Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Tán dóc, bốc phét >> Cuối năm 2008, dự trữ ngoại tệ khoảng 24 tỷ đô. 01/ 2011 c̣n dưới 12 tỉ đô

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 duoianhtrang
 member

 ID 66361
 02/12/2011



Cuối năm 2008, dự trữ ngoại tệ khoảng 24 tỷ đô. 01/ 2011 c̣n dưới 12 tỉ đô
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110209-viet-nam-du-tru-ngoai-te-chi-con-10-ty-do-la-cuoi-2010

Việt Nam : Dự trữ ngoại tệ chỉ c̣n 10 tỷ đô la cuối 2010
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110209-viet-nam-du-tru-ngoai-te-chi-con-10-ty-do-la-cuoi-2010

Đức Tâm

Theo Reuters, trích đăng tin báo chí trong nước hôm nay, ông Vơ Hồng Phúc, bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư cho biết là vào cuối năm ngoái, 2010, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam chỉ c̣n vào khoảng hơn 10 tỷ đô la. Thông tin này làm tăng thêm lo ngại về sự sụt giảm mức dự trữ ngoại tệ của Việt Nam.

Ông Phúc không nói rơ chi tiết. Hơn nữa, số liệu chính xác về mức độ dự trữ ngoại tệ là bí mật nhà nước tại Việt Nam.

Dự trữ ngoại tệ bắt đầu giảm trong năm 2009 vào lúc Việt Nam phải đối mặt với các khó khăn kinh tế như : đồng tiền quốc gia bị mất giá, lạm phát tăng cao, thâm thủng cán cân thương mại nghiêm trọng.

Vào cuối năm 2008, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam là vào khoảng 24 tỷ đô la. Đến tháng 12 năm 2009, Ngân hàng Nhà nước ước tính, dự trữ giảm xuống c̣n 16 tỷ đô la. Đầu tháng Giêng năm nay, theo thẩm định của các ngân hàng ngoại quốc, th́ con số này xuống dưới 12 tỷ đô la.

Từ giữa năm 2008 đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đă 5 lần phá giá tiền đồng và theo giới chuyên gia th́ sự tin tưởng vào đồng tiền quốc gia ở mức thấp.

Cuối năm ngoái, bất chấp áp lực lạm phát, chính quyền Việt Nam tuyên bố không hạ giá đồng tiền quốc gia vào trước Tết Nguyên Đán, đầu tháng hai này. Hôm qua, một chuyên gia thuộc công ty Dragon Capital, được Reuters trích dẫn, phỏng đoán là sau Tết, khi các thị trường trở lại hoạt động b́nh thường, có thể tiền đồng lại bị phá giá, ở mức độ thấp, nhằm giảm bớt chênh lệch giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá không chính thức.

Việt Nam dự tính sẽ có mức tăng trưởng từ 7 đến 7,5% trong năm nay vào lúc lạm phát trong tháng Giêng vừa qua lên tới gần 10%, thâm hụt cán cân thương mại và ngân sách tiếp tục tăng, áp lực hạ giá đồng tiền quốc gia ngày càng mạnh và dự trữ ngoại tệ ở mức thấp.

Trong bản báo cáo công bố ngày 20/01/2011, Ngân hàng Hoa Kỳ - Bank of America thẩm định là trong quư một năm nay, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam vẫn tiếp tục giảm, chỉ c̣n ở mức tương đương gần một tháng nhập khẩu. Đến quư hai 2011, dự trữ sẽ tụt giảm, về cơ bản coi như mức số không – zero.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/02/110209_viet_forex_reserve.shtml

Dự trữ ngoại hối của VN chỉ còn 10 tỷ USD

Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Võ Hồng Phúc được trích lời nói dự trữ ngoại hối của Việt Nam chỉ còn khoảng 10 tỷ đôla cuối năm 2010 từ con số 16 tỷ một năm trước đó.

Hãng thông tấn Reuters dẫn nguồn Thời báo Kinh tế Việt Nam đưa ra con số này.

Thực ra, ngay tại Đại hội Đảng XI họp hồi tháng 1/2011, Bộ trưởng Phúc đã đưa ra cảnh báo về mức dự trữ ngoại hối.

Lúc đó, ông Võ Hồng Phúc, Ủy viên Trung ương Đảng, nói: "Năm 2010, tăng tưởng của nước ta đạt 6,8%, nhưng lạm phát cao, dự trữ ngoại hối chỉ khoảng 10 tỷ đôla".

"Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế c̣n thấp, chậm được cải thiện; cân đối vĩ mô chưa thực sự vững chắc."

Như vậy, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã sụt dần trong mấy năm trở lại đây, gây quan ngại lớn.

