Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> Những bài văn thi tốt nghiệp dở mếu dở cười

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 nguoihaiduong
 member

 ID 61230
 06/14/2010



Những bài văn thi tốt nghiệp dở mếu dở cười
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien

Kết quả thi tốt nghiệp sắp được công bố cũng là thời điểm có nhiều phản ánh về các bài thi ngộ nghĩnh của những môn thi xă hội.


4 nhóm lỗi

Nhầm từ Âu sang Á

- Sô-lô-khốp chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên thời chống Mỹ, sáng tác tác phẩm "Mặt đường vô vọng".

- Sô-lốp-khốp có một người vợ và 2 đứa con nhưng do chiến tranh tàn khốc đă cướp đi vợ và con ông, chính v́ thế mà cuộc són (sống) của ông k (không) bao giờ cười mà chỉ biết khót (khóc) ban ngày th́ những giọt nước mắt kèm (kiềm) nén đóng khô lại trong trái tim ông c̣n ban đêm th́ giọt nước nc (nước) leo lên trên gối uơc (ướt). Sau một thời gian ông lăo đi kéo xe ḅ để kiếm sống.

- Bài thơ “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Thi trong tập Truyện Tây Bắc.

- Khi gia nhập vào bộ đội, việt (Việt) học tập chăm chỉ để theo anh Quyết sau này làm cán bộ thay anh. V́ vậy, khi việt học chữ thua mai th́ việt tức quá, đập đầu vào đá cho đến khi chảy máu hết tức mới xong. Khi bị giặc bắt th́ việt nút (nuốt) thông tin vào bụng, địch dùng mọi thủ đoạn để uy hiếp, tra tấn dă man để lấy thông tin nhưng việt thà chết chứ không tiết lộ ra bất cứ thông tin nào, dù là nhỏ nhoi nhất.

(Khi nói về quê hương của Sô-lô-khốp, nhiều em viết ông sinh ra ở Sông Hồng. Khi phân tích về đoạn thơ Sóng của Xuân Quỳnh, cả bài làm của một số thí sinh từ đầu đến cuối toàn nói là của Xuân Diệu)

Dùng từ ngữ ngây ngô:

- Xuân Quỳnh đă "phơi" bài văn của ḿnh ra như vậy mà không sợ bị "giảm giá".

- Mổ xẻ trái tim để t́m ra hóc môn yêu.

- Khát nước th́ uống nước rồi khỏi bị khát ngay nhưng khát t́nh th́ uống ǵ đây cho đỡ khát thèm.

- Khi yêu nhau mà người yêu của ḿnh đi nghĩa vụ th́ thối óc.

- Việt rất dũng căm không sợ chết, đối với việt chết là cái hồn rời khỏi các lên nóc nhà chơi.

- Sóng của Xuân Quỳnh là một cội nguồn của Văn học Việt Nam.

- Lúc đầu chờ đợi trog sự lạc quan càng ngày càng trở thành bi quan. Họ muốn chạy tới nơi xa để gặp lại người yêu của ḿnh chứng đó đủ thấy được sự thiệt tḥi của người đàn bà khi trai gái, bồ bịch.

So sánh, liên tưởng... “siêu hạng”

- T́nh yêu như 1 thanh sô cô la dễ chảy nước, đen x́ x́ nhưng lại rất thơm và ngon.

- Tôi - đứa con của một t́nh yêu mang tên Si đa. tôi là đứa con bị gia đ́nh ruồng bỏ là nỗi thất vọng của ḍng họ,và họ bỏ tôi, bơ vơ, lạc lỏng giữa cuộc đời đầy mưu sinh và phức tập. Đâu c̣n ai nhớ đến tôi đâu. (câu 2, nghị luận xă hội)

- Đúng vậy, chúng ta là những con chim chiếc lá kia, sống trong cs (cuộc sống) ḥa b́nh này th́ phải cất cao giọng hót trong sáng cao 1 chết của ḿnh và đem màu xanh tươi tắn hy vọng tô điểm cho cuộc đời. Với một sự thật mà mỗi chúng ta phải hiểu đó là "có vay, có trả" khi bạn cho đi một cái ǵ đó dù bé nhỏ.

