Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT



Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Thắc mắc, góp ư >> Bài hơi dài ...nhưng thú vị với chủ đề BẰNG THẬT...BẰNG GIẢ !!!

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 tthanhthanh
 member

 ID 69753
 10/06/2011



Bài hơi dài ...nhưng thú vị với chủ đề BẰNG THẬT...BẰNG GIẢ !!!
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien
TT bất ngờ đọc bài viết có thật này của PHƯƠNG N... khi anh ta về VN tuyển nhân viên làm việc cho Cty nước ngoài.

Nội dung câu chuyện kể ra rất thú vị nếu không muốn nói là...tội nghiệp cho một xă hội chỉ duựa vào văn bằng để t́m tương lai sáng sủa hơn , rồi khiến cho văn bằng bị lợi dụng , nhất là những ông LỚN cũng cần sử dụng bằng giả để tiến thân v́ sức học có hạn.

TThanhthanh đưa lên đọc cho vui chứ thật sự không hiểu nhiều về khía cạnh này nên vẫn dè dặt như thường lệ khi không nắm chắc nó.

...........................................


Ở Việt Nam người ta hay nói đến bằng A, bằng B, bằng C để định mức cho tŕnh độ ngoại ngữ tiếng Anh được học ở các “Trung Tâm Đào Tạo” (TTĐT) ngắn hạn, hoặc bằng cử nhân Anh Văn cho bậc đại học chính quy dài hạn 4 năm.
Tiếng là bằng cấp hay đúng hơn là một loại chứng chỉ (certificate) của các TTĐT ngắn hạn (vocational centre) nhưng đừng xem thường nó à nha!.

Như đă kể ở bài trước, có một dạo tôi làm việc cho một công ty của Thụy Sĩ có chi nhánh ở Việt Nam . Quanh năm ngày tháng tôi hết ở Hà Nội rồi đến Sài G̣n, những lúc ở Sài G̣n, buổi tối tôi cũng thường hay la cà bụi đời nơi mấy cái quán bar ở Phạm Ngũ Lăo (Sài G̣n) để nh́n “tây ba lô” cho đỡ nhớ xứ “xứ người”. Lúc đó, ngồi đía dóc với mấy người đẹp chân dài làm pha chế cho quán bar ở đây, tôi đă vài lần được các nàng cho biết các nàng cũng đang theo học bằng B, bằng C tiếng Anh ở các TTĐT trong phố. Để chứng minh, các nàng c̣n “khè” cho tôi coi một số bài tập của thầy cho đem về nhà làm. Nh́n các bài tập này tôi thấy nó khó dàn trời mây luôn đối với một thằng đă ở Úc trên 10 năm, và cũng có chút học hành lem nhem ở đây như tôi.

T́nh thật mà nói nếu cho tôi làm một bài luận văn của học viên đang học tiếng Anh ở mức bằng C ở trong nước th́ tôi… bí lù. Làm được chết liền! Vậy th́ tŕnh độ ngoại ngữ của dân ḿnh ở trong nước phải giỏi lắm chứ. Bởi v́ hầu như ai cũng có vài cái bằng cấp phải học bằng ngoại ngữ hết. Bằng B, hay bằng C là loại “lôm côm” nhất chứ người ta c̣n có đến bằng Thạc sĩ hay Tiến sĩ , Giáo sư đào từ các đại học ngoại nữa ḱa…

Cho đến một hôm, công ty (nước ngoài) nơi tôi đang làm việc có nhu cầu tuyển thêm một số nhân viên địa phương mới. Thằng sếp thấy tôi là (gốc) Việt Nam , lại biết nói tiếng Việt “very well” (rất nhiều “vi kê” khác về nước làm không biết nói tiếng Việt đâu nha!) nên đẩy cho tôi ôm cái công việc mà tôi không khoái tư nào, đó là phỏng vấn các ứng đơn xin việc để tuyển người.
Phải công nhận là ở Việt Nam ḿnh chuyện ǵ th́ chậm chứ chuyện đăng báo tuyển người th́ vô cùng hiệu quả, rất là nhanh. Mẩu quảng cáo đăng lên báo chỉ có 1 ngày thôi th́ pḥng nhân sự đă nhận được trên 40 hồ sơ xin việc. Công ty tôi chỉ tuyển có mấy người nên sếp giao cho tôi làm cái chuyện khó nuốt là chuyện sàn lọc để loại bớt.
Ngày phỏng vấn, tôi chỉ cho hẹn chục 12 người, chọn lựa những ai có đơn xin việc tương đối thích hợp nhất mà tôi đă tham khảo trước…
Thú thật là lần đầu tiên xem hồ sơ của các bạn trẻ trong nước tôi có chút ngạc nhiên là sự đồng bộ giống y khuôn nhau trong các hồ sơ xin việc. Người nào cũng có một cử nhân hay cao đẳng hệ chính quy nào đó, ai cũng có vài chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh bằng B hay C, và ai cũng có thêm vài bằng vi tính loại sử dụng thành thạo các thứ Office Word, Excel, Power Point, Asset v.v… Người này giống y chang người kia.

Đọc xong xấp hồ sơ của các ứng viên tôi mới thấy cái khó cho người chọn lựa. Ai cũng như ai th́ biết chọn… ai đây? V́ vậy tôi đành phải xem qua mấy… tấm h́nh dán trong đơn xin việc để làm tiêu chí mà “sàn lọc” bớt số đơn thặng dư. Tôi xin thành thật mà nói là tôi biết rơ các công việc của công ty tôi đang muốn tuyển chẳng có liên quan ǵ đến chuyện h́nh ảnh xấu đẹp của ứng đơn hết, nhưng tôi đành phải “tội nghiệp ” cho những ai đi xin việc ở trong nước (nhất là mấy cô) mà không có “ngoại h́nh” loại “điện nước đầy đủ” (dễ nh́n).