Kinh tế gia kỳ cựu Lê Đăng Doanh nhận xét: "Dự trữ ngoại tệ thấp như vậy sẽ vô cùng nguy hiểm v́ chỉ c̣n tương đương khoảng 5-6 tuần nhập khẩu, trong khi mức tối thiểu phải có là 12 tuần theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF".

"Như vậy, việc điều chỉnh tỷ giá sẽ không tránh khỏi và sẽ diễn ra không xa v́ sức chịu đựng của dự trữ ngoại tệ không cáng đáng nổi nữa. Tỷ giá như hiện nay cản trở xuất khẩu và khuyến khích nhập khẩu."

Mới đây, các nhà phân tích của Citigroup dự đoán tiền đồng Việt Nam sẽ mất giá thêm 3% trong quư I/2011.

Các chuyên gia cảnh báo việc tiền đồng mất giá, lạm phát cao sẽ đi kèm nhiều vấn đề xã hội.

Tiến sỹ Trần Văn Thọ, Giáo sư Kinh tế Đại học Waseda (Nhật Bản), nói chính phủ Việt Nam cần cân nhắc kỹ lưỡng trước việc phá giá đồng tiền hay nâng giá các mặt hàng thiết yếu.

"Tăng giá hàng hóa trong lúc này luôn đi kèm nguy cơ bất ổn xã hội."

Năm ngoái, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam là 11,75%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội đề ra.

Tuy nhiên, ông Thọ cho rằng chính phủ trong nước đang có những nỗ lực lớn để giảm thâm hụt ngân sách và giảm chi tiêu công, nhưng "kết quả còn phải chờ mới rõ".

Trong một phỏng vấn mới với báo Tuổi Trẻ, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc cũng khẳng định Nhà nước đã cố gắng giảm bội chi ngân sách và "đang cố gắng những năm tới sẽ đưa trở lại mức 5%".







Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 nhandan
 member

 REF: 589250
 02/12/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Vn là nước nhập siêu, nguồn ngoại tệ trông chờ phần lớn từ vay mượn và từ bà con hải ngoại gởi về. Trước tình hình thiếu hụt ngoại tệ nguy kịch như hiện nay (có thể sẽ cạn ngoại tệ vào cuối năm nay), VN sẽ phải bán đất đai, biển đảo để đắp đổi phần nào lượng ngoại tệ phục vụ cho chi tiêu. Đến lúc nào đó, khi mà chẳng còn gì để bán nữa thì VN sẽ biến mất trên bản đồ thế giới.

 

 tronglu67
 member

 REF: 589252
 02/12/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Nguồn xuất khẩu của nhà nước c̣n bao la , có ai ở các làng quê Việt Nam không biết đến dịch vụ đi làm ôsin ở Đài Loan ,ở các nước ả rập , rồi làm dâu Hàn Quốc . Bèo lắm cũng c̣n 40 triệu đàn ông độc thân Trung Quốc đang chờ đợi Việt Nam xuất khẩu .

 

 thienducbmt
 member

 REF: 589270
 02/12/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
chac dola dao nay co ve len nen moi nhu vay chu.phu nu vn chac ban qua trung quoc mat gia mat sao


 

 rongchoi123
 member

 REF: 589306
 02/12/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
đọc báo VN th́ thấy giá đô la luôn rẻ hơn thị trường rất nhiều, nhưng thực tế đố bạn nào ở VN mà đổi được đô la theo giá của chính phủ niêm yết. Đây cũng chính là một khuynh hướng ru ngủ quần chúng, tạo ra ảo tưởng về kinh tế. Nhưng người dân thường ngày phải vật lộn với cuộc mưu sinh th́ thấy bi quan về tiền đồng người giàu th́ biết tỏng tiền đồng đang mất giá nên họ chỉ ôm đô la và vàng thui.

Do ai cũng trử đô la và vàng nên vàng cao giá và đô la khan hiểm dẫn đến thiếu ngoại tệ là vậy. V́ chỉ có xuất c̣n nhập th́ ít.

Nhà nước tiếp tục phá giá bằng nhiều h́nh thức như tăng lăi suất ngân hàng là một ví dụ, và sắp tới là điện, nước, xăng dầu


Xem nguồn ở link này

Lạm phát VN tăng cao 'mức kỷ lục'



Giá thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây dựng tăng.
Lạm phát ở mức 12,17%, mức cao nhất kể từ đầu năm 2009, ngay trước Tết tạo thêm áp lực lên chính quyền Việt Nam phải tăng lăi suất để làm chậm tăng trưởng và hạn chế áp lực đối với tiền đồng.