- Sóng như một chàng trai khù khờ, dại dột, một thân một ḿnh, thế cô, thân cô, tự ṃ ra tận bể để t́m người đàn bà mà ḿnh chót yêu. Sóng là thứ T́nh yêu lúc th́ trào lên, lúc th́ tụt xuống như cục đá tan từ từ.

Diễn đạt trùng lặp, luẩn quẩn, rối rắm

- Các bạn ở, các bạn hỡi, các bạn, các em có biết không. Các bạn của lớp chúng ta, có thấu hiểu cho ư chí, nghị lực, t́nh thương của con người không. Nhà tôi nghèo. Ba, mẹ anh chị tôi đều ngèo (nghèo) nhưng chẳng thèm làm điều tàn ác. Lúc nào cũng tội nghiệp, thương yêu nhau đến hết cỡ. Đến con gà của hàng xóm chạy sang vườn nhà tôi, tôi, các anh chị tôi cũng không ḍm ngó nữa là. (câu 2, nghị luận xă hội)

- Ở câu 3a, (5 điểm), phân tích nhân vật Việt trong “Những đứa con trong gia đ́nh” của Nguyễn Thi. Một thí sinh chỉ viết được đúng gần 200 chữ với những câu cú tối nghĩa, luẩn quẩn như: "Những đứa con trong gia đ́nh hôm nay em rất sướng vừa qua cuộc sống em rất vui sướng. Vui sướng, bạn bè của quan tâm cuộc sống rất đẹp. Nhân vật viết truyện ngắn những đứa con trong gia đ́nh hôm nay bạn bè của cuộc sống, cuộc sống vui sung sướng khi quan tâm giúp đỡ bạn bà, giúp đỡ lẫn nhau bạn bè việt truyện ngắn hôm nay bạn bè quan tâm nhân vật Việt… ".

Nguyễn Thi có bút danh Nguyễn Ngọc

Dù câu “Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đ́nh của Nguyễn Thi là đề “đóng” nhưng nhiều TS đă thể hiện khả năng “sáng tạo” kinh hoàng.

Một TS đă tưởng tượng hoàn cảnh gia đ́nh Việt vô cùng bi đát: “Cả gia đ́nh em thương binh Việt bị chết sạch sẽ, cả nội ngoại cha mẹ anh chị em đều bị thằng Pháp đem ra pháp trường bắn hạ, chỉ có Việt bị thương c̣n sống với chị Liên đi bộ đội ở nhà chú Năm…”. Khi bị thương nằm lại rừng cao su “Việt không sợ chết mà chỉ sợ con ma lè lưỡi dài tḥn ḷn ngồi trên rừng cao su rên khóc đ̣i con… Lúc này Việt nhớ đến má, nhớ khi xin má đi bộ đội má không cho bảo chị mày lớn đi trước, mày c̣n nhỏ đi rủi chết như má làm sao(!)Giờ th́ Việt nằm chèo queo sợ ma run run…”.

Nếu không có óc tưởng tượng “phong phú” th́ không thể nào TS viết được những ḍng thế này: “Việt bị lạc đồng đội 2 ngày 5 đêm, anh lê đi đến đâu ruồi bu đen ng̣m đến đó. Chỗ vết thương ra máu rất nhiều, có chỗ ướt sũng, chỗ dẻo nhẹo, chỗ th́ khô cứng. Anh lê mũi lê đi trước, hai cù lôi tay nhất cánh tay anh lên, cái chân bị thương cho nó đi sau cùng, anh không biết ḿnh đang ḅ lên những ǵ nữa v́ anh đang bất tỉnh. Tỉnh dậy là anh t́m súng. Tao thấy thằng giặc là tao bắn nó liền. Súng của tao chưa hết đạn mà. Nhưng thực tế anh bị mù th́ làm sao thấy mà bắn được…”.