Đành rằng có rất nhiều công việc tuyển dụng chẳng có chút xíu liên quan ǵ đến … điện nước của mấy nàng, nhưng như đă nói khi mà hai ứng đơn giống nhau y chang về văn bằng, về chứng chỉ chuyên môn th́ người tuyển chọn chỉ c̣n biết “trông mặt mà bắt h́nh dong” thôi chứ làm cách nào khác giờ.
Cuối cùng tôi cũng chọn ra hơn chục bộ hồ sơ loại “ngon cơm” nhất, và nghĩ là buổi phỏng vấn chỉ cho có lệ, chỉ gặp để nh́n rơ “dung nhan” của nhau thôi chứ người nào trong nhóm xin việc này cũng có tŕnh độ toàn hàng “chiến đấu” không hà. Nhất là cái khoản tiếng Anh và vi tính, nh́n cả đống bằng cấp và những chứng chỉ mà họ đính kèm th́ tôi biết mấy thứ này họ giỏi hơn tôi là cái chắc rồi chứ c̣n phỏng vấn phỏng viếc làm ǵ nữa.

Ấy! Nghĩ vậy mà không phải vậy đâu bạn ḿnh ơi! Tôi không biết khi đi xin việc ở nơi khác người ta phỏng vấn ra sao. C̣n tôi th́ như đă nói, tự biết “tài” của ḿnh, nên tôi không dám ba xí ba tú hỏi lôi thôi sẽ dễ bị lộ tẩy mấy cái dốt của tôi trước mặt các ứng viên. Hơn nữa phần vi tính các công việc mà tôi đang tuyển không cần phải đ̣i hỏi tŕnh độ cao siêu để biết cách đút “phần mềm” vào hay rút “phần cứng” ra (khi nó không c̣n… cứng nữa) khỏi ổ máy v.v… Tôi chỉ cần họ biết đánh văn bản trên computer thôi, vậy là đủ. V́ vậy tôi không dám múa ŕu qua mắt thợ (ở Việt Nam rất nhiều bạn trẻ rất giỏi về computer), tôi chỉ đẩy cái laptop của tôi đang xài cho anh chị ứng viên đang phỏng vấn xin việc, và nhỏ nhẹ … nhờ “em gơ dùm cho tôi chừng 10 câu, một bài ca, bài thơ hay bất cứ cái ǵ mà em thuộc”.
Tôi tin rằng chỉ cần nh́n người nào dạo chừng 2 câu trên bàn phím thôi chứ đừng nói ǵ đến 10 câu là tôi có thể biết được khả năng đánh máy của họ như thế nào rồi chứ cần ǵ nh́n cái bằng cấp ghi là một phút mấy chữ.

Vậy mà các bạn có biết chuyện ǵ xảy ra không? Thiệt là không tưởng tượng được trong 12 người dự phỏng vấn với Word, Excel, Power Point thứ ǵ họ cũng có bằng cấp chứng chỉ, với chú thích đạt yêu cầu loại “khá”, nhưng khi cần gơ máy th́ họ nh́n cái bàn keyboard như nh́n cây “thiên ma cầm” trong phim chưởng vậy. Dấu chấm, dấu phẩy, xuống ḍng v.v… Họ chăm chú t́m trên bàn phím như thầy pháp t́m bùa lỗ bang.

Đó là chưa kể trong buổi phỏng vấn này tôi đă khám phá thêm vài “bí kiếp” tuyển dụng chắc là khá “đại trà” ở trong nước. Nếu như các cô chân dài có lợi điểm dùng ngoại h́nh để đánh bại đối thủ khi đi xin việc th́ phía các anh cũng biết tận dụng thủ tục “đầu tiên” (tiền đâu) để lót tay người phỏng vấn.
Hôm đó tôi thực hiện buổi phỏng vấn với riêng từng người, và trong pḥng riêng khi chỉ có “sếp” và người xin việc th́ đă có hai ứng viên nam, một mạnh dạn đẩy cái bao thơ (tiền) về phía tôi với câu chào mở đầu “Sếp cho em gửi các cháu ăn quà..” , c̣n anh thứ nh́ đă quên luôn mục đích của anh đến gặp tôi là để phỏng vấn xin việc làm, anh thân thiện đến bất ngờ, cứ nằn ń rủ rê tôi (như rủ bạn anh vậy) chiều tan việc đi uống bia với anh. Anh giới thiệu là “có biết có cái quán mới mở ở Tân Định toàn “hàng” (nữ tiếp viên) chiến đấu không hà… sẵn sàng phục vụ từ A đến Z”

C̣n phía “chân dài” các nàng cũng không lép vế, không phải ai cũng vậy nhưng một vài nàng đă biểu diễn vài “chiêu” thật ngoạn mục. Các nàng gọi “sếp” bằng anh xưng em ngọt như mía lùi. Đứng lên ngồi xuống luôn thể hiện kiểu cách y như đang đi thi hoa hậu. Có một nàng trong nhóm xin việc hôm đó, cứ chống tay lên cầm mà nh́n ông “sếp” đang phỏng vấn ḿnh cười cười mỉm mỉm thiệt là đẹp mê hồn làm cho tim tôi nhảy muốn rớt ra ngoài luôn.

C̣n chết người hơn nữa là cái cách của nàng này nh́n người đang phỏng vấn nàng, là tôi đây, y chang như trong tiểu thuyết ba xu của Mỹ gọi là nh́n kiểu “love at first sight”, c̣n tiếng Việt ḿnh các nhà văn trữ t́nh cũng diễn tả đó là “tiếng sét ái t́nh” hay “yêu ngay lần đầu” ǵ đó… Kể luôn cụ Nguyễn Du thi nhân đại tài của nhà ḿnh năm xưa cũng đưa kiểu nh́n này vô tác phẩm Đoạn trường tân thanh của cụ. Đó là “Người đâu gặp gỡ làm chi, trăm năm biết có duyên ǵ hay không…”

Má ơi! Cũng may là “sếp” (dỏm) này chưa được công ty cho tiêu chuẩn tuyển thư kư riêng cho ḿnh nên đành vừa tụng kinh vừa ngó lơ chỗ khác để tránh ánh mắt “ba đào dị nịch nhân” đắm đuối đến làm người ta chết ch́m được của cô em chân dài đi xin việc hôm đó…
Kết quả có 8 ứng viên trong số 12 đơn có đủ các loại văn bằng chuyên môn về “phần cứng phần mềm” nhưng không gơ được vài ḍng chữ cho liền lạc bằng keyboard…

