương thức Mỹ là Cách tốt nhất.
Một trong những giả định đáng ngờ là người Việt học ở Mỹ sẽ trở về, không chỉ là bạn của Hoa Kỳ và người dân Mỹ mà c̣n là bạn của chính phủ Mỹ. Người ta nghĩ người Việt được đào tạo ở Mỹ sẽ tích cực hướng đến những tư tưởng Mỹ, bao gồm mục tiêu chính sách của Mỹ và nền ḥa b́nh kiểu Mỹ (Pax Americana). Các viên chức hy vọng rằng nhiều người sẽ có được vị trí để thi hành các thay đổi thuận cho Mỹ trong những thập niên kế tiếp và sẽ dễ bảo để làm vậy.

"Một trong những giả định đáng ngờ là người Việt học ở Mỹ sẽ trở về, không chỉ là bạn của Hoa Kỳ và người dân Mỹ mà c̣n là bạn của chính phủ Mỹ. Người ta nghĩ người Việt được đào tạo ở Mỹ sẽ tích cực hướng đến những tư tưởng Mỹ, bao gồm mục tiêu chính sách của Mỹ và nền ḥa b́nh kiểu Mỹ.

Giáo dục được xem là công cụ sức mạnh mềm tối hậu, phương tiện gây ảnh hưởng rất hiệu quả và là tác nhân gây đổi thay sâu rộng trong chiến lược dài hơi để đạt được trong ḥa b́nh những ǵ Mỹ đă không có nhờ quân sự trong Chiến tranh Đông Dương lần Hai.

Ảo tưởng

Những điều này không hẳn là suy nghĩ của Thượng nghị sĩ J. William Fulbright khi ông đề nghị tạo ra chương tŕnh học bổng hàng đầu của chính phủ Mỹ. Fulbright từng nói về mục tiêu của trao đổi giáo dục: “Mục đích là giúp người Mỹ làm quen với thế giới thực sự, và để các sinh viên, học giả từ nhiều nơi làm quen với nước Mỹ thực sự.”
Như bất kỳ nước nào, Hoa Kỳ có các điểm mạnh và thành tựu – các mô h́nh, cách tiếp cận, cách nghĩ – có thể được áp dụng và bắt chước ở Việt Nam. Mỹ cũng có những khiếm khuyết và các câu chuyện cảnh cáo. Quan niệm rằng trao đổi giáo dục quốc tế nên đóng góp cho việc chuyển hóa các xă hội khác theo mô h́nh Mỹ không chỉ sai lầm mà c̣n không khả thi và ảo tưởng.
Với những người dành đời ḿnh cho giáo dục quốc tế và tự xem ḿnh như công dân toàn cầu, mong ước của chúng tôi là đóng góp nhỏ nhoi cho một thế giới yên b́nh, công bằng và b́nh đẳng hơn. Thay v́ trung thành với một đất nước-nhà nước, không gian tri thức, la bàn đạo đức và cảm thức kết nối của chúng tôi mở ra với toàn nhân loại.

Nếu muốn thực sự trung thành với giáo lư nghề nghiệp của ḿnh, chúng tôi phải bác bỏ “các lợi ích quốc gia” khi chúng xung đột hay gây hại cho quyền lợi và khát vọng của đồng loại ḿnh. V́ mục tiêu đó, chúng tôi phải chống lại nỗ lực của một chính phủ có chính sách ngoại giao bắt rễ trong chủ nghĩa dân tộc và trâng tráo dùng giáo dục làm vũ khí của sức mạnh mềm.
Chúng ta đừng quên rằng người Việt nên có tự do để quyết định vận mệnh của ḿnh mà không có can thiệp từ bên ngoài, đặc biệt lại từ một quốc gia đă là nguồn gốc của nhiều khổ đau.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, giám đốc điều hành của Capstone Vietnam, một công ty nhân lực có văn pḥng ở Hà Nội và TP. HCM. Từ 2005 đến 2009, ông là giám đốc tại Việt Nam cho Viện Giáo dục Quốc tế (Institute of International Education).


 

 hatlinh
 member

 REF: 657669
 06/25/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Hội Ngộ Babylift


Nhật báo OC Register hôm Thứ Hai cho biết sẽ có một kỳ hội ngộ cho các trẻ em và những cựu chiến binh Mỹ tham dự chiến dịch Không Vận Trẻ Em 1975 -- thường biết dưới tên gọi “1975 Operation Babylift” -- vào những ngày giữa tháng 7-2013.