Báo Wall Street Journal ngày 24/01 có bài nói nhà chức trách đang chật vật trong nỗ lực đối phó với nhiều áp lực kinh tế và làm tăng quan ngại về khả năng của chính phủ khống chế được chính sách tài chính trong bối cảnh thâm hụt mậu dịch lớn và tiền đồng mất giá.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 12,17% trong tháng Một so với cùng giai đoạn cách đây một năm, tăng nhanh hơn mức tăng 11,75% trong tháng Mười hai, và ở mức nhanh nhất kể từ tháng Hai năm 2009, Tổng cục Thống kê cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Hai 24/01.

So với tháng Mười hai, chỉ số giá tiêu dùng tăng 1,74%.

Với tốc độ lạm phát này th́ việc Việt Nam muốn giữ lạm phát năm nay ở mức 7% là điều không thể
Lê Thẩm Dương, Đại học Ngân hàng Tp HCM

Chỉ số lạm phát của Việt Nam dựa trên số liệu trong 24 ngày đầu tiên của mỗi tháng.

Sự gia tăng chỉ số CPI trong tháng Một chủ yếu xuất phát từ giá cả cao hơn cho các dịch vụ giáo dục, thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây dựng, Tổng cục Thống kê cho biết.

Nhu cầu về hàng tiêu dùng và vật liệu từ trước tới nay luôn tăng vào cuối năm và trước Tết Nguyên đán.

"Với tốc độ lạm phát này, việc Việt Nam giữ lạm phát năm nay ở mức 7% là điều không thể. Mức lạm phát cao cũng sẽ gây khó khăn cho các ngân hàng giảm lăi suất cho vay của họ.

Và do đó doanh nghiệp vẫn sẽ phải đối mặt với khó khăn để mở rộng sản xuất", ông Lê Thẩm Dương, kinh tế gia từ Đại học Ngân hàng tại Tp HCM cho biết.

'Ôm vàng và đô'


Dân chuyển sang trữ vàng và đôla trong lúc doanh nghiệp thiếu đôla để nhập khẩu.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho BBC mới đây, Tiến sỹ Nguyễn Minh Phong từ Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế-Xã hội Hà Nội mô tả mục tiêu lạm phát mà Chính phủ đề ra (7%-7,5%) là "mục tiêu chính trị" và khó thực hiện.

Chính phủ Việt Nam dự báo tăng trưởng kinh tế 7% đến 7,5% trong năm nay, sau khi Đại hội Đảng vừa bế mạc nhất trí mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm 7% đến 7,5% từ năm 2011 tới năm 2015.

Thâm hụt mậu dịch năm ngoái lên tới 13,24 tỷ đôla đi kèm với giá tiêu dùng tăng cao đă làm ảnh hưởng tiêu cực tới niềm tin vào tiền đồng và khiến chính phủ phải phá giá tiền đồng ba lần từ tháng Mười năm 2009.

Ngân hàng ANZ cho biết có nguy cơ lạm phát có thể lên cao vào cuối năm nay nếu nhà nước không nâng lăi suất.

"Điều nghiêm trọng nhất là lạm phát leo thang sẽ dẫn đến mất ḷng tin vào tiền đồng và người ta sẽ chuyển sang trữ đôla Mỹ và vàng".

"Điều này sẽ gây áp lực nhiều hơn đối với tiền đồng v́ dự trữ ngoại hối ít ỏi của Việt Nam không thể đủ bù đắp nếu việc chuyển sang trữ vàng và đôla ở mức đồng loạt," ANZ nói.

ANZ cho biết việc tăng ngay lăi suất cho vay lên khoảng 20% sẽ ổn định kinh tế sớm hơn, trong khi cũng gây ra giảm tăng trưởng kinh tế ngắn hơn.

Ngân hàng Nhà nước nâng 1% lăi suất cơ bản cho vay bằng tiền đồng lên mức 9%, nhưng đă cam kết sẽ giới hạn mức lăi suất cho vay này ở mức tối đa là 14% vào năm 2011.

Doanh nghiệp 'chóng mặt v́ lăi suất đi vay'

Biện pháp tăng lăi suất tiền gửi có lợi cho người có tiền nhưng là gắng nặng với doanh nghiệp.
Sau Tết, lăi suất cho vay ở Việt Nam tăng mạnh, nhiều ngân hàng tính 20% đối với các khoản cho vay khiến doanh nghiệp trở tay không kịp.

Đối với các khoản vay mua xe hơi, máy tính cá nhân, lăi suất có thể lên tới 56%/năm, báo Tuổi Trẻ trong nước đưa tin.

Lăi suất áp dụng đầu năm 2011 tính ra cao bằng lăi suất năm 2008, thời điểm Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới, khi lượng tín dụng cho vay giảm mạnh, tiền mặt trở nên khan hiếm.

Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ nói họ buộc phải thu hẹp đầu tư, sản xuất cầm chừng, giảm tối đa vay mượn từ ngân hàng.

Trong khi ngân hàng đổ lỗi cho việc huy động tiền mặt từ xă hội khó khăn. Quản lư ngân hàng cho hay do nguồn tín dụng hạn chế, nhiều tổ chức tài chính buộc phải nâng lăi suất tiền gửi thành 15, 16 phần trăm, đẩy lăi suất cho vay lên tới 19, 20 phần trăm.

Phải dùng lăi suất để kéo giá cả xuống chứ đừng nh́n giá cả để ấn định lăi suất, như vậy không thể trị tận gốc lạm phát
Bùi Kiến Thành
Không chỉ doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi lăi suất tăng cao chóng mặt. Người dân với các khoản vay cá nhân cũng bị tính lăi nặng hơn sau Tết.

Một người vay 500 triệu đồng để mua nhà trả góp vừa được thông báo khoản trả nợ ngân hàng hàng tháng của anh sẽ tăng từ 9 lên thành 11 triệu. Lo lắng hơn nữa khi không ai dám khẳng định với anh rằng 11 triệu đồng/tháng chưa phải điểm dừng cuối cùng.

Tại ai?

Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cho rằng việc Ngân hàng Nhà nước siết chặt nguồn tín dụng để kiềm chế lạm phát đôi khi gây ra hậu quả ngoài ư muốn.

Đây là một trong những lư do khiến lăi suất ở Việt Nam hiện ở mức ‘cao nhất thế giới’, ông Thành cho báo Tuổi Trẻ hay trong một cuộc phỏng vấn.

“Theo tôi, lư do doanh nghiệp VN đang phải chịu lăi suất cao nhất thế giới như hiện nay là v́ thiếu tiền, v́ ngân hàng thắt chặt tín dụng. Muốn có vốn ngân hàng phải huy động lăi suất cao, cho vay cao, từ đó tạo ra ṿng luẩn quẩn không thoát ra được.”

Trong ṿng một năm, lăi suất đă tăng gần gấp đôi, thử hỏi làm sao doanh nghiệp có thể làm ǵ để ổn định sản xuất
Giám đốc một doanh nghiệp

Lăi suất gia tăng bắt nguồn từ cuộc đua huy động tiền gửi do các ngân hàng nhỏ khơi mào. Các ngân hàng này buộc phải dựa vào nguồn vốn từ thị trường tự do để tăng thanh khoản, họ đẩy lăi suất tiền gửi lên cao để thu hút nguồn tiền nhàn rỗi của dân.

V́ huy động tiền với giá cao, lăi suất cho vay cũng buộc phải đẩy lên theo. Điều này gây ra làn sóng tăng lăi suất giữa các ngân hàng với nhau.

Giải pháp của vấn đề, theo ông Bùi Kiến Thành, là Ngân hàng Nhà nước tăng cường cho các ngân hàng nhỏ vay tiền và chủ động ấn định lăi suất.

“Phải dùng lăi suất để kéo giá cả xuống chứ đừng nh́n giá cả để ấn định lăi suất, như vậy sẽ không thể trị tận gốc lạm phát,” chuyên gia tài chính nói.

Ngồi nh́n!


Việt Nam vừa phá gia tiền đồng, khả năng giảm lăi suất sẽ càng khó.
Nhiều doanh nghiệp thừa nhận với phóng viên rằng nhu cầu vay tiền của họ rất lớn, trong đó có đầu tư dây chuyền, mở rộng sản xuất. Với lăi suất tăng gần gấp đôi, trong năm qua, đến nay, họ chỉ biết “ngồi nh́n!”

“Nếu tính lại các hợp đồng mà công ty đă vay từ cuối năm 2009 với lăi suất 10,5%/năm th́ hiện nay tất cả các hợp đồng này đều đă bị điều chỉnh lăi suất lên mức 18,66%/năm.

“Trong ṿng một năm, lăi suất đă tăng gần gấp đôi, thử hỏi làm sao doanh nghiệp có thể làm ǵ để ổn định sản xuất?” phó giám đốc một công ty nhựa cho tờ báo từ TP HCM hay.

Cựu thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Cao Sỹ Kiêm nhận xét môi trường lăi suất cao hiện giờ khiến nhiều doanh nghiệp đang ‘co cụm’. Theo ông Kiêm, người giữ chức Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất thu hẹp sẽ gây ra hệ lụy với xă hội rất lớn.

“Một khi doanh nghiệp không dám làm ăn sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy cho nền kinh tế, hàng hóa khan hiếm, giá cao, hàng sản xuất ra không tiêu thụ được, lao động không có việc làm, kinh tế tăng trưởng chậm lại,” cựu quan chức ngân hàng nói.