Phần tiếng Anh cũng vậy, như đă nói, tôi vốn hơi “ớn ợn” với tŕnh độ tiếng Anh của mấy trung tâm ngoại ngữ trong nước nên cũng chẳng dám hỏi han ǵ nhiều mà chỉ yêu cầu các ứng đơn “xin bạn kể cho tôi nghe bằng tiếng Anh, sáng giờ bạn làm ǵ. Thí dụ bạn thức dậy lúc mấy giờ, ăn sáng món ǵ, bạn đi bằng cách ǵ đến đây, bạn có thể chỉ đường cho tôi đi từ đây ra hồ… con rùa hay không””
Chỉ đơn giản vậy thôi. Tôi nghĩ rằng nếu anh chị nào đó có thể nói được cho tôi nghe chừng năm ba câu thôi th́ tôi có thể nhắm mắt mà phê đại mấy chữ “đạt yêu cầu” vô phần tiếng Anh của họ cái cho rồi.
Nhưng tiếc thay! Cũng như phần vi tính, phần tiếng Anh cũng hầu như không ai thể hiện được điều ǵ như tŕnh độ của các bằng cấp hay chứng chỉ mà họ có. Cuối cùng chỉ có 3 anh chị giọng nói tuy chưa được hay lắm, nhưng khả năng Anh ngữ của các anh chị này cho tôi tin là họ có học thật chứ không phải loại có bằng thật mà học dỏm.

Th́ ra, sau buổi phỏng vấn tôi mới hiểu tại sao các hồ sơ xin việc lại có nhiều sự đồng bộ như vậy. Rất nhiều các loại chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ vi tính được các trung tâm đào tạo “bán” cho người xin việc như người ta bán một cần thiết phải có trong đơn xin việc chứ không cần chất lượng của bằng cấp hay chứng chỉ đó. Rất nhiều TTĐT ở trong nước chỉ cần có học viên ghi danh, có đóng đủ học phí là có chứng chỉ, không nhất thiết là phải có học hay khảo sát (thi) đạt yêu cầu…

Điều này đă làm cho tŕnh độ của các chủ nhân của bằng cấp chứng chỉ thành đồng bộ, và đă làm cho rất nhiều người tuyển chọn phải lấy những tiêu chí không liên quan đến chuyên môn để mà chọn lựa như “ngoại h́nh”, “điện nước”, “”bao thơ” v.v…Trong đó mém chút nữa là cũng có tôi luôn.
Hôm đó nếu không kịp nhớ lại tôi vừa tự ḿnh kư bản án chung thân với một “tiger” biết nói tiếng người, bây giờ đang làm mẹ của 2 đứa con gái tôi, th́ tôi đă tuyển cô nàng “love at first sight” kia vô công ty chỗ tôi đang làm rồi.
Thế th́, có lẽ các bạn đang thắc mắc là bộ mấy ông chủ tuyển dụng nhân sự hoặc các sếp phỏng vấn nào cũng nhận bao thơ hay “tiếng sét ái t́nh” (như tôi) và để cho mấy cái bằng dỏm “lướt” đi một cách dễ dàng vậy sao?

Không hẳn là vậy, nhưng sự thật th́ cũng có rất nhiều sếp không có tŕnh độ (vi tính hay tiếng Anh) như các loại bằng cấp chứng chỉ thể hiện, nên không có khả năng khảo sát chất lượng thật của người “đă học” các loại bằng cấp này là học thiệt hay học dỏm.
Chuyện này cho đến hôm nay vẫn c̣n khá phổ biến ở nước ḿnh. Đó là những bằng dỏm và bằng giả, bằng cách nào đó, đă len lỏi vào lực lượng nhân sự của tất cả mọi vị trí trong đủ các loại ngành nghề ở phía chính quyền lẫn tư nhân, và được chấp nhận y như bằng… thiệt.
Xin mở ngoặc ở chỗ này để quư bạn đọc ở nước ngoài hiểu thêm, ở nước ḿnh bây giờ người ta phân biệt hai chữ “bằng dỏm” và “bằng giả” là hai loại khác nhau. Việc này đă được một “cao nhân” sử dụng bằng dỏm (hay giả) tự định nghĩa một cách rơ ràng cách đây cũng khá lâu. Đó là vị Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên, một tỉnh nằm cạnh Nha Trang ở đâu đó ngoài miền Trung.
Nếu tôi nhớ không lầm là năm 98 hay 99 ǵ đó. Khi bị báo chí phanh phui là bằng cấp ông này đang sử dụng, là một cần thiết cho chức vụ Chủ tịch mà ông đang làm – h́nh như là bằng tốt nghiệp phổ thông lớp 12 th́ phải – là bằng giả. Ông chủ tịch của ḿnh đă “nổi dóa” đăng đàn mở họp báo lớn tiếng ong óng căi lại là:
Tôi công nhận tôi không có học mà có bằng là vi phạm, nhưng bằng này là bằng thật chứ không phải bằng giả. Con dấu thật, chữ kư thật do Giám đốc sở giáo dục tỉnh Đồng Nai cấp đàng hoàng (không tin hỏi ổng coi!) sao lại gọi là giả được”.

Sự việc được “khui” thêm ra là 2 ông chức sắc ở tỉnh Phú Yên và tỉnh Đồng Nai đó đă áp dụng tính ưu việt của nền “kinh tế đối lưu” trong thời bao cấp trước đây. Lúc c̣n bao cấp người ta ít khi xài tiền, mà là dùng hàng hóa để trao đổi (như thời… đồ đá vậy). Ông Phú Yên có biển, có rừng nên cho ông Sở Giáo Dục Đồng Nai ít gỗ vụn để xây nhà, xây dư th́ bán đi cho người ta làm củi chụm cũng được mà. Có… vài ngàn mét khối thôi chứ mấy.

Ngược lại ông Đồng Nai có cái Sở Giáo Dục hàng năm “búng” ra cả vài chục ngàn cái bằng trung học phổ thông th́ tiếc ǵ không “búng” cho bạn ḿnh một cái. Bằng thiệt, chữ kư thiệt đàng hoàng ai dám bảo là bằng… giả đâu.