Khi nói về tính trẻ con gắn với những thành tích của Việt, một TS nhận xét: “Việt rất đỏng đảnh trẻ con ngay cả ở nhà lẫn ở chiến trận. Tham gia quân lính rồi nhưng Việt chưa đủ vị thành niên 17 nên không được phát súng. Việt lấy ná thun bắn chim hằng ngày đi bắn giặc. Mà Việt giỏi lắm, dù chỉ bằng công cụ thô sơ ấy mà bắn cháy được xe bọc thép và cả tiểu đoàn Mĩ chết sạch c̣n anh chỉ bị thương nhẹ ở chân không đi được nên lếch trong rừng cây cao su mấy ngày đêm mà không ra được”.

Chuyện lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia không khó t́m trong bài làm của các sĩ tử năm nay. Cá biệt có TS lư giải cội nguồn ḷng yêu nước, sự dũng cảm của Việt rằng “Việt được má Út Tịch sinh ra ở vùng sông nước sau khi cha và nội bị Pháp chặt đầu nên ghét thằng Pháp hơn ai hết. Việt yêu nước như mẹ, chiến đấu như mẹ, anh hùng như mẹ ḿnh. Chị Chiến th́ chẳng khác tí ǵ mẹ từ miếng ăn miếng ngủ cho tới chăm sóc em”.

Có thí sinh cho rằng “Xuân Quỳnh sống cùng thời với Hồ Xuân Hương, hai nhà thơ hợp sức lại lên án xă hội phong kiến ràng buộc yêu đương tự do, nhất là để giải thoát phụ nữ…”. Đi vào phân tích câu chữ và h́nh ảnh, các TS tha hồ suy diễn. Hăy đọc lời văn của TS phân tích sóng và em: “Xuân Quỳnh mượn sóng để nói người con trai phiêu bạc giang hồ để cho em ở lại đợi mong đến ṃn mỏi, đau buồn tuyệt vọng”.

TS khác “phát hiện” ra một điều hết sức mới mẻ rằng “Nghiên cứu kĩ bài thơ cực hay này em phát hiện ra trên thế gian này chưa có ai khám phá ra một chân lí mới như Xuân Quỳnh: sông lúc nào cũng hẹp hơn bể. V́ vậy tả t́nh yêu phải tả biển thôi chứ sông làm sao hiểu được t́nh yêu của những ai đang yêu. Bài thơ hay như thế nên khi đọc xong nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ nhạc ngay bài hát Thuyền và biển mà bây giờ ai yêu nhau cũng phải hát”.

Phân tích các cụm từ “dữ dội – dịu êm”, “ồn ào – lặng lẽ”, một TS viết “Đó là những cung bậc của t́nh yêu trong một người phụ nữ. Ai cũng nói t́nh yêu phụ nữ khó hiểu lắm. Khi mới yêu th́ họ dịu êm, lặng lẽ, khi về làm vợ rồi th́ dữ dội và ồn ào. Điều này đúng thực tế lắm”.

Giáo viên chấm thi thường xuyên bắt gặp những lỗi ngớ ngẩn trong bài làm của nhiều TS. Ở câu hỏi về tác giả Sô-lô-khốp th́ TS cho rằng “Tác phẩm của Sô-lô-khốp nói về những căn bệnh tâm thần của quốc dân Trung Quốc”.

Nhà văn người Nga này đoạt giải Nô-ben văn học nhưng các TS th́ “trao” cho ông nhiều giải thưởng khác nhau: Giải Nô-ben toán học, giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hóa văn nghệ, giải thưởng Ju-li-e (?!?); cũng có bài làm khẳng định ông quốc tịch Pháp, Mỹ, Ghana, Trung Quốc; gắn bó với ḍng sông Nin, sông Xen; c̣n cho rằng Sô-lô-khốp hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ… Có TS nói “Nguyễn Thi có bút danh Nguyễn Ngọc, tên khai sinh là Nguyễn Trung Thành”…

Theo Sài G̣n Giải Phóng




Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 hanhngan19801
 member

 REF: 545680
 06/15/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Xin góp thêm với bạn một bài văn sưu tầm Điểm 4.