“Để tồn tại, nhiều doanh nghiệp đang phải xoay xở đủ cách nhưng sức chịu đựng của doanh nghiệp có hạn.

“Giảm lăi suất để cứu doanh nghiệp là điều tất yếu phải làm,” báo Tuổi Trẻ trích lời ông Cao Sỹ Kiêm nói.





 

 nhandan
 member

 REF: 589360
 02/13/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Ba Dũng vừa ký công điện khẩn, thuận tăng giá điện vào tháng 3 tới. Xăng dầu thì đang kêu trời vì vừa lo bù lỗ lại vướng phải 2 đợt điều chỉnh tỉ giá vừa rồi thì lại càng lỗ nặng. Xăng sắp tới có thể sẽ tăng trên mức 3000đ/1lít. Điện, xăng dầu, than đều sẽ lên giá, hàng loạt hàng hoá dịch vụ sẽ ồ ạt tăng theo. Lạm phát VN sẽ không kiểm soát nỗi. Thành phần nông dân, cn sẽ là đối tượng chịu tác động nặng nề nhất của đợt bão giá tới đây.

 

 thienducbmt
 member

 REF: 589380
 02/13/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
nhu nhan dan noi.vay la tat ca nguoi ngheo bi khung hoang kinh te con ngheo hon nua ha? vay chac minh mua dola voi vang ve du tru lun.sau nay ban lai cho nha nuoc.ehehehehe

 

 duoianhtrang
 member

 REF: 589583
 02/14/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
"Băo” giá chực chờ 

Tháng 3, điện tăng giá; xăng, dầu cũng không thể ḱm giữ giá thêm do quỹ b́nh ổn sắp cạn dù thuế nhập khẩu đă được giảm tối đa xuống 0%. Thêm vào đó, đợt điều chỉnh tỷ giá tăng 9,3% được xem như yếu tố sẽ đẩy giá cả leo thang, gây áp lực lớn lên lạm phát.


Chính phủ vừa có công văn chỉ đạo 2 bộ Tài chính, Công thương cần tính toán, đề xuất phương án tăng giá điện vào đầu tháng 3. Theo các phương án, cả phía EVN và Bộ Công thương đều đưa ra rất nhiều bài toán tăng giá khác nhau, trong đó mức tăng cao nhất 40,8% và thấp nhất 18,03%.


Dư luận cho rằng, nhiều khả năng giá điện sẽ được Chính phủ chấp thuận cho tăng ở mức 18,03%. Tuy nhiên, trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lư giá, cho biết cả EVN và Bộ Công thương đều đề xuất mỗi bên 3 phương án tính tăng giá. Trong đó, cả 2 đơn vị trên đều tính theo tỷ giá cũ. Do vậy, những phương án giá trên chưa phải là cuối cùng. Bộ Tài chính và các bộ, ngành c̣n phải rà soát thêm, xây dựng sau đó tŕnh Thủ tướng xem xét. “Tăng bao nhiêu, thời điểm nào, Thủ tướng sẽ quyết định trong thời gian tới”, ông Thỏa nói.


Không c̣n sức để giữ giá


Theo TS Lê Đăng Doanh, dù mức tăng giá điện thấp nhất là 18,03% th́ cũng sẽ quá sức chịu đựng đối với người tiêu dùng. Tăng giá điện cũng sẽ góp phần nâng giá mạnh các mặt hàng như nước, sắt thép, xi măng, dệt may... bởi chi phí dùng điện của các ngành này rất lớn.


Đồng quan điểm trên, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cũng cho rằng, do thu nhập của VN c̣n thấp, tăng giá điện với mức 18,03% sẽ gây áp lực lên đời sống người dân, khiến chỉ số giá biến động mạnh. Theo bà Lan, trước kia giá điện tăng cao nhất cũng chỉ xấp xỉ 10%, v́ vậy mức tăng 18,03% sẽ kéo theo hàng loạt các mặt hàng khác tăng giá, khiến mục tiêu kiềm chế lạm phát rất khó thực hiện.












Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm trung gian. Khi giá tăng, giá thành sản xuất thịt gia súc, gia cầm và các sản phẩm chăn nuôi chắc chắn cũng sẽ tăng theo, sinh ra lạm phát thực phẩm


Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN


Bên cạnh giá điện, giá xăng cũng đang chực chờ tăng là một trong những yếu tố quan trọng gây sức ép lên lạm phát. Một lănh đạo của SaigonPetro cho biết, doanh nghiệp hiện đang “bó tay” sau cú điều chỉnh tỷ giá thêm 9,3%. Theo vị này, mỗi lít xăng đă bị lỗ thêm gần 900 đồng/lít v́ tỷ giá và doanh nghiệp không thể chịu đựng thêm.


