Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Việt ngữ, lịch sử, văn hóa >> THƠ LUẬT ĐƯỜNG

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 jackdiamond
 member

 ID 45330
 09/04/2008



THƠ LUẬT ĐƯỜNG
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
Vừa được nghe "xem" bài giãng cũa ku thầy Cafe kho về cách làm thơ lục bát, riêng jd tự nhận thấy quả là bài học có ích .

Vì khi jd xem qua cái mà Ototot viết về luật bằng trắc trong thí dụ cũa bài thơ Kiều , tuy rằng có hiểu sơ qua về thể loại và chử nào trong câu cần phải trắc hoặc là bằng, nhưng cái mà jd học được ở ku cafe là :
"LƯU Ư từ thứ hai của các câu trong thơ lục bát luôn luôn mang thanh bằng (từ mang thanh bằng là từ không có dấu hoặc mang dấu huyền). Thường một bài thơ lục bát mà sai những lỗi như thế đọc nó sẽ không nhịp nhàng ."" KUCAFE ".

Kế đó , vẫn theo ý dạy dổ cũa kuCafe đã khuyến cáo jd nên nhìn lại những bài thơ Đường luật mà jd đã phun ra trong thời gian chơi trên Diễn Đàn ,thật qúa hay, cảm ơn ku thầy vụ này luôn.

jd vội vàng search cho ra cái trang dạy làm thơ Luật Đường,
thì ....TRỜI ƠI, té ngữa, thôi đành phải làm thơ luật rừng ...

Biễn học mênh mông , chắc... chết đuối.


--------------------------------
jd xin bổ khuyết và xin lỗi
vì không viết hoa tên tác giã ở reply phía dưới.

Bài Đường Luật này là cũa tác giã VÔ DANH.





Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 jackdiamond
 member

 REF: 388027
 09/04/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Thơ Đường luật hay Thơ luật Đường là thể thơ cách luật xuất hiện từ đời Đường (Tang), Trung Quốc. Thơ Đường luật gọi là thơ cận thể để đối lập với thơ cổ thể, không theo cách luật ấy.[1]

V́ giáo dục, thi cử... đều bằng tiếng Hán, nên từ lâu người Việt Nam đă sáng tác thơ văn bằng tiếng Hán, trong đó có thơ theo luật Đường.

Nguyễn Thuyên là người đầu tiên đưa tiếng Việt vào thơ văn, đặt ra thể thơ Hàn luật, là sự kết hợp thơ Đường luật với các thể thơ dân tộc Việt[2].

Thể loại thơ này của Việt Nam kéo dài từ thời nhà Trần cho đến nửa đầu thế kỷ 20. Kể từ phong trào Thơ Mới trở đi, người Việt rất ít làm thơ theo luật Đường.

Bố cục một bài thơ Thất ngôn bát cú Đường luật gồm 4 phần: Đề, thực, Luận, Kết. -"Đề" gồm 2 câu đầu,câu đầu goị là câu phá đề, câu thứ 2 gọi là câu thừa đề, chuyển tiếp ư để đí vào phần sau. -"Thực" gồm 2 câu tiếp theo, giải thích ró ư đầu bài. -"Luận" gồm 2 câu tiếp theo nữa, phát triển rộng ư của đầu bài. -"Kết" là 2 câu cuối, kết thúc ư toàn bài.

Thơ Đường luật nghiêm khắc ở 3 chỗ: Luật, Niêm và Vần. Về h́nh thức, thơ Đường luật có các dạng "thất ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu bảy chữ) được xem là dạng chuẩn, biến thể có các dạng: "thất ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), "ngũ ngôn tứ tuyệt" (bốn câu, mỗi câu năm chữ), "ngũ ngôn bát cú" (tám câu, mỗi câu năm chữ) cũng như các dạng ít phổ biến khác. Người Việt Nam cũng tuân thủ hoàn toàn các quy tắc này.



 

 jackdiamond
 member

 REF: 388028
 09/04/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Luật
Luật thơ Đường căn cứ trên thanh bằng và thanh trắc, và dùng các chữ thứ 2-4-6 và 7 trong một câu thơ để xây dựng luật. Thanh bằng gồm các chữ có dấu huyền hay không dấu; thanh trắc gồm các dấu: sắc, hỏi, ngă, nặng.