Bó tay luôn phải không quư vị! Lúc đó báo chí trong nước đă bầu cho câu nói của ông Chủ tịch Phú Yên là “câu nói hay nhất trong năm” của quan chức nước ḿnh. Và (có lẽ) từ đó chữ “bằng dỏm” được ra đời để chỉ loại bằng có con dấu thiệt, chữ kư thiệt, có lưu chiếu vào sổ bộ thiệt đàng hoàng, nhưng chủ nhân của nó không cần do học (thiệt) mà có. Và cũng từ đó trong lư lịch của một số quan chức trong phần tŕnh độ văn hóa học vấn, nhiều vị khai tốt nghiệp cử nhân kinh tế, cử nhân luật v.v… Có vị cẩn thận hơn đă mở ngoặc đóng ngoặc mấy chữ (có học thiệt) để chú thích phân biệt với các loại bằng, cũng thiệt y như của họ, nhưng là học dỏm.

C̣n loại bằng giả khác với bằng dỏm vừa kể là bằng giả không có con dấu thiệt, không có chữ kư thiệt, không có lưu chiếu. Người có được (bằng giả) là do in ấn nháy hiệu cho giống y thiệt, rồi lấy củ khoai tây tự khắc thành con dấu giả, nháy theo dấu thiệt, như đồng hồ nháy hiệu vậy, hoặc cạo sửa từ bằng thiệt của người khác rồi bỏ đại (mẹ) tên ḿnh vô.

Như vậy th́ người xài bằng giả và bằng dỏm về h́nh thức th́ khác nhau, nhưng có một điểm giống nhau là cả hai không ai cần phải đi học (thiệt) để có bằng.

Ngày nay ở nước ḿnh, sự kiện bằng dỏm & và bằng giả không chỉ ở những loại “lôm côm” như mấy cái chứng chỉ vi tính hay bằng B, bằng C của tiếng Anh để đi xin việc, hoặc bằng tốt nghiệp trung học phổ thông như ông chủ tịch Phú Yên năm xưa mà c̣n “leo cao” hơn đến các bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ, Giáo sư v.v… đă không c̣n là chuyện hiếm thấy…
Bằng dỏm và giả với học vị càng cao th́ người sử dụng nó, thường là có chức quyền hay tiền, nên càng dễ đạt được yếu tố “tiêu cực” lúc dự tuyển bổ nhiệm vào các chức vụ cao (đa số là viên chức, công chức cấp cao của nhà nước), hoặc là v́ bằng ở loại học vị cao nên nơi nhận (việc) cho các loại bằng cấp này, v́ không có tŕnh độ khảo sát nên đă dễ dàng để bằng dỏm hay giả biến thành bằng… thiệt.

Trong tháng (7-2010) vừa qua, chắc quư bạn đọc cũng đă biết rồi, báo chí trong nước lại lùm xùm lu xa bu thêm hai bằng Tiến sĩ “dỏm” do không học mà có, mà lại c̣n ác liệt hơn nữa, các bằng Tiến sĩ dỏm kỳ này ngoài chuyện có chữ kư thật, con dấu thật nhưng lại được mấy trường đại học “không có thật” (trường ma) cấp.

Không biết các chủ nhân của hai bằng Tiến sĩ này có mạnh miệng căi là “bằng của tui là bằng thật có con dấu thật, chữ kư thật chỉ do trường… dỏm cấp mà thôi nên không thể gọi là bằng giả được…” như ông Phú Yên năm xưa hay không.

Hai bằng Tiến sĩ mà báo chí mới phanh phui kỳ này. Một là của ông Giám đốc Sở “Văn hóa & Du lịch” Phú Thọ, và bằng thứ hai là của ông Phó bí thư Tỉnh ủy tỉnh Yên Bái.

Theo báo chí trong nước th́ ông “Sở văn hóa” Phú Thọ có bằng Tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài, nghĩa là phải học bằng tiếng Anh, mà khả năng tiếng Anh của ông th́ lại “xem xem” với mấy anh xin việc mà tôi phỏng vấn lúc trước.

Nghĩa là ông không kể được bằng tiếng Anh hồi sáng này ông ăn sáng món ǵ, tối hôm qua ông đi bia ôm ở quán nào, có vụ… A đến Z với mấy cô tiếp viên ở đó không… chứ đừng nói ǵ đến việc ông làm luận án khoa học bằng tiếng Anh để được cấp bằng Tiến sĩ…

Và ông Phó Yên Bái th́ c̣n “thần đồng” hơn nữa, từ lúc ông có quyết định lănh tiền của nhà nước hỗ trợ cho ông đi học cho đến lúc ông “khè” cái bằng Tiến sĩ ra cho thiên hạ ớn chơi chỉ có… 6 tháng.

Chuyện mà báo chí trong nước thấy đáng nói là cả hai bằng Tiến sĩ này đều có giá “học phí” (dù chẳng cần đi học) là 17,000 đô Mỹ để có. Cả hai đều nằm trong tiêu chuẩn sử dụng tiền “quỹ hổ trợ” của nhà nước dành cho cán bộ hiếu học muốn nâng cao tŕnh độ để lấy cái bằng này.

Chuyện của hai ông Tiến sĩ dỏm ở Phú Thọ và Yên Bái lấy tiền nhà nước, không đi học mà vẫn có bằng dường như đă làm ức ḷng đến hai ông Tiến sĩ (thiệt) đang làm việc tại các đại học và viện nghiên cứu của Úc đó là Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn (Sydney) và Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc (Melbourne)

Giáo sư Tuấn qua bài viết “Thêm bằng chứng về bằng giả trường dỏm” cho rằng ông Phó bí thư Yên Bái bị (trường dỏm) lừa gạt, hay là ông sẵn sàng (để cho) bị lừa gạt khi tốn 17 ngàn để lấy cái bằng ở một trường đại học không có thật, và cái bằng đó chỉ là một tấm giấy lộn chứ không có giá trị ǵ hết.