Theo ông Ngô Trí Long, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả, trong bối cảnh hiện nay, nếu cứ ḱm măi giá xăng th́ ngân sách sẽ không đủ, quỹ b́nh ổn cạn kiệt. Đến một lúc nào đó sẽ dẫn tới bội chi ngân sách, cân đối vĩ mô yếu kém gây hậu quả rất lớn cho nền kinh tế, đặc biệt là vấn đề lạm phát. Ngoài ra, ép giá quá lâu, khi điều chỉnh sẽ tạo ra một biên độ rộng, nằm ngoài khả năng chịu đựng của người tiêu dùng. “Nếu như vậy, giá cả sẽ được dịp té nước theo mưa, rất khó kiểm soát. Không thể ḱm giá măi, phải giải quyết vấn đề giá, cùng các cân đối vĩ mô và năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp”, ông Long nói.


“Lạm phát thực phẩm”


VN đang phải nhập một lượng rất lớn phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi, gỗ và kể cả thủy sản nguyên liệu... Việc điều chỉnh tăng tỷ giá USD, theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, sẽ khiến nguy cơ giá các mặt hàng này tăng trong thời gian tới là rất cao, kéo theo giá nông sản tăng là điều khó tránh khỏi.


Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN, cho biết năm 2010, thức ăn chăn nuôi đă mười mấy lần tăng giá và dự báo, giá thức ăn chăn nuôi sẽ c̣n tiếp tục “nhảy múa” mạnh hơn trong thời gian tới. “Hiện giá thức ăn chăn nuôi vẫn đứng so với hồi cuối năm 2010. Tuy nhiên, thời gian tới, giá các mặt hàng này tăng là điều khó tránh khỏi”, ông Lịch nói.












Tăng cường kiểm tra thị trường



Ông Đặng Văn Đức - Chi cục trưởng Chi cục Quản lư thị trường (QLTT) TP.HCM - cho biết QLTT đang tăng cường kiểm tra nhằm ngăn chặn t́nh trạng tăng giá “té nước theo mưa”, bán quá giá niêm yết... Ông Đức khẳng định sẽ đặc biệt chú trọng kiểm tra giá cả các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, sắt thép... để kịp thời xử lư khi phát hiện trường hợp tăng giá bất hợp lư.


VN đang c̣n phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi của thế giới khi phải nhập khẩu tới 55 - 60% khối lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Mỗi năm cả nước phải chi tới 2,5 - 3 tỉ USD để nhập khẩu các mặt hàng này phục vụ nhu cầu sản xuất - kinh doanh và chăn nuôi trong nước. “Doanh nghiệp đều phải mua nguyên liệu bằng USD theo giá chợ đen, tỷ giá USD tăng cũng đẩy giá USD chợ đen tăng theo, chi phí đầu vào v́ thế ắt sẽ tăng”, ông Lịch nói. Thêm vào đó, khi lăi suất vay ngân hàng quá cao như hiện nay, khoảng 17 - 20%/năm th́ giá thức ăn chăn nuôi tăng không có ǵ là lạ.


“Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm trung gian. Khi giá tăng, giá thành sản xuất thịt gia súc, gia cầm và các sản phẩm chăn nuôi chắc chắn cũng sẽ tăng theo, sinh ra lạm phát thực phẩm”, ông Lịch nhận định.


Sức ép ngày càng lớn


Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, sức ép lạm phát trong năm 2011 đang ngày càng lớn. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu năm, do thời điểm diễn ra Tết Nguyên đán, cũng như lễ hội diễn ra khắp cả nước, nên nhu cầu mua sắm, đi lại khiến giá cả sẽ tăng cao. Ngoài ra, sức ép do các yếu tố khách quan của thế giới, khi giá xăng dầu và giá nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu tăng. Bên cạnh đó, việc tăng giá điện, tiến tới là giá than vận hành theo cơ chế thị trường cũng sẽ tác động không nhỏ tới thị trường giá cả.


Tuy nhiên, Chính phủ cũng đang tính toán thận trọng khi điều chỉnh giá điện, than. Việc tăng giá cần phải lựa chọn vào thời điểm thích hợp và tránh tập trung điều chỉnh trong cùng một thời điểm nhằm giảm thiểu tác động cộng hưởng gây hiệu ứng tâm lư đẩy giá hàng hóa dịch vụ khác tăng. Thời điểm thích hợp được tính đến sẽ là thời điểm cung - cầu hàng hóa dịch vụ diễn biến b́nh thường, mặt bằng giá không bị biến động bất thường do tác động của các yếu tố như thiên tai, nhu cầu sức mua có khả năng thanh toán tăng quá cao.