Bài văn bị điểm 4 v́ coi mèo là '"Người bạn" !

Theo Khoa Học và Đời Sống
Bài văn của một học sinh lớp 8, được nhà phê b́nh Phạm Xuân Nguyên đánh giá "xúc động v́ lời lẽ chân thực và giản dị" lại bị cô giáo phê "lạc đề" và cho điểm 4.
Bài văn bị điểm 4 v́ coi mèo là:Mèo không thể thành... "người bạn sống măi trong ḷng tôi"?
Nguyên nhân là do đề bài yêu cầu viết về: "Người bạn ấy sống măi trong ḷng tôi" và cậu bé đă viết về một con mèo.
Sau đây là toàn bộ nội dung bài văn nói trên để bạn đọc rộng đường đánh giá:


Con Miu xấu số!

Năm nay bố mẹ cho tôi về ở hẳn nhà bà ngoại và chuyển đến học ở Trường ĐN. Xa trường cũ QM sau 7 năm học, tôi cũng buồn lắm. Nhiều khi ngồi học mà những thằng bạn trong nhóm “G5” cứ hiện lên trong đầu óc tôi. Tôi nhớ thằng Phương ma lanh, lúc nào cũng ăn mặc gọn ghẽ như người lớn, luôn đầu têu đủ tṛ, được cái học hành cũng chẳng đến nỗi nào. Cả một mùa hè, cậu ta toàn nói dối xin được tiền bố mẹ đi học bơi ở Công viên Tuổi Trẻ, nhưng chỉ là để đăi bọn tôi ăn kem. C̣n thằng Quỳnh hiền lành, nhút nhát, toàn bị đám con gái trong lớp bắt nạt. Thằng Quân học th́ lười, mà chỉ mong sinh nhật để bố mẹ tặng quà. Thằng Dụ to xác nhất lớp, tốt bụng, nhưng đầu óc th́ u mê, có mấy câu hỏi kiểm tra môn Đạo đức mà học măi không thuộc… Rồi c̣n mấy đứa con gái cùng lớp, hay ăn quà, miệng lúc nào cũng bóng nhẫy, nhưng mà cũng t́nh cảm.

Lần tôi nghịch, vẽ bậy lên áo đứa bạn ngồi bàn trước, bị cô giáo phạt đuổi học một buổi, thế mà chúng nó cũng bày đặt thăm hỏi, thư từ… Mỗi lần tôi buồn, nhớ trường cũ, bạn cũ, bà tôi thường lẩm bẩm như vẫn cầu kinh buổi sáng: “Rồi tất cả sẽ quen dần thôi cháu ạ, cháu sẽ có bạn mới ở Trường ĐN, bạn bè có ai ở bên nhau măi được đâu…” Bà tôi nói đúng. Mấy hôm đầu, bài vở ít, chúng tôi c̣n “chát chít” với nhau. Bây giờ đứa nào cũng phải lo học hành, tôi cũng ít nghĩ tới chúng nó hơn. Cô giáo văn bảo về nhà viết bài “Người bạn ấy sống măi trong ḷng tôi”, tôi cũng chẳng muốn viết riêng về một đứa nào trong đám bạn học cũ cả. Mà chúng nó đều sống nhăn nhở cả đấy. Tự nhiên tôi nhớ đến con mèo xấu số của nhà tôi. Nó đă chết cách đây gần một năm, trong một đêm mùa đông. Dạo ấy, khu tập thể của chúng tôi không biết lũ chuột từ đâu kéo về mà nhiều thế. Gia đ́nh tôi sống trong một căn hộ trên tầng 4 của một dăy nhà lắp ghép cũ kỹ. Ban ngày, chuột leo trèo trên ống nước, trên sân thượng, ban đêm chúng đuổi cắn nhau chí chóe trên bể treo đựng nước, cả nhà tôi mất ngủ v́ chuột. Cuối cùng mẹ tôi quyết định nuôi mèo.

Sợ nhà tôi không biết chăm mèo “mẫu giáo”, bà tôi mang cho toàn mèo nhỡ. V́ không quen được với chủ mới, cả 3 con mèo trước đều chỉ ở nhà tôi được mấy hôm rồi đi mất tăm, mất tích. Chỉ có con mèo thứ tư là ở lại. Tôi nhớ, hôm bà ngoại tôi mang đến, nó chỉ nhỏ bằng nắm tay. Bà tôi bảo đây là giống mèo tam thể, v́ nó có ba màu trắng, vàng và đen. Mấy hôm đầu, nó c̣n nhút nhát, cứ trốn biệt dưới gầm tủ lạnh, tôi phải gọi “miu, miu” măi nó mới chịu chui ra. Rồi cũng quen, cả nhà tôi gọi nó là con “Miu”.Nhà tôi có 4 người: bố mẹ tôi, anh trai tôi và tôi. Từ hôm có con Miu, nhà tôi như có thêm một thành viên nữa. Mẹ tôi lại thêm một việc: hàng tuần mua cá cho Miu. C̣n tôi nhận nhiệm vụ ngày hai lần dằm nhỏ cá trộn với cơm cho Miu ăn và thay chậu xỉ than hàng ngày. Bố mẹ tôi đi làm, vắng nhà từ sáng đến tối. Anh trai tôi cũng suốt ngày hết học ở trường, lại học ôn thi ở ngoài. Chỉ có tôi với con Miu ở nhà nhiều nhất.

Suốt từ năm tôi học lớp 1 đến lớp 5, ngày nào cũng vậy, hễ nghe tiếng bước chân tôi đi học về là Miu lại chạy ra, miệng kêu “meo, meo”, dụi đầu vào chân tôi, ra cái vẻ nhớ nhung lắm. Những hôm bị điểm kém, sợ bố mẹ mắng, đi học về tôi buồn thiu, con Miu như cũng muốn chia sẻ, cứ quanh quẩn bên tôi. C̣n những hôm tôi được cô giáo khen, về nhà với bộ mặt tươi tỉnh, Miu cũng xăng xớn chạy ra, chạy vào, cứ y như là nó cũng được cô cho điểm cao vậy.Cứ thế suốt 5 năm trời, tôi và con Miu cứ quấn quưt bên nhau. Có hôm hè, nắng nóng như lửa, tôi đi Công viên Lênin, vớt được cả một xâu cá nổi, con Miu được cả tuần no nê. Có hôm vào nửa đêm, con Miu cứ chạy ra, chạy vào, kêu toáng toàng. Cả nhà tôi phải thức dậy. Th́ ra Miu vừa lập chiến công, săn được một con chuột nhắt, muốn khoe chiến lợi phẩm.Tôi nhớ một lần, vào lúc xẩm tối, nghe tiếng mèo hoang ở dưới đất, con Miu đứng trên ban công nhà tôi cũng cất tiếng kêu, nghe năo nề khác thường. Rồi nó bỏ nhà đi bụi đời mất cả tuần. Mẹ tôi bảo có lẽ nó đă bị bán cho cửa hàng “tiểu hổ”, nhà ḿnh phải t́m con mèo khác thôi, không th́ lũ chuột lại kéo đến. Tôi th́ bảo chắc nó chỉ đi đâu mấy hôm, rồi nó lại về.