Và ở một bài khác “Bằng tiến sĩ dỏm giá 17,000 đô – Hăi” Ông Tuấn cho biết lư do người sử dụng bằng dỏm (ở trong nước) không chỉ mục đích ḷe thiên hạ cho oai mà c̣n là một nhu cầu cho chức quyền.
Đồng lúc đó Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc cũng viết 2 bài “Bằng giả và bằng dỏm” và “Tiến sĩ dỏm ở Việt Nam”
Ông Quốc cho là xài bằng giả để ḷe thiên hạ cho sướng th́ vấn đề chỉ là tâm lư và đạo đức chứ không liên quan đến pháp luật, chính quyền không can thiệp nhưng nếu sử dụng cái bằng dỏm hay giả ấy để mưu lợi th́ lại khác. Ví dụ để xin dạy trong các trường học hoặc để thăng quan tiến chức như ông Phó bí thư Yên Bái th́: Nó trở thành một hành động lừa bịp…

Và cũng cùng lúc này tờ báo mạng TuanVietnam.net ở trong nước cũng có bài châm biếm sự giải tŕnh của chính chủ nhân cái bằng Tiến sĩ dỏm không biết tiếng Anh là ông Giám đốc Sở văn hóa Phú Thọ.
Cũng như ông Chủ tịch Phú Yên năm xưa. Ông giám đốc Sở Phú Thọ này cũng đăng đàn họp báo, ông đến tận ṭa soạn báo TuầnViệtNam.Net, nhờ tiếng nói của tờ báo này để giải tŕnh qua h́nh thức phỏng vấn hỏi đáp về việc ông tốn 17,000 đô để “học” cái bằng Tiến sĩ ở nước ngoài mà không cần biết một chữ tiếng Anh
Trong bài hỏi đáp của TuầnViệtNam.net ông Giám Đốc Sở Phú Thọ này hé lộ me mé ra là c̣n đến… 10 quan chức khác cũng có bằng Tiến sĩ ở cùng trường “dởm” với ông. Mấy ông học bằng cách “online” (hàm thụ từ xa qua mạng) và nơi dạy không yêu cầu người học phải biết tiếng Anh. Ông khai những người khác (cũng là quan chức nhà nước ở Phú Thọ và Hà Nội) cũng học cùng “ḷ” nơi ông học, cũng được cấp bằng như ông, nhưng người ta không ai bị ǵ cả, c̣n ông chỉ là…
“Tại tôi không may thôi!”

Đúng là “pó toàn thân” luôn chứ không thèm “pó tay” nữa với chuyện “quê nhà xứ huyện” của nước ḿnh phải không quư vị? Dùng tiền của nhà nước (là tiền của dân) “mua” một bằng cấp là một “tấm giấy lộn không giá trị gi hết” để “thăng quan tiến chức” và “mưu lợi” cho cá nhân ḿnh. Khi bị đổ bể đối với mấy ông không là “một hành động lừa bịp” mà chỉ là “Tại tôi không may thôi!”




hihiii



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 tthanhthanh
 member

 REF: 613868
 10/06/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Đọc cho vui thôi chứ không có cái nào không có chính sách của nhà nước cả. Đă là chính sách th́ nếu lỡ bị "bể mánh" cũng chỉ bị giơ cao đánh khẻ. Rồi đâu cũng vào đấy.

Đúng hun nào?

hihii


 

 tthanhthanh
 member

 REF: 613869
 10/06/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Bài viết này cũng không phải mới đây , chắc cũng đă hơn 10 năm...nhưng với thời gian lâu như vậy mà bằng giả bằng dỏm vẫn c̣n mấy ông Quan Lớn ...tung hoành tá lả là sao????

Trong khi đó các em Sinh Viên Học Sinh ngày nay lại tiến bộ hơn nhiều về sức học của ḿnh khi có những em đi thi khả năng Toán Lư Hóa Văn Chương Sinh Ngữ cấp giỏi Quốc Tế đem về với nhiều huy chương vàng cho đất nước.

Ôi... mấy Ông Lớn nhớ làm gương dùm đi , nếu không các em SVHS sẽ khinh bỉ đó.

hihii


 

 hoami09
 member

 REF: 613880
 10/06/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

Lại Văn Sâm và nỗi xấu hổ về Tiếng Anh




Thanh Thanh ưi , cái video clip này cũng cũ dzùi , nhưng mà koi lại cũng thấy hay hay . Thik nhứt nụ cười rạng rỡ của Ngô Ngạn Tổ và thik nhứt nhứt khi nghe Lại Văn Sâm kiu : Ly ơi , Ly ơiiiiiiiiiiiiiiiiii

h́ h́


 

 anhhoanhat
 member

 REF: 613883
 10/06/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Ở Mỹ, Nhà Nước trả tiền nuôi dạy trẻ, ở Việt Nam, cha, mẹ, trả tiền nuôi dạy trẻ, bởi ai trả tiền người đó mới thực sự quan tâm chất lượng giáo dục, là mục tiêu sống c̣n và là mối quan tâm trên hết của chủ đầu tư, theo nguyên lư chất lượng sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Quan hệ đồng hành lợi ích, công, tư, giữa Nhà Nước Mỹ gắn bó với gia đ́nh, nhà trường và xă hội, bởi không ai quan tâm con cái hơn cha, mẹ, tạo thành 1 quy tŕnh khép kín, 1 hệ thống quản lư chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng viên chức của Nhà Nước và tuyển dụng nhân viên của cả doanh nghiệp nhà nước lẫn tư nhân, 1 chủ trương đào tạo đáp ứng nhu cầu xă hội.

Chất lượng giáo dục ở Việt Nam không đáp ứng nhu cầu xă hội là do chủ trương sai định hướng trước đây là giáo dục phục vụ cho mục đích chính trị, thay v́ truyền tải tri thức. Bệnh quan liêu, chủ nghĩa giao điều, bệnh thành tích, tạo thành 1 hệ thống mang nặng h́nh thức, nửa vời, v́ thi đua thành tích ảo mà ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giáo dục thật.

Những hệ lụy, từ bệnh thành tích gây ra sự vô cảm và ác cảm với những trường hợp học sinh có vấn đề khó khăn nào đó về hoàn cảnh gia đ́nh, sức khỏe, tinh thần, tâm sinh lư nói chung, cần có t́nh thương và trách nhiệm của thầy cô giáo quan tâm, giúp đỡ, th́ ngược lại bị phân biệt đối xử bất công và tội nghiệp. Các thầy cô giáo chỉ lo chạy theo báo cáo, đạt chỉ tiêu, thành tích thi đua, dẫn đến thành tích ảo, chất lượng ảo, dấu diếm tiêu cực, yếu kém tồn đọng, gia tăng qua các cấp, kéo theo nhiều hệ lụy mà chất lượng giáo dục thực chất chỉ dưới mức trung b́nh.

Chúc em Tthanhthanh và em Hoami09 an vui.