Nơi hẹn sẽ là một thành phố biến ở Quận Cam: dự kiến sẽ có hàng trăm người tới Dana Point tháng tới. Bản tin nói, một hội bất vụ lợi kết hợp với các nhóm cựu chiến binh Mỹ ở Quận Cam để làm cuộc hội ngộ ở Dana Point cho những người liên hệ tới chiến dịch Operation Babylift, hồi năm 1975 đã dùng phi cơ di tản vài ngàn trẻ em mồ côi VN ra khỏi Nam VN vào những ngày cuối cuộc chiến.

Các trẻ em này đưa vào định cư ở Mỹ và một số nước khác, trong đó có Úc, Pháp và Canada.

Dự kiến hội ngộ sẽ là các ngày 12 tới 15 tháng 7-2013.

Nơi hội ngộ sẽ là khách sạn Dana Point Marina Inn, 24800 Dana Point Drive.

Trường hợp bạn muốn tham dự, có thể liên lạc (714) 724-4477, hay là vào trang torch1975.org.

Hội ngộ này cũng là mừng 100 năm sinh nhật Tổng Thống Gerald Ford, người ra lệnh thực hiện chiến dịch di tản này.

Tổ chức Torch 1975 chính thức thành lập năm 2011 bởi cô Jessica Nguyen, con gái của một tù binh người Việt.

Bao1ó OC Register nói,c ô Nguyen cho biết, hội ngộ 4 ngày sẽ có nhiều hội thảo, tái diễn lịch sử, dạ tiệc và một cuộc thi đan1h golf vì từ thiện, với tiền thu được sẽ hỗ trợ cựu chiến binh, chiến binh và gia đình. Cũng như sẽ có 2 diễn giả chính nguyên từng tham dự chiến dịch 1975.

Nhưng chiến dịch này như thế nào?

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia mô tả:

“Chiến dịch Babylift là tên gọi một chiến dịch di tản quy mô lớn của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam diễn ra từ 3-26 tháng tư, 1975, ngay trước khi Sài Gòn thất thủ. Chiến dịch này nhằm mục tiêu đưa trẻ em từ Nam Việt Nam sang Hoa Kỳ và các quốc gia khác, trong đó bao gồm Pháp, Úc, Canada. Tính đến khi chuyến bay cuối cùng rời khỏi Nam Việt Nam, đã có trên 3.300 trẻ sơ sinh và trẻ em được di tản, mặc dù con số báo cáo thực tế rất khác biệt. Hàng ngàn đứa trẻ đã rời khỏi Việt Nam bằng đường hàng không và được nhận nuôi bởi các gia đình trên khắp thế giới.”

Cũng cần ghi nhận rằng, nhà văn Mỹ Dana Sachs đã có một tác phẩm hé mở thêm về chiến dịch này.

Một bản tin đài VOA ngày 10.06.2010 đã kể và phỏng vấn nhà văn này rằng:

“Bà Dana Sachs, một nhà văn, nhà báo tự do, nhà biên tập và nghiên cứu lịch sử, là một người rất đam mê viết các đề tài về Việt Nam. Mới đây, nhân kỷ niệm 35 năm ngày chiến tranh Việt Nam kết thúc, bà đã cho xuất bản cuốn sách mới nhất có tựa đề “The Life We Were Given”, xin tạm dịch là “Cuộc đời được trao tặng”, một cuốn sách hé mở nhiều sự thật về chiến dịch sơ tán trẻ mồ côi khỏi Việt Nam, mang tên Operation Babylift, vào giao đoạn kết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam năm 1975.

...
Bà Dana Sachs: Đúng vậy, hầu hết các em trong số đó, có thể vào khoảng 80%, là các em bé sống trong các trại trẻ mồ côi ở Việt Nam lúc đó, tuy nhiên có một số đáng kể các em vẫn sống với cha, mẹ trước đó, nhưng vì cha, mẹ các em hoảng sợ rằng các em có thể sẽ bị giết hại sau khi kết thúc chiến tranh. Vì vậy họ đã để con cái họ được đưa đi sơ tán với ý nghĩ để cứu mạng sống cho con mình. Tuy nhiên, khi con họ đã được đưa lên máy bay và đưa đi rồi thì họ không còn có thể thay đổi được quyết định của mình nữa và không thể đưa được con cái họ quay trở về.