[sửa] Luật bằng trắc
Nếu chữ thứ 2 của câu đầu tiên dùng thanh bằng th́ gọi là bài có "luật bằng"; nếu chữ thứ 2 câu đầu dùng thanh trắc th́ gọi là bài có "luật trắc". Trong một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu, và chữ thứ 4 phải khác hai chữ kia. Ví dụ, nếu chữ thứ 2 và 6 là thanh bằng th́ chữ thứ 4 phải dùng thanh trắc, hay ngược lại. Nếu một câu thơ Đường mà không theo quy định này th́ được gọi "thất luật".

Ví dụ: xét câu "Bước tới đèo Ngang bóng xế tà" trong bài Qua Đèo Ngang của Bà huyện Thanh Quan, có các chữ "tới" (thứ 2) và "xế" (thứ 6) giống nhau v́ đều là thanh trắc c̣n chữ "Ngang" là thanh bằng th́ đó là bài thất ngôn bát cú luật trắc.

Luật bằng trắc trong thể Thất ngôn tứ tuyệt và Thất ngôn bát cú có thể nôm na liệt kê như sau, nếu chỉ vần bằng bằng chữ "B", vần trắc bằng chứ "T", những vần không có luật để trống, th́ luật trong các chứ thứ 2-4-6-7 có thể viết là:

1. Luật vần bằng
Thất ngôn tứ tuyệt
Câu số Vần Ví dụ: Mời trầu1 của Hồ Xuân Hương
1 B T B B Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
2 T B T B Này của Xuân Hương mới quệt rồi
3 T B T T Có phải duyên nhau th́ thắm lại
4 B T B B Đừng xanh như lá, bạc như vôi
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7

Thất ngôn bát cú
Câu số Vần Ví dụ: Thương vợ1 của Trần Tế Xương
1 B T B B Quanh năm buôn bán ở mom sông
2 T B T B Nuôi đủ năm con với một chồng
3 T B T T Lặn lội thân c̣ khi quăng vắng
4 B T B B Eo sèo mặt nước buổi đ̣ đông.
5 B T B T Một duyên hai nợ âu đành phận
6 T B T B Năm nắng mười mưa dám quản công.
7 T B T T Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
8 B T B B Có chồng hờ hững cũng như không!
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7

2. Luật vần trắc
Thất ngôn tứ tuyệt
Câu số Vần Ví dụ: Phong Kiều dạ bạc (楓橋夜泊)
của Trương Kế (张继 Zhang J́) Phiên âm Hán-Việt
1 T B T B 月落烏啼霜滿天 Nguyệt lạc ô đề sương măn thiên
2 B T B B 江楓魚火對愁眠 Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
3 B T B T 姑蘇城外寒山寺 Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
4 T B T B 夜半鐘聲到客船 Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7

Bản dịch tiếng Việt của Tản Đà (chuyển thể thành lục bát):
Đỗ thuyền đêm ở bến Phong Kiều
Trăng tà chiếc quạ kêu sương
Lửa chài cây băi sầu vương giấc hồ
Thuyền ai đậu bến Cô Tô
Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San
Thất ngôn bát cú
Câu số Vần Ví dụ: Nhớ bạn phương trời1 của Trần Tế Xương
1 T B T B Ta nhớ người xa cách núi sông
2 B T B B Người xa, xa lắm nhớ ta không
3 B T B T Sao đương vui vẻ ra buồn bă!
4 T B T B Vừa mới quen nhau đă lạ lùng
5 T B T T Lúc nhớ, nhớ cùng trong mộng tưởng
6 B T B B Khi riêng, riêng cả đến t́nh chung
7 B T B T Tương tư lọ phải là trai gái,
8 T B T B Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7


 

 jackdiamond
 member

 REF: 388030
 09/04/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Luật đối
Nguyên tắc cố định của một bài thơ Đường là ư nghĩa của hai câu 3 và 4 phải "đối" nhau và hai câu 5, 6 cũng "đối" nhau. Đối thường được hiểu là sự tương phản (về nghĩa kể cả từ đơn, từ ghép, từ láy) nhưng bao gồm cả sự tương đương trong cách dùng các từ ngữ. Nếu một bài thơ Đường mà các câu 3, 4 không đối nhau, các câu 5, 6 không đối nhau th́ được gọi "thất đối".