 

 aka47
 member

 REF: 613894
 10/06/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai

hahaaaaaa


Chị HM ui, dịch kiểu này là ...dịch tả chị ui. Em nghe muốn ói luôn , nhưng được cái nói ra câu cú rất trôi chảy chỉ có nội đung không đúng thui.

Anh Sở ui...ở trong chăn mới biết chăn có rận , anh rất biết ngọn ngành của nền giáo dục ta , nhưng anh hổng sợ Chú Kim hổng cho anh vô cảm t́nh Đảng hả?

Anh sửa soạn để chống đỡ nha.

Chú Kim sắp vô rùi đó.

hihiiiii


 

 tiendaoduy
 member

 REF: 613898
 10/06/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Có một nàng trong nhóm xin việc hôm đó, cứ chống tay lên cầm mà nh́n ông “sếp” đang phỏngvấn ḿnh cười cười mỉm mỉm thiệt là đẹp mê hồn làm cho tim tôi nhảy muốn rớt ra ngoàiluôn.
C̣n chết người hơn nữa là cái cách của nàng này nh́n người đang phỏng vấn nàng, là tôi đây, y chang như trong tiểu thuyết ba xu của Mỹ gọi là nh́n kiểu “love at first sight”, c̣n tiếng Việt ḿnh các nhà văn trữ t́nh cũng diễn tả đó là “tiếng sét ái t́nh” hay “yêu ngay lần đầu” ǵ đó… Kể luôn cụ Nguyễn Du thi nhân đại tài của nhà ḿnh năm xưa cũng đưa kiểu nh́n này vô tác phẩmĐoạn trường tân thanh của cụ.Đó là “Người đâu gặp gỡ làm chi, trăm năm biết có duyên ǵhay không…”
_____________
Cái cô này trông giống tthanhthanh lắm...nghi lắm hehehe..!!


 

 tthanhthanh
 member

 REF: 613903
 10/06/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Hú hồn hú vía , người phỏng vấn hổng phải anh Tiến , nếu không th́ chít một đời hoa rùi.

Anh ui , nói vậy người ta hiểu lầm à nha , hổng phải TT đâu.

hihii


 

 anhhoanhat
 member

 REF: 613931
 10/07/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Mai mốt anh vô đảng rồi, lúc đó anh và Chukimf3 là đồng chí, anh viết bài bênh đảng, em AKA chuẩn bị đỡ nghen hehehe


 

 hoami09
 member

 REF: 613976
 10/07/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



hề hề ..cái này ko phải bằng học tiếng Anh , nhưng mà môn lịch sử của nước nhà cũng wan chọng lắm a

Nhớ hồi nẳm , mén cứ tưởng Anh hùng Lê Văn Tám là có thiệc , ai dè ...tàn là bốc phét .Rồi anh hùng Phan Đ́nh Giót , những bộ đội gái , chị nuôi , dùng súng lục bắn rơi máy bay ...hị hị

Càng đọc càng thấm thía .

Chúc Aka và Anh Tiendaoduy , Anh Hoanhat cuối tuần b́nh an héng , vui nữa

---------------------

Tiếp tục chuyện học sinh dê-rô môn sử








Lê Thiên (danlambao) - Trong bài viết Từ chuyện hàng ngàn thí sinh 0 (dê-rô) môn sử chúng tôi chỉ bàn tới vài câu mở đầu cuốn sách “Hướng dẫn… MÔN LỊCH SỬ” và gợi ư như một lời hứa rằng, “chúng ta sẽ cùng nh́n sâu vào toàn bộ nội dung của cuốn sách ấy, mới thấy hết nỗi đau của sử Việt dưới chế độ cộng sản và nỗi bất hạnh của con em chúng ta và của cả dân tộc Việt Nam!






Trừ mấy trang đầu và cuối, toàn bộ 410 trang sách “HƯỚNG DẪN… MÔN LỊCH SỬ” tập trung vào 2 phần chính: Lịch sử Việt Nam và Lịch sử thế giới, 325 trang.



Phần I – Lịch sử Việt Nam (1919-1991) ngốn hết 198 trang (18-199).


Phần II – Lịch sử thế giới (từ 1917 đến nay) chiếm 127 trang (200-327)


Phần III – Bài thi mẫu của một số học sinh, chỉ 85 trang (328-411).


Xin miễn nói tới phần III cuốn sách, v́ chỉ là những sao chép vụn vặt mấy bài thi mẫu và câu hỏi/đáp mẫu môn lịch sử.


Phần II cuốn sách “Hướng dẫn… MÔN LỊCH SỬ”


Xin lược qua phần II trước khi bàn tới phần I. Gọi là phần “lịch sử thế giới,” nhưng chỉ nặng về lịch sử đảng CS quốc tế, chủ yếu tập trung vào các “thành quả” của đảng Cs Cộng sản trên thế giới, như: Cách mạng tháng mười Nga, xây dựng chủ nghĩa xă hội ở Liên Xô, Đông Âu, Trung cộng, Bắc Hàn (Bắc Triều Tiên) cùng các thắng lợi to lớn của nó trên mọi lănh vực chính trị, kinh tế, xă hội. Đâu đâu Cộng sản cũng “thắng” và “lợi”, thắng lớn, lợi to.


Chẳng hạn, “sự phát triển của Liên Xô thể hiện sức mạnh, tính ưu việt của chủ nghĩa xă hội, của nền văn minh xă hội chủ nghĩa..… Nguyên nhân của những thắng lợi đó bắt nguồn từ sự lănh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Liên Xô theo chủ nghĩa Mác-Lênin…” (trang 141-142).


Hoặc “cùng với cách mạng Trung Quốc thắng lợi (1-10-1949), thắng lợi của các nước Đông Âu, trong đó có sự thành lập Cộng ḥa Dân chủ Đức (7-10-1949) đă làm cho chủ nghĩa xă hội vượt khỏi phạm vi một nước, trở thành hệ thống thế giới” (trang 244).


Hoặc nữa, hoàn thành các nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng dân chủ nhân dân, các nước Đông Âu có điều kiện để đi lên chủ nghĩa xă hội, làm thất bại âm mưu của Mỹ và các nước đế quốc…” (trang 244).