VOA: Vậy có phải chính những lời đồn thổi và chiến dịch tuyên truyền đã càng làm tăng thêm sự hoảng loạn vào thời điểm đó không thưa bà?

Bà Dana Sachs: Chính xác là vậy. Vào những tuần lễ cuối cùng của cuộc chiến, có rất nhiều lời đồn ở miền nam Việt Nam, đặc biệt là về những đứa con lai Mỹ. Có những lời đồn như là cộng sản sẽ vào miền nam, họ sẽ đi tìm những đứa con lai của những người lính Mỹ, và họ sẽ moi gan, mổ bụng những đứa trẻ đó. Những lời đồn về những điều vô cùng dã man như vậy đã khiến những gia đình, đặc biệt là những bà mẹ có con với những binh sĩ Mỹ, thực sự sợ hãi rằng con cái họ sẽ bị giết hại, vì vậy mà họ đã để con mình được đi sơ tán. Sau khi cuộc chiến kết thúc thì rõ ràng là cộng sản đã không giết hại những đứa trẻ đó. Mặc dù những bà mẹ này nhận ra rằng có thể cuộc sống của con cái họ sẽ gặp khó khăn nếu ở lại Việt Nam nhưng chắc chắn là con họ sẽ không bị giết hại, họ muốn nhận lại con mình, nhưng lúc đó thì đã quá trễ rồi...” (hết trích)

Cuộc chiến thực sự đã qua rồi. Đã gần 4 thập niên.

Những trẻ em trong chiến dịch kia có thể đã có em có cháu ngoại, cháu nội... Và cũng có thể có em đã gặp bệnh dữ và ra đi sớm...

Cũng có những em đã về thăm lại Việt Nam, vùng đất đau thương một thời, và bây giờ vẫn còn là một trong những “thành trì xã hội chủ nghĩa cuối cùng.”

Với các em, không có hận thù nào vương đọng.

Xin chúc lành cho các em.

Tác giả : Trần Khải


 

 hatlinh
 member

 REF: 658177
 06/30/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Cô gái có mức lương thực tập 5.500 USD

Nhỏ nhắn, b́nh dị, Huỳnh Chí Như Quyên tạo được thiện cảm với người đối diện ngay cái nh́n đầu tiên. Và chỉ qua vài câu chuyện đă đủ hiểu v́ sao cô gái An Giang này lại được Microsoft trọng dụng đến vậy.[/h] Ở tuổi 14, Quyên bắt đầu việc học tập tại Mỹ khi vừa học xong lớp 8 tại quê nhà Long Xuyên. Quyên nhanh chóng khẳng định sự thích nghi với môi trường sống và học tập khác biệt bằng kết quả học tập đáng nể, khi vào được ṿng cuối cuộc thi tuyển chọn học sinh giỏi toán quốc gia toàn nước Mỹ. Đặc biệt hơn, Quyên là một trong số rất ít học sinh Việt Nam được cấp học bổng toàn phần vào Massachusetts Institute of Technology (Mỹ), trường đứng đầu thế giới về lĩnh vực công nghệ thông tin theo QS World University Ranking.

Như Quyên - Ảnh: Nhân vật cung cấp


Chưa dừng lại ở đó, cô gái 22 tuổi này hiện đă có 2 bằng ĐH và gần hoàn tất chương tŕnh thạc sĩ chỉ trong 4 năm học. Để có được kết quả hôm nay, ngay khi nhập học, Quyên đă học cùng lúc hai ngành công nghệ thông tin và quản lư tài chính. Với kết quả học tập tốt kèm theo kinh nghiệm thực tập bên ngoài, Quyên là một trong số ít sinh viên được trường tuyển thẳng vào chương tŕnh thạc sĩ khi đang là sinh viên năm thứ ba. Ở thời điểm nhận bằng tốt nghiệp ĐH, Quyên đă hoàn tất ba trong bốn học kỳ của chương tŕnh thạc sĩ trước khi chính thức trở thành thạc sĩ công nghệ thông tin vào cuối năm nay.

Chia sẻ về điều này, Quyên cho biết: “Đó là khoảng thời gian đầy áp lực với bài vở. Nếu sinh viên b́nh thường chỉ đăng kư 4 th́ em phải đăng kư tới 6, 7 học phần trong mỗi học kỳ”.

Dù việc học quay như chong chóng, Quyên vẫn sắp xếp thời gian xin thực tập tại Microsoft khi là sinh viên năm hai. Việc xin thực tập của Quyên là một câu chuyện thú vị khi phải trải qua cuộc phỏng vấn dài 8 tiếng đồng hồ tại Microsoft. Quyên kể: “Vượt qua ṿng phỏng vấn sơ tuyển tại trường, em được mời đến trụ sở của Microsoft tiếp tục phỏng vấn. Đó là một ngày thật dài và căng thẳng, khi em được 5 người khác nhau thay phiên phỏng vấn liên tục từ 9 giờ sáng đến tận 5 giờ chiều. Thậm chí, bữa ăn trưa cũng được sắp xếp thành cuộc phỏng vấn. Dù mệt và căng thẳng nhưng bù lại, chiều rời tàu điện ngầm về nhà em nhận được thư thông báo tiếp nhận thực tập. Họ đă hỏi rất nhiều từ kiến thức đến kỹ năng, nhưng có lẽ họ rất cần những kỹ năng mềm mà em tích lũy được từ kinh nghiệm cuộc sống”.


Suốt 10 tháng nghỉ hè, Quyên tập trung toàn bộ cho việc thực tập với mức lương 5.000 USD/tháng. Quyên hoàn thành đợt thực tập xuất sắc khi nhận được lời mời quay trở lại thực tập tiếp vào năm sau. Một lần nữa, Quyên có cơ hội tham gia thực tập 12 tuần tại Microsoft khi kết thúc năm thứ ba, với mức lương tăng lên 5.500 USD/tháng. “Lần thực tập thứ hai khó khăn hơn rất nhiều khi em được tham gia viết phần mềm chuẩn bị cho sự ra mắt của Windows 8. Mọi thứ đều mới mẻ nên em vừa làm việc vừa học thêm rất nhiều. Cuối cùng, những ứng dụng trong Windows 8 do nhóm em viết hiện đă có mặt trên thị trường”, Quyên chia sẻ. Quyên cho biết thêm: “Những điều học được trong quá tŕnh thực tập là vô giá, khi em có môi trường thực sự để ứng dụng kiến thức đă học trên trường lớp. Nhưng cái được lớn nhất chính là lời mời làm việc chính thức từ Microsoft khi em kết thúc đợt thực tập thứ hai. Tuy nhiên, để hoàn thành chương tŕnh thạc sĩ em sẽ chính thức trở thành kỹ sư phần mềm với tập đoàn này bắt đầu từ tháng 1.2014”.

Ngày 20.7 tới, Quyên c̣n xuất hiện trong chương tŕnh hội thảo du học Mỹ của tổ chức VietAbroader với vai tṛ khách mời, chia sẻ những kinh nghiệm bản thân về việc viết luận văn xin học bổng du học tại Mỹ.
Hà Ánh



 

 aka47
 member

 REF: 658179
 06/30/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Cho AK hỏi nhỏ nhỏ là sau khi hoàn tất tất cả việc học th́ em này có về lại VN không?

Nếu về sợ không có đất dụng vơ th́ phí phạm tài năng quá.

Mà ở lại th́ VN cho cho đi luôn không?

hihii


 

 ototot
 member

 REF: 658183
 06/30/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Tôi vưà đọc, và vưà góp ư, về đề tài "Đi cầu nơi công cộng..." cuả bác calinhoem kể chuyện ... nhện cắn chết người..., mới nghe th́ có vẻ xôm, xem lại hoá ra ... tin vịt!

Bây giờ lại đọc một chuyện "loạ" khác, th́ đương nhiên là phải kiểm chứng lại, ngơ hầu biết chắc tin này là thật, để khỏi mừng hụt.

Bèn đánh những "từ khoá" (key words là Huynh, Chi, Nhu, Quyen) vào Google th́ đều t́m ra cùng một bài văn (text) với cùng một h́nh ảnh xuất hiện trên các website xuất xứ từ Việt Nam như tinmoi.vn, talkvietnam.com, tienphong.vn..., thanhnien..., nhưng tuyệt nhiên không thấy có nguồn nào từ Mỹ hay từ website cuả người Mỹ gốc Việt cả, nên cũng thấy cần cảnh giác!

Thực t́nh mà nói, không phải có thành kiên hay không tin những nguồn từ Việt Nam, theo kiểu "bụt nhà không thiêng", nhưng là tin lạ, th́ phải thận trọng thôi! Sinh viên chưa tốt nghiệp mà đă được hiến lương tháng 5.500 đô bởi một tập đoàn tin học lớn nhất thế giới, mà tuổi đời mới 22 cái xuân xanh, th́ đúng là tin lạ! (Nhất là trong khi nhiều sinh viên vưà ra trường trên nước Mỹ đang lo kiếm việc làm không ra, tỷ lệ thất nghiệp vẫn c̣n hơi cao...)

T́m kiếm măi, mới ḷi ra bản tin ngày 1 tháng 7 năm 2013 (tức là mới nhất) cuả vntime.vn (chắc là xuất xứ từ Việt Nam) đă cập nhật viết nguyên văn là ...."Huỳnh Chí Như Quyên, một nữ sinh gốc Việt tại Mỹ vừa nhận được học bổng ĐH toàn phần trị giá 200.000 USD của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Gia đ́nh Quyên cho biết, có 1.000 học sinh trên toàn thế giới lọt vào ṿng chung kết để xét học bổng của MIT. Quyên sang Mỹ cùng gia đ́nh từ năm lớp 9 và hiện đang học lớp 12."

Theo tôi hiểu, "nữ sinh gốc Việt" có nghiă đă nhập tịch Mỹ, nếu không đă là du sinh Việt! "Quyên sang Mỹ từ năm lớp 9" th́ cụ thể là năm nào? Bản tin cập nhật đề ngày 1-7-2013 mà viết "hiện đang học lớp 12" th́ tại sao đă có 2 bằng đại học và sắp lấy bằng thạc sĩ (masters' degree) thỉ ở lớp 12 làm chi cho chật chỗ?

Vậy bản tin nào là thật? Bản nào là ... vịt?

Vậy mời bà con ai rành lướt web, hăy thử kiểm chứng lại coi và cho biết sự thật, để bà con và bản thân mừng cho một người Việt trên đất Mỹ nưă!


Thân ái,


 

 hatlinh
 member

 REF: 658208
 06/30/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Con xin cám ơn bản tin của Bác OT,

con sẽ chờ xem có thêm thông tin ǵ mới chính xác hơn,

con sẽ post lên sau, sẳn đây con xin thay đổi vài chữ của chủ đề

v́ con lấy sao th́ bỏ lên vậy...nhưng nếu ghi là Nữ sinh gốc Việt th́ hay hơn..

Chúc Bác có một buổi tối an vui!


 

 aka47
 member

 REF: 658210
 06/30/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Chị phải viết là Bác OT , chứ gọi Bác Bác em tưởng là Bác Hồ đấy.

hihii


 

 traithom
 member

 REF: 658737
 07/06/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
*******

hahahahahhhhaaa....

Cô bé Aka này ..."xí xọng..." hết chổ chê...mần TT tui cuời rụng rốn luôn...

"Phá hoài" aka...

mến

TT


 

 aka47
 member

 REF: 658744
 07/06/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Anh TT biết hôn?

AK thấy Bác Hồ không đáng xách dép cho Bác OT nếu so sánh về nhiều lĩnh vực.

Nhất là lĩnh vực đạo đức.

Nên em chọc chị cưng cho vui một xíu mà mục đích chính là chỉ muốn ấn tượng Bác OT một tí đó mà.

Chúc cuối tuần thật vui.

hihii


 

 hatlinh
 member

 REF: 661523
 08/12/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Gương hiếu học của một người Mỹ gốc Việt

Ông Hung Ta, 60 tuổi, là một trong năm sinh viên của đại học Coastline của Quận Cam nhận được học bổng 5,000 đô la của Quỹ Asian and Pacific Island American Scholarship Fund (APIASF) mùa xuân vừa qua


Ông Hung Ta. Photo Courtesy: articles.dailypilot.com

Một công dân Mỹ gốc Việt cao niên hy vọng tấm gương hiếu học của ông sẽ là nguồn cảm hứng của nhiều đồng hương gốc Việt ở Hoa Kỳ, nhất là thế hệ trẻ.

Ông Hung Ta, 60 tuổi, là một trong năm sinh viên của đại học Coastline của Quận Cam nhận được học bổng 5,000 đô la của Quỹ Asian and Pacific Island American Scholarship Fund (APIASF) mùa xuân vừa qua

Ông nói: “Tôi muốn chứng tỏ ḷng biết ơn của ḿnh đối với đại học Coastline v́ đă cho tôi cơ hội ganh đua, đây là một vinh dự rất to lớn”. Bà Loretta P.Adrian, Chủ Tịch đại học Coastline nói: “Quỹ APIASF chỉ tặng học bổng cho 9 đại học trên khắp Hoa Kỳ”

Cùng với vinh dự nói trên, ông Hung Ta c̣n được mời tham gia Hội Nghị 2013 Higher Education Summit được tổ chức vào tháng 6 năm nay tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn.

Trước năm 1975 ông Ta là sĩ quan quân đội VNCH, vào năm 2010, người anh của ông đă làm giấy bảo lănh cho ông đến Hoa Kỳ. Ông Ta nói ‘chờ cả đời mới được đi Mỹ, giờ đây tôi chỉ muốn tiếp tục học ngành tâm lư học ở đại học Coasline’

Khi đến Mỹ, ông Ta được biết qua Hội Nghị Mùa Hè ở Hoa Thịnh Đốn là chỉ có 16% người Mỹ gốc Việt có được bằng tốt nghiệp đại học mà thôi. Ông nói: “Tôi muốn các thế hệ Mỹ gốc Việt trẻ tuổi phải học cho xong đại học, đó là nỗi ao ước của tôi”

Nguồn: Trường Giang/ The Daily Pilot/ baocalitoday


 

 hatlinh
 member

 REF: 662180
 08/28/2013

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Cô gái nhận học bổng của 7 trường ĐH Mỹ

Cô gái Việt này phải rất khó khăn để từ chối đến 6 trường ĐH, nhằm bước vào trường ĐH danh giá nhất thế giới – Harvard. Liên tục trong 6 năm, Tường Vân đều nhận được bằng khen của 2 tổng thống Mỹ.

Em Lê Ngọc Tường Vân, quê ở TP.Huế (hiện vừa kết thúc khóa học cấp 3 tại trường Stanton College prepo Jacksonville Florida, thành phố Florida, Mỹ) được 7 trường đại học (ĐH) danh tiếng thế giới mời về học và lo những suất học bổng toàn phần suốt 4 năm học.

Stanton College prepo Jacksonville Florida, thành phố Florida, Mỹ) được 7 trường đại học (ĐH) danh tiếng thế giới mời về học và lo những suất học bổng toàn phần suốt 4 năm học: ĐH Harvard, Princeton, Yale, Stanford, University of Pennsylvania, Emory University, University of California at Berkeley. Cô gái Việt này phải rất khó khăn để từ chối đến 6 trường ĐH, nhằm bước vào trường ĐH danh giá nhất thế giới – Harvard.Chọn ĐH Harvard, từ chối 6 trường Ít ai biết rằng, liên tục trong 6 năm, Tường Vân đều nhận được bằng khen của 2 tổng thống Mỹ v́ những thành tích học tập xuất sắc của ḿnh.



Sinh ra trong một gia đ́nh truyền thống kinh doanh, bố là ông Lê Văn Minh Đức (SN 1965), mẹ là Trần Thị Chinh Chiến (1968) - là chủ một doanh nghiệp tư nhân ở Thừa Thiên-Huế. Tường Vân mong muốn có một ngày được đặt chân đến một đất nước văn minh hiện đại nhất thế giới để học tập. Thấy con cứ nằng nặc đ̣i theo anh trai Lê Văn Minh Trí (SN 1991) đi du học, học xong lớp 6 tại trường THCS Nguyễn Tri Phương (TP.Huế), bố mẹ đồng ư cho Tường Vân đi theo anh sang Mỹ du học. Vậy là vào năm 2007, hai anh em sang Mỹ du học và ở với d́.



Tường Vân chia sẻ: “Thời gian đầu em gặp hơi nhiều khó khăn. Tiếng Anh c̣n kém, văn hóa và cách sống c̣n nhiều lạ lẫm. Khi mới qua, ngày nào về nhà em cũng phải cầm Kim từ điển tra từng từ một để đọc sách giáo khoa và làm bài về nhà. Nhưng dần dần quen, khoảng 3 tháng sau em bắt đầu tiếp thu được thầy cô dạy ǵ trong lớp. Nhờ những khó khăn ban đầu này mà em siêng học hành và cố gắng phấn đấu học tập. Cuối năm đầu tiên, em được trường tặng giải “Học sinh toàn diện nhất” trong trường. Em rất vui v́ những cố gắng của ḿnh đă gặt hái được một chút thành công”.

Suốt 6 năm trời ở Mỹ là một học sinh xuất sắc toàn diện, nhưng khi được hỏi duyên đến với Harvard, cô bé vẫn khẳng định em đến Harvard là một may mắn. “Trước đây khi chọn nộp đơn vào đại học, em không nghĩ là ḿnh sẽ được vào Harvard. Nhưng em thử nộp đơn để xem khả năng của ḿnh như thế nào.

Em cũng muốn được học tại các trường đại học giỏi của Mỹ, nên em nộp đơn cho khá nhiều trường nổi tiếng: Princeton, Yale, Stanford, University of Pennsylvania, Emory University, University of California at Berkeley. Hạnh phúc nhất là em được nhận vào tất cả các trường này với học bổng toàn phần, và được quyền lựa chọn học trường nào. Sau khi tham khảo các thông tin cung cấp trên trang web của các trường, em bâng khuâng không biết nên chọn Princeton hay Harvard.Sau đợt tham quan 2 trường về, em thích môi trường năng động và tấp nập tại Boston hơn nên em quyết định chọn Harvard. Em rất thích Boston, v́ thành phố này gợi nhớ cho em rất nhiều đều về quê hương ḿnh, có rất nhiều các cơ hội khác nhau để t́m việc và đi làm hoạt động xă hội. Boston khá giống Huế, có nhiều quán ăn Việt rất ngon” - Tường Vân chia sẻ.

Không chỉ hoàn thành xuất sắc các môn tự nhiên, Tường Vân c̣n học rất giỏi các môn xă hội, đặc biệt là môn văn. Thế là Vân thường xuyên đăng kư đi thi viết các bài văn thảo luận về một vấn đề thực tế nào đó trong xă hội. Trong các cuộc thi này, Vân đă dành được rất nhiều giải nhất ở khu vực và trong nước, bao gồm Americanism Essay Contest, Mayor Brown essay contest, và Students Who Care Essay contest, thắng được nhiều máy tính Macbook khác nhau. Với thành tích “hoành tráng” như thế, rất nhiều bạn bè trêu chọc Vân là nên mở cửa hàng bán máy Macbook để… lấy tiền.

Ngoài môn văn, Tường Vân cũng rất hay đi thi toán trong vùng và trong bang. Khi ở trường thiếu thầy cô dạy toán, Tường Vân t́nh nguyện dạy bồi dưỡng cho một số đội tuyển thi toán trong trường luôn. Trong những năm vừa qua, Tường Vân hay được giải nh́, ba, tư trong các cuộc thi toán đồng đội, và Vân cũng được một số huân chương top 10 trong một số kỳ thi này. Ngoài ra, Tường Vân cũng được nhận giải nh́ trong kỳ thi xem ai nhớ nhiều số pi nhất và kỳ thi chứng minh các công thức toán.

Ở bên Mỹ, vào các năm cấp 3, các bạn học sinh có thể được chọn tŕnh độ của các lớp học, trong đó có một số chương tŕnh nâng cao như AP (Advanced Placement - Xếp lớp nâng cao) và IB (International Baccalaureate - Bằng tú tài quốc tế). Cô gái bé nhỏ ấy cũng muốn thử thách bản thân nên đă chọn khá nhiều lớp AP và IB. Trong các kỳ thi cuối năm, v́ đạt được số điểm tối đa trong các môn AP, nên Vân được nhận bảng danh dự “National AP Scholar” của nước Mỹ và được một số bằng khen khác ở trong trường. Trong kỳ thi PSAT, Vân được điểm cao nên nhận học bổng “National Merit Scholar” danh dự của nước Mỹ.Ngoài các giải học tập ra, Vân say mê làm công việc xă hội và t́nh nguyện. Thông qua các hoạt động này, Vân đă học được rất nhiều về cuộc sống xung quanh ḿnh và khả năng lănh đạo, marketing, thiết kế, ...

Tường Vân cho biết: “Em t́nh nguyện và lănh đạo nhiều dự án từ thiện khác nhau trong khu vực và được tặng một số giải thưởng v́ thành tích hoạt động xă hội của ḿnh. Em được nhận một huân chương từ Tổng thống Obama, được công nhận là học sinh của năm của Exchange Club, được tuyên dương là một trong những t́nh nguyện viên ưu tú của tổ chức HandsOn Jacksonville, và được một số học bổng khác nhau v́ các hoạt động này. Trong đó có học bổng 10.000USD từ Nordstrom, 2.000USD từ tổ chức Discus Award, và 1.000USD từ tổ chức Asian American Alliance” .

Thường xuyên lướt web và t́m trên Google để biết thêm nhiều học bổng khác nhau để nộp đơn, và nhờ các hoạt động và thành tích học tập, Tường Vân được một học bổng khá lớn từ Questbridge để trả hết chi phí học hành trong 4 năm đại học.

Chia sẻ “bí quyết” săn học bổng

Trong suốt 6 năm học, từ lớp 7 -12, năm nào Tường Vân cũng nhận được bằng khen của Tổng thống Mỹ, và Thống đốc bang Florida. Ấn tượng nhất, Tường Vân đă đạt được số điểm thi khá cao trong kỳ thi SAT (2.310/2.400) và TOEFL (118/120) - đây là các lớp có chương tŕnh tương đương với đại học. Cô tân sinh viên Tường Vân đạt thành tích cao nhất khi các lớp học ở cấp 3 đều đạt 3.93/4.0.

So với các bạn Việt Nam, Tường Vân luôn khiêm tốn cho rằng ḿnh không bằng các bạn, nhưng những thành tích mà Vân đạt được khiến nhiều bạn phải thán phục. Vân chia sẻ bí quyết học giỏi: “Trong lớp, em thường cố gắng ngồi nghe thầy cô giảng. Nếu có thắc mắc ǵ th́ hỏi thầy cô liền để thầy cô trả lời. C̣n về nhà th́ siêng năng làm bài tập về nhà. Mỗi lần trước khi thi hoặc kiểm tra th́ em đọc lại sách để ôn lại kiến thức cũ.

Ngoài đọc sách, em nghĩ một phần lớn kiến thức của em có được đều đến từ các hoạt động ngoài trường. Khi đi dạy kèm cho các bạn cùng tuổi hoặc là nhỏ hơn, em cũng ôn lại được các kiến thức đă học và học thêm một số kiến thức mới. Khi dạy toán bồi dưỡng em cũng trau dồi được nhiều kiến thức giải toán mới”.

Ngoài ra, các hoạt động t́nh nguyện đă giúp Vân ứng dụng các kiến thức của ḿnh vào xă hội và nhớ các kiến thức học trong lớp lâu hơn khi thấy được các điều đó trong cuộc sống thật.

Cô chia sẻ về tương lai sắp đến của ḿnh: “Trước mắt, em quyết định học về kinh tế và tài chính tại trường Harvard. Hy vọng là trong thời gian tới em sẽ có cơ hội được về Việt Nam để nghiên cứu thị trường và kinh tế ở Việt Nam.

Hiện tại, em cũng chưa xác định cụ thể ḿnh sẽ theo nghề nghiệp nào trong tương lai, nhưng trước mắt em cố gắng học thật tốt, có cơ hội đi tới các nước khác nhau được giao lưu, học hỏi với nhiều bạn bè thế giới. Cho dù em chọn nghề nào đi nữa, mục tiêu của em trong tương lai sau này cũng sẽ là thành lập được một tổ chức từ thiện giúp đỡ các người nghèo khổ ở Việt Nam và các nước khác nhau”.

Ở nhà, cô học sinh Tường Vân được ba mẹ xem là “điếc không sợ súng” và Vân nghĩ là đó cũng là một trong những điều đă giúp em dạt được các thành công như ngày hôm nay. Cô gái nhỏ không quên nhắn nhủ với các bạn rằng: “Điều ǵ cũng có thể đạt được, nếu các bạn lạc quan và quyết tâm thực hiện các mục tiêu ḿnh đă đề ra.

Việc đơn giản nhất là bắt đầu mỗi ngày với một danh sách liệt kê một số mục tiêu nhỏ của bạn trong ngày và hăy cố gắng hoàn thành các mục tiêu nhỏ này. Những điều này, trong thời gian dài, sẽ đem đến cho các bạn nhiều thành công trong cuộc sống và nhiều điều bất ngờ thú vị”.
tm


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network