Ví dụ: hai câu 3, 4 trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà,2
"Lom khom" đối với "lác đác" (h́nh thể và số lượng - thực ra hai câu này chưa phải đối hoàn chỉnh), "dưới núi" đối với "bên sông" (vị trí địa h́nh), song nếu nối h́nh ảnh hai câu trên "lom khom dưới núi" và "lác đác bên sông" th́ v́ một câu diễn tả về sinh động vật, c̣n một câu diễn tả về tĩnh vật, nên sự đối lập có thể chấp nhận được. Một điểm nên chú ư là cách dùng từ láy âm "lom khom" chỉ dáng người của câu trên, và "lác đác" chỉ số lượng của câu dưới. Hai vế tiếp: "tiều vài chú" đối với "chợ mấy nhà" (đối lập về số lượng và tĩnh/động vật). Sự đối lập của hai vế cuối có thể coi là hoàn chỉnh. Xin xem thêm về thơ đối hoặc Câu đối Việt Nam để hiểu thêm về luật đối trong thơ.


[sửa] Niêm
Các câu trong một bài thơ Đường giống nhau về luật th́ được gọi là "những câu niêm với nhau" (niêm = giữ cứng, ở đây được hiểu là giữ giống nhau về luật). Hai câu thơ niêm với nhau khi nào chữ thứ nh́ của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng trắc niêm với trắc. Ở những câu theo nguyên tắc là cần phải niêm, nếu tác giả sơ xuất mà làm thành không niêm th́ bài đó bị gọi là "thất niêm".

Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường chuẩn (thất ngôn bát cú) như sau:

câu 1 niêm với câu 8
câu 2 niêm với câu 3
câu 4 niêm với câu 5
câu 6 niêm với câu 7
Chẳng hạn với luật vần bằng:

- B - T - B B
- T - B - T B
- T - B - T T
- B - T - B B
- B - T - B T
- T - B - T B
- T - B - T T
- B - T - B B
Ví dụ: Xét trong bài thơ Qua đèo Ngang, hai câu thứ 2 và thứ 3:

Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú



 

 jackdiamond
 member

 REF: 388031
 09/04/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Vần
Vần là những chữ có cách phát âm giống nhau, hoặc gần giống nhau, được dùng để tạo âm điệu trong thơ. Trong một bài thơ Đường chuẩn, vần được dùng tại cuối các câu 1, 2, 4, 6 và 8. Những câu này được gọi là "vần với nhau". Nếu một bài thơ Đường mà chữ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần th́ được gọi "thất vận".

Những chữ có vần giống nhau hoàn toàn gọi là "vần chính", những chữ có vần gần giống nhau gọi là "vần thông". Hầu hết thơ Đường dùng vần thanh bằng, nhưng cũng có các ngoại lệ.

Ví dụ: hai câu 1, 2 trong bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:

Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
hai chữ "tà" và "hoa" được xem là vần với nhau, nhưng ở đây là "vần thông" v́ chỉ phát âm gần giống nhau.



 

 jackdiamond
 member

 REF: 388032
 09/04/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
[sửa] Biến thể
Ngoài dạng thơ Đường chuẩn luật là "thất ngôn bát cú" c̣n có các biến thể sau:


[sửa] Thất ngôn tứ tuyệt
Thực chất là một bài "thất ngôn bát cú" đem bỏ đi bốn câu đầu hoặc bốn câu cuối. Luật bằng trắc và niêm, vần... vẫn giữ nguyên, có thể bỏ luật đối ở hai câu 3, 4 hoặc 5, 6. Lúc này nó sẽ thành một bài thơ "bốn câu ba vần" mà Nguyễn Du đă nhắc trong truyện Kiều.

Ví dụ: bài thơ sau của Quách Tấn

Từ buổi thuyền đưa khách thuận dằm
Trông chừng bến cũ biệt mù tăm
Cảm thương chiếc lá bay theo gió
Riêng nhớ t́nh xưa ghé đến thăm

[sửa] Ngũ ngôn tứ tuyệt
Thực chất là bài thất ngôn tứ tuyệt đem bỏ đi hai chữ đầu ở mỗi câu; các chữ c̣n lại vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần.

Ví dụ: từ bài trên mà thành

Thuyền đưa khách thuận dằm
Bến cũ biệt mù tăm
Chiếc lá bay theo gió
T́nh xưa ghé đến thăm

[sửa] Ngũ ngôn bát cú
Cũng là từ bài thất ngôn bát cú bỏ hai chữ đầu ở mỗi câu mà thành, luật bằng trắc, niêm và vần ở các chữ c̣n lại vẫn giữ nguyên.


[sửa] Yết hậu
Yết Hậu3 (yết: nghỉ; hậu: sau) là lối thơ có ba câu trên đủ chữ, c̣n câu cuối cùng chỉ có một chữ.

Ví dụ: bài Lươn

Cứ nghĩ rằng ḿnh ngắn,
Ai ngờ cũng dài đườn.
Thế mà c̣n chê trạch:
Lươn!


 

 jackdiamond
 member

 REF: 388033
 09/04/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Chôm trên Wikipedia, Thơ Đường Việt Nam , tác giã vô danh .




 

 tharangayaya
 member

 REF: 388035
 09/04/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Jd nè, nói thiệt nha, nảy giờ thấy Jd bỏ công sưu tầm "luật thơ đường" này thấy cũng tốn công phu lắm! Xưa nay TRNA làm thơ toàn chơi "luật rừng" hông à! Cám ơn đă mỡ mắt cho TRNA nghe!
Vô cám ơn một tiếng thui rồi đi ra liền... Tại dź xưa nay thấy topic nào của Jd mà TRNA chui vô ha, là chút nửa thế nào cũng biến thành: tán dóc dzới bốc phét hết à! (Sorry nha!)...hihi....
Have a great evening,
TRNA


 

 jackdiamond
 member

 REF: 388039
 09/04/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


từ nay thôi hết dám làm thơ
ngẫm nghĩ sao tui thiệt dại khờ
nghe theo lời ông thầy Ku Khó
học đèo thi sĩ mộng nhà thơ
hỏi ngã đường đi mù chưa tỏ
trắc bằng Đường luật thấy trong mơ
quảy gánh về quê ôm đít vợ
đưa võng ru con hết một đời.

tiểu thi sãng jd.


 

 hoabay
 member

 REF: 388041
 09/04/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Cám ơn anh jd bỏ công su tầm hen.
Hoabay mê thơ đường luật lắm lắm lun, nhưng chưa làm được bài nào.
Thất ngôn bát cú th́ được rồi, nhưng hai cặp đối sao khó làm quá!


 

 mayha2000
 member

 REF: 388054
 09/04/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
chào đại ca và các bạn nhé.

ủa bữa nay đại ca đổi tánh hả? từ hồi nào tới giờ muội chỉ biết xài thơ luật rừng không à. đại khái là vớ đâu phang ấy....phang bừa cũng trúng.....hehehe.
chúc vui.



 

 ngayaytharang
 member

 REF: 388164
 09/05/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Hiểu rồi nghen Anh...hehehehe...tại bài thơ bất hủ của em hôm qua phải không nè.
Giờ ngồi coi mấy cái luật này em mắc cỡ đỏ mặt luôn đó.
Hèn chi Anh kêu em bỏ hết cả bài chứ đừng bỏ một câu...heheheh...
Công t́nh em nghiên tới nghiên lui mất 3 ngày ngâm cứu mấy bài thơ Đường, cuối cùng...em ḥan thành tác phẩm...sai bét...hehhe...
Cám ơn Anh đă dũng cảm ngăn chặn em nghen ....hehehe... từ giờ nhất định không đụng đến thơ Đường thơ muối ǵ nữa, chơi thơ tự do thôi há.


 

 anhminh26
 member

 REF: 388418
 09/05/2008

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Ghé thăm JD đệ chút coi....hihi
có ǵ nhậu hong vậy...hehe

Hôm qua đi chợ ghé mua chè
Nhớ lại quên mua mấy gói mè
Lại ráng xề qua hàng bánh kẹo
Mua thêm vài kư kẹo dừa nghe

Chen trong hàng mứt thơm phưng phức
C̣n vớt thêm dăm ba bịch mứt me
Mứt bí, mứt gừng, thêm mè xững
Kẹo tây, chocolate cũng mua nè……hihi


Mua quá chừng, kiểu này ngọt hết biết luôn rồi đó JD....
Hỏng biết như vậy có đủ ….đường…chưa đệ….hehehe
Nếu mà chưa đủ chắc bị tiểu đường luôn quá….hahaha
Cuối tuần giởn cho vui …thoải mái nghe JD

Chúc đệ và gia đ́nh luôn vui tươi hạnh phúc…hihi


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network