Nhưng đến khi chủ nghĩa Cộng sản bị diệt vong, hay nói cách khác “sụp đổ nhanh chóng và bất ngờ” như cuốn sách nh́n nhận (trang 249) th́ môn lịch sử của CSVN lại quay sang đổ lỗi sự thất bại là do “Goócbachóp tiến hành cải tổ một cách chắp vá, thiếu thận trọng, mơ hồ về quan điểm giai cấp” (trang 248) hoặc do “mô h́nh xơ cứng, lỗi thời, sai lầm, khuyết tật kéo dài, sai lầm cải tổ, ‘diễn biến ḥa b́nh’ của chủ nghĩa đế quốc” (trang 249) và quan trọng hơn, là do “khuyết điểm chủ quan, duy ư chí của những người lănh đạo, dẫn đến tách rời lí luận với thực tiễn.” (trang 249).


Nhưng, dưới cái nh́n của “đỉnh cao trí tuệ,” sự thất bại ấy chỉ là sự “thoái trào tạm thời(trang 250). Lời biện bạch này chỉ là sự gặm lại khúc xương thúi ngụy biện mà nhóm biên soạn cuốn sách đă phô bày ở trang 12 và 13, chúng tôi có đề cập đến trong bài viết “Từ chuyện hàng ngàn thí sinh điểm 0 môn sử” hồi đầu tháng 9/2011. Cả bạn đọc lẫn chúng tôi cũng như học sinh sinh viên con em chúng ta không ai muốn ngửi lại khúc xương thúi ấy nữa!


Sực nhớ, vào năm 1975 và sau đó là những năm cùng cực đau thương nhất của đất nước, CSVN không ngừng xỏ xiên cựu quân nhân công chức VNCH là “mơ Mỹ, vọng Mỹ.” Suy bụng ta ra bụng người, CSVN đang lộ nguyên h́nh là những kẻ sống trong ảo giác của cơn mê “mơ Mác, mộng (không phải vọng) Lê”, thần kinh thác loạn v́ bị nhồi sọ bởi cái chủ nghĩa ác ôn Mácxít-Lêninít, vung tay giết chết hàng triệu sinh linh ở bất cứ nơi đâu Mác-Lê thống trị.


Lịch sử… trừ môn lịch sử của CSVN, qua nhiều biến cố khắp thế giới đă chứng minh cái hiểm họa mà CS gieo rắc khắp địa cầu này, nhất là tại các nước đă từng chịu sự thống trị của chủ nghĩa Mác-Lê! Do đó, phần II của cuốn sách xin được dừng lại ở đây để chúng ta cùng lược qua phần I của cuốn sách, có lẽ là phần đáng nói nhất.



Phần I cuốn sách “Hướng dẫn….MÔN LỊCH SỬ”.


Phần I được biên soạn chỉ nhằm đề cao thắng lợi “vĩ đại” của Đảng CSVN chứ không tŕnh bày trung thực lịch sử thăng trầm của cả dân tộc và đất nước. Hết tung hê Hồ Chí Minh tới thổi phồng đảng CSVN. Đều là dưới ngọn cờ Mácxít-Lêninít bách chiến bách thắng! Từ thắng lợi to lớn này tới chiến thắng vĩ đại khác! Lúc nào cũng chiến thắng vẻ vang, đánh bại hoàn toàn mọi kẻ thù qua mọi cuộc chiến lớn nhỏ. Vô cùng hiển hách!...


Phần I cuốn sách hoàn toàn là một bảng tuyên dương “đảng ta” theo kiểu… ta tự ca ta! Trong khi đó, nhiều trang sử máu và nước mắt do ông Hồ Chí Minh và tập đoàn CSVN gây ra cho dân tộc lại cố t́nh loại bỏ hay xuyên tạc, đổ tội cho những nhà ái quốc không đi theo hoặc chống lại con đường “cách mạng” bá đạo lưu manh của đảng CS.


Chẳng hạn, các vụ thủ tiêu, ám hại những nhà yêu nước mà CSVN là thủ phạm th́ không hề đuợc nói tới, trong đó có vụ ám sát và thủ tiêu Đức Huỳnh Phú Sổ, Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch, Khái Hưng, Phạm Quỳnh, Ngô Đ́nh Khôi (và con trai Ngô Đ́nh Huân), Nguyễn Văn Bông cùng nhiều vị yêu nước khác….


Trong giai đoạn 1945-1954, việc kư Tạm ước ngày 14/9/1946 chỉ được cuốn sách “Hướng dẫn…Môn Lịch sử” nhắc tới một câu thanh minh của ông Hồ Chí Minh “… chúng ta đă ép ḷng mà nhân nhượng để giữ ḥa b́nh.” Giống hệt luận điệu của nhà cầm quyền CSVN hiện thời khi họ lên tiếng biện hộ việc họ bán nước cho Trung cộng.


Ông Hồ Chí Minh lúc bấy giờ (1946) đường đường là Chủ tịch Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, là nhà cầm quyền của một quốc gia, vậy mà đă “ép ḷng” vác xác sang tận bên Pháp, “ép ḷng” ngồi đồng hàng với một viên chức thực dân cấp Bộ, tức Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại là Marius Moutet, cầu cạnh xin xỏ để được cùng kư với Moutet bản Tạm Ước 14/9/1946, mà ai cũng biết đó là một hiệp ước đầu hàng vô điều kiện của HCM đối với Pháp[1].


Cũng vậy, trong Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ), ông Hồ Chí Minh cúi đầu vâng phục tên thái thú Tàu Lă Quí Ba, sai đồ đệ giết chết và làm hại hàng trăm ngàn dân Việt vô tội, trong đó có bà Nguyễn Thị Năm – Cát Thành Long bị xử bắn đầu tên chỉ v́ bà có tên trong danh sách “địa chủ”. Theo Bùi Tín: “bà là người đă che giấu và nuôi dưỡng các lănh đạo cộng sản như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ, Lê Thanh Nghị, Lê Giản... trong thời gian ĐCS c̣n hoạt động bí mật. Hai con trai bà, ông Nguyễn Công và ông Nguyễn Hanh đều theo Việt Minh từ trước 1945. Khi CCRĐ được phát động, ông Nguyễn Công đang làm chính uỷ trung đoàn và ông Nguyễn Hanh là đại đội phó bộ đội thông tin.


Thái độ luồn cúi của ông Hồ Chí Minh trước thực dân Pháp và bọn Hán tặc được coi là mẫu mực để đám quan chức CSVN sau ông HỒ noi theo, áp dụng cùng một đường lối “ngoại giao’” khúm núm hèn hạ như vậy với Trung cộng.