Anh Vũ - Quang Duẩn



Theo Thanh Niên


 

 duoianhtrang
 member

 REF: 589584
 02/14/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Một lít xăng đă có 1000 phí đường bộ nay lại chuẩn bị thu thêm phí bảo tŕ đường bộ:

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/424320/Xe-may-oto-se-nop-phi-bao-tri-duong.html

"Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang nghiêng về phương án thu phí bảo tŕ đường bộ trực tiếp trên đầu xe cộ lưu thông. Nếu theo cách này, mỗi ôtô sẽ phải chịu mức phí từ 180.000 đồng đến 1,44 triệu đồng/tháng, c̣n xe máy phải chịu phí từ 80.000-150.000 đồng/tháng."





 

 duoianhtrang
 member

 REF: 590232
 02/19/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Lâu nay, một luận điệu phổ biến và khá bùi tai do các vị quan chức chúng ta thường xuyên đưa ra khiến dân đen nghe đến mà sướng mê tơi: GDP của nước ta ngày một tăng so với nhiều nước láng giềng, nó là tín hiệu cho thấy chúng ta đang sớm trở thành một “con hổ Đông Nam Á”. Nhưng v́ sao GDP tăng mà t́nh trạng kinh tế lại đi xuống, và hiện nay đang đứng bên bờ vực của sự lạm phát đáng lo ngại? BVN đă từng có lần giải thích sơ lược, muốn hiểu thực chất GDP tăng có làm cho dân giàu nước mạnh thật hay không th́ phải nghiêm túc xem xét cái gọi là tăng trưởng GDP ấy là do những yếu tố ǵ cấu thành. Chẳng hạn, nếu chỉ là đi vay vốn của nước ngoài về đầu tư thêm một số công tŕnh – mà lại là những công tŕnh với dây chuyền công nghệ cũ kỹ lạc hậu nước cho vay vốn đă xếp xó, cốt đẩy nó đi để thay cho dây chuyền công nghệ mới, th́ trước mắt chúng ta có tạo thêm được một số việc làm, khiến việc tính GDP có vẻ như tăng lên thật, nhưng chỉ cần qua một thời đoạn rất ngắn, khi các nhà máy mà chúng ta rước về bộc lộ sự hỏng nát của chúng, là biết tay nhau lập tức. Nợ nước ngoài sẽ ùn lên không thể nào trả nổi, c̣n công nhân th́ thất nghiệp, bấy giờ số liệu GDP liệu c̣n che mắt được ai?



Tưởng rằng cách giải thích của chúng tôi chỉ là một tiếng nói đơn độc thôi, nào ngờ thật là may, vừa đây nhà Trung Quốc học Dương Danh Dy mới cung cấp cho một bài của các học giả Trung Quốc phê phán chính hiện tượng tăng GDP của Trung Quốc được làm rùm beng trên thế giới lâu nay. Tất nhiên, so với Việt Nam th́ việc tăng GDP Trung Quốc có giá trị đích thực gấp bao nhiêu lần mà chúng ta không nên so sánh, v́ Trung Quốc làm là làm thật chứ không phải làm như kiểu tập đoàn “quả đấm thép” Vinashin của chúng ta; họ nói cũng là nói thật chứ không phải là cách che đậy nói đằng nào cũng được như các “chuyên gia” nhà nước vừa đây đang trở lại reo ca Vinashin “tái cơ cấu” sẽ sớm lấy lại tư cách một “quả đấm” lợi hại, nghĩa là một tập đoàn làm ăn lại sẽ có lăi cho đất nước. Tuy nhiên, dầu là thế th́ bài báo của nhà nghiên cứu Dương Danh Dy cũng sẽ vô cùng có ích cho những ai đang có tâm huyết xây dựng nền kinh tế Việt Nam một cách trung thực, nhằm rút nhiều kinh nghiệm quư báu để đưa đất nước đi lên, chứ không phải chỉ muốn thu quyền lực vào tay để… tự tung tự tác, nói chung là những ai thực sự cầu thị, thực ḷng muốn nghe tiếng nói của chuyên gia.


V́ vậy, xin trân trọng giới thiệu bài báo bổ ích này đến bạn đọc.


Nguyễn Huệ Chi


Cách đây không lâu, Ban Biên Tập Hoàn cầu thời báo tổ chức cuộc thảo luận nghiên cứu về sự phát triển của Trung Quốc trong 10 năm tới. Tại cuộc họp đó một số học giả được gọi là tinh anh nhất của Trung Quốc đă cho rằng, năm 2009 GDP đă vượt Nhật Bản (thực tế là năm 2010) th́ chỉ cần qua 10 năm nữa là GDP của Trung Quốc có thể vượt Mỹ.