Và con Miu về thật. Chỉ có mấy ngày xa tôi mà trông nó thiểu năo quá chừng. Lông nó xù x́, người nó gầy tong teo, mặt mày ủ rũ ra chừng cũng biết ăn năn, hối lỗi. Tôi phải mang xà pḥng kỳ cọ cho nó mất cả buổi, rồi cho ăn bù mấy hôm, Miu mới lấy lại phong độ.Đợt rét đậm cuối năm ngoái, không hiểu sao, con Miu bỏ ăn suốt cả tuần. Tôi lấy cá trong tủ lạnh, nướng lại trên bếp ga, đặt trước mặt, nó lắc đầu. Tôi lấy sữa “Vinamilk” đun nóng cho nó uống, nó cũng quay mặt đi. Nó cứ tập tễnh, xiêu vẹo bước đi từng bước khó nhọc, với bộ mặt nhăn nhó đáng thương.Tôi hiểu là nó đang cầu cứu "Hăy làm cho tôi bớt đau đi". Tôi thương nó đến phát khóc, gọi 1080 hỏi địa chỉ bệnh viện mèo, nhưng chỉ nhận được câu trả lời “Cậu bé ơi, mèo là loài vật sống dai lắm, nó ốm vài hôm rồi mai kia nó lại khỏi. Mà đến người ốm đây c̣n chưa đủ bệnh viện nữa là…”. Tôi cứ sùi sụt ôm lấy nó, c̣n con Miu th́ cứ nằm bất động, đôi mắt nh́n vào xa xăm...Tôi nhớ như in cái buổi sáng mùa đông đáng ghét ấy. Mẹ tôi bảo con Miu chết rồi. Tôi bật dậy, nh́n con Miu nằm bất động trong cái thùng giấy lót vải rồi ̣a khóc. Mẹ tôi bỏ nó vào túi nhựa. Tôi bảo để tôi mang nó đi chôn. Mẹ bảo t́m đâu ra chỗ chôn mèo ở cái khu tập thể này, đến mấy cái gốc cây bằng lăng cũng bị rải bê tông hết rồi, không biết có nước nào có nghĩa trang mèo hay không. Rồi mẹ mang nó xuống cái xe rác ở đầu nhà tập thể.Tôi đă vào lớp 8. Bà tôi lại mang cho nhà tôi con mèo khác, nhưng tôi chẳng bao giờ quên được đôi mắt đờ đẫn của con Miu nh́n tôi trong cái đêm mùa đông năm ngoái với những đợt gió cứ mang hơi lạnh về từ những miền xa lắc, xa lơ...

Một người bạn đă gửi cho nhà phê b́nh Phạm Xuân Nguyên bài văn trên với lời nhắn sau:

"Tôi gửi ông bài tập làm văn của con trai tôi, học lớp 8, đề bài cô giáo cho là: “Người bạn ấy sống măi trong ḷng tôi”.

Trước khi làm bài, nó cũng đă hỏi tôi và tôi đă gợi ư cho nó viết về con mèo. Tôi cũng đă cho nó tham khảo bài văn viết về con chó, được người Việt ḿnh truyền tụng như là bài văn hùng biện nhất mọi thời đại! Cô giáo cho nó điểm 4 với lời phê: “Lạc đề, Người bạn ấy sống măi trong ḷng tôi”, không có phần mở bài”. Cậu con tôi có vẻ buồn. Tôi bảo nó đừng cay cú điểm chác. Nhưng thực sự tôi cũng thấy có lỗi với nó. Mong ông đọc qua và cho tôi lời khuyên. Tôi vẫn nghĩ lẽ ra cô giáo có thể cho nó 5, 6 điểm”.



 

 doimatyeuct
 member

 REF: 546087
 06/17/2010

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
So sánh bài văn của em học sinh lớp 8 này với những lời văn ngô nghê, kiến thức th́ thuộc loại kinh dị của các cô cậu tú ở trên, tôi thấy em học sinh này rất có năng khiếu về văn học. Đọc bài văn của em thật hấp dẫn, cứ như một truyện ngắn vậy. Câu văn th́ rơ ràng, rành mạch, từ ngữ chuẩn xác, lại không hề sai lỗi chính tả. Ngoài ra, theo tôi bài văn cũng ko hề lạc đề v́ chó hay mèo đều là nguời bạn thân của hầu hết mọi nguời, cả trẻ em lẫn nguời lớn.
Cho em 4 điểm chính là giết chết khả năng sáng tạo của học sinh. Thế mới hiểu v́ sao bây giờ học sinh lại học dốt môn văn và vừa sợ vừa chán học môn văn đến thế. Và mới hiểu v́ sao nhiều em học hết lớp 12 nhưng chẳng viết nổi một câu văn cho nên hồn, nhưng đi thi vẫn đuợc điểm cao v́ các em cứ học thuộc ḷng bài mẫu là ok !
doimatyeu


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network