Thế nhưng, tất cả các sách Giáo khoa về môn Lịch sử đều cố t́nh cải biên những sự thật lịch sử ấy. Chẳng hạn, đề cập tới Cải Cách Ruộng Đất (1953-1956), nơi trang 146-147, với đề mục “Hoàn thành cải cách ruộng đất”, các nhà biên soạn đỉnh cao xhcn tôn vinh CCRĐ là “cuộc cách mạng nông dân ở nông thôn, nhằm xóa bỏ chế độ bóc lột phong kiến, giải phóng nông dân khỏi ách áp bức, bóc lột của địa chủ… Là thắng lợi quan trọng… đưa nông dân lên địa vị người chủ về kinh tế.” Bóp méo lịch sử một cách trắng trợn như vậy, làm sao con em học sinh nuốt trôi cái môn sử bịp bợm?


Hiệp định Genève 1954 cũng vậy! Cuốn “Hướng dẫn… MÔN LỊCH SỬ” ca ngợi Hiệp định Giơnevơ là “thắng lợi của nhân dân ta” (trang 133)“nguyên nhân thắng lợi là sự lănh đạo sang suốt, đúng đắn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh” (trang134). Người ta c̣n huênh hoang: “Phái đoàn Chính phủ ta do Phạm Văn Đồng dẫn đầu đến dự Hội nghị [Giơnevơ] với tư thế đại diện của một dân tộc đang chiến thắng” (trang 132).


Vậy mà chỉ sau đó mấy trang, các nhà biên soạn thông thái nhất nước lại kết tội “Việt Nam bị đế quốc Mỹ và tay sai của Mỹ chia cắt làm hai miền Nam – Bắc (trang 135). Môn lịch sử Việt Nam bị CSVN hiếp dâm thô bạo đến như vậy sao?


Tại sao người ta lại cố t́nh bỏ qua chi tiết quan trọng là phía Quốc Gia Việt Nam cũng dự Hội nghị này và Ngoại trưởng Trần Văn Đỗ của Quốc gia Việt Nam đă thẳng thừng từ chối kư tên vào cái Hiệp định con đẻ của một âm mưu chia để trị giữa CSVN và thực dân Pháp qua bàn tay đạo diễn của Chu Ân Lai với phái đoàn Trung cộng gồm tới 200 tên?



Một viên chức CSVN đă chẳng có lần than thở về sự kiện người đàn anh Trung Cộng “chơi ép” đàn em CSVN trong Hội nghị này sao? Và phái đoàn CSVN tại Hội nghị đă ngoan ngoăn nghe theo, làm theo các chỉ dẫn của phái đoàn Trung cộng như thế nào?


Chưa hết! Cuốn sách “Hướng dẫn…Môn Lịch Sử” c̣n lặp lại lời kết án “chính quyền Diệm… âm mưu chia cắt Việt Nam, xây dựng Việt Nam thành ‘quốc gia’ riêng!” Trong khi đó, con em chúng ta có lẽ đă quá rơ cái âm mưu chia cắt ấy là của ai? Rồi từ âm mưu chia cắt đất nước năm 1954, ai đă âm mưu bán nước cho Trung Cộng bằng “Công hàm 1958” do Phạm Văn Đồng kư (chỉ 4 năm sau Hiệp định Genève)? Ai đă gật đầu đồng thuận cho Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam ḥi đầu năm 1974?


Lại nữa, trong mục “Thắng lợi cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968,” cuốn “Hướng dẫn… MÔN LỊCH SỬ” khoe khoang: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đă giáng cho địch những đ̣n bất ngờ, gây cho chúng nhiều tổn thất nặng nề về người và phương tiện chiến tranh (hơn 147.000 địch, trong đó 43.000 lính Mỹ và quân đồng minh của Mỹ bị loại khỏi ṿng chiến đấu)(trang 165).


Tiếc thay! Học sinh VN không hề t́m ra trong “Hướng dẫn… MÔN LỊCH SỬ” một chi tiết nào nói về cuộc tàn sát dă man hàng ngàn người dân vô tội ở Huế trong cái gọi là cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 ấy! C̣n cái gọi là “đ̣n bất ngờ” sách sử CSVN cũng lấp liếm ỡm ờ. Người dân Miền Nam Việt Nam thế hệ 1940-1970 ai mà không biết, trong khi toàn dân-quân Miền Nam tuyệt đối tôn trọng thỏa ước hưu chiến để ăn Tết th́ phía CS miền Bắc đă lợi dụng cơ hội vui xuân ấy của đối phuơng để dẫm lên thỏa ước, bất ngờ xua quân đánh vào các phố thị của Miền Nam. Đ̣n bất ngờ? Hay sự tráo trở đáng ghê tởm?



Vả lại đây có một “cuộc nổi dậy” nào của nhân dân? Chỉ toàn bộ đội miền Bắc xâm nhập! Cùng một số ít ỏi bọn nằm vùng đục nước béo c̣!


Nói tới con số “hơn 147 ngàn địch bị loại khỏi ṿng chiến đấu”, sao không nói tới hàng ngàn người dân Huế bị giết hại và chôn sống dă man? Sao không nói tới hàng vạn thanh thiếu niên miền Bắc bị lừa phỉnh, bị đẩy vào chỗ chết thê thảm?



Rồi thời gian từ sau 1975 đến nay, tại sao môn lích sử không nói tới những vụ đổi tiền “vô sản hóa” toàn dân?



Những vụ gọi là cải tạo công thương nghiệp, cải tạo nông nghiệp, cải tạo văn hóa tư tưởng?


Rồi hàng nửa triệu người bị tống vào các trại tù lao động khổ sai vào tù!



Hàng vạn người gục chết trong rừng sâu hay dưới biển cả!


Hàng hàng lớp lớp người dân không c̣n gạo để ăn, không c̣n áo để mặc, không c̣n nhà làm nơi nương tựa, không c̣n tiếng nói để nói lên điều ḿnh nghe, điều ḿnh thấy, điều ḿnh cảm nhận hay nghĩ suy!


Những sự kiện ấy và vô số những biến cố đau thương khác trong cả nước do đảng và chính quyền CSVN gây nên chẳng phải là lịch sử mà con em chúng ta cần học