Thế nhưng nhân định này đă bị một số ngựi Trung Quốc đại lục cho là kỳ đàm quái luận (luận điểm kỳ quái). Họ đă bác lại bằng các lập luận sau:


Năm 1840, GDP của Trung Quốc bằng 1/3 thế giới c̣n GDP của đế quốc mặt trời không bao giờ lặn – nước Anh, chỉ chiếm 1/20 thế giói; cộng toàn bộ châu Âu lại cũng c̣n kém Trung Quốc xa. Thế mà v́ sao Trung Quốc không phân chia được châu Âu mà lại bị châu Âu chia cắt?


Ngay vào lúc đă suy tàn năm 1894, GDP của Trung Quốc vẫn c̣n hơn 9 lần của GDP Nhật Bản, thế mà v́ sao Trung Quốc không đánh bại được Nhật Bản thu hồi đảo Lưu Cầu (Nansei-shoto) mà ngược lại bị Nhật Bản đánh thua, và mất luôn Đài Loan. Trên lịch sử, số lưọng GDP không có nghĩa là vị thế nước lớn; v́ sao ngày nay nó lại trở thành tiêu chí của nước lớn?


Có người hỏi v́ sao GDP hiện nay của Mỹ và Nhật mới được coi là GDP của nước lớn? Đó là v́ cấu thành GDP của họ là kỹ thuật cao, là công nghệ thông tin, là công nghiệp vũ trụ, là công nghiệp hàng hải, là ngành chế tạo cơ khí lớn, là công nghệ vi sinh và nông nghiệp hiện đại. Những ngành sản xuất đó trong thời b́nh đều có tính bành trướng thế giới, đều có thể thu lợi nhuận lớn kiếm được nhiều tiền của thế giới; c̣n vào thời chiến, toàn bộ chúng đều có thể chuyển thành thực lực quân sự quốc gia, tiêu diệt kẻ thù, cướp đoạt của cải.


C̣n Trung Quốc th́ sao? GDP thời nhà Thanh là chè uống, tơ tằm, c̣n hiện nay GDP chủ yếu là nhà đất, về căn bản không thể bành trướng ra thế gíới và kiếm tiền của ngựi ta, chỉ có thể trấn lột dân chúng ḿnh và giúp tư bản quốc gia cướp của của cải của nhân dân ḿnh. Các thứ khác như hàng dệt, đồ chơi, thuốc lá, đều là thứ kỹ thuật thấp mang ra nước ngoài kiếm được ít tiền mang về th́ cũng là đổi bằng mồ hôi xưong máu, ngoài ra khó có thể chuyển đổi thành thực lực quốc pḥng khi có chiến tranh.


Hăy thử nh́n các loại ô tô đang chen chúc chạy trên đựng, xem có loại nào hoàn toàn do Trung Quốc tự chế tạo ra không? Trên những chiếc tàu thủy lớn, những máy bay chiến đấu chủ lực của Trung Quốc có chiếc nào không dùng động cơ mua của nước ngoài không? Những cái tạo nên GDP của Trung Quốc bây giờ không có cái nào có thể chuyển hóa thành chiến tranh mạng và chiến tranh vũ trụ hiện đại, chỉ có thể cung cấp những hưởng thụ nhỏ cho quốc dân và hưỏng thụ lớn cho một số tham quan ô lại, nhưng cuối cùng vẫn có thể bị ngựi nước ngoài lấy đi mất!

……


Ngựi giới thiệu xin mạn phép nói thêm đôi lời:


Mấy nhận định của người Trung Quốc nói trên là thẳng thắn và tương đối chính xác. Tuy vậy ông ta đă quá hạ thấp một số thành tựu của Trung Quốc mà ai cũng thấy, như có ngành công nghiệp vũ trụ của ḿnh, tự đưa ngựi thành công vào vũ trụ, có công nghiệp quốc pḥng đáng nể, và có cả những tin tặc nổi tiếng thế giới. Trung Quốc đang vươn tay, đặt chân tới nhiều nơi trước đây họ chưa thể vươn tay tới, đặt chân tới như Trung Đông, Châu Phi và ngay cả một phần châu Âu v.v. Những cái đó cũng đều do trong tiến tŕnh phân đấu thực hiện GDP tăng cao, tăng mạnh của Trung Quốc sản sinh ra đấy chứ!


Một câu hỏi đặt ra, v́ sao họ lại nói quá như vậy? Để nhắc nhở nhau đừng chủ quan bốc đồng? Hay để đánh lừa dư luận quốc tế?


Tháng 2/2011

Dương Danh Dy


Nguồn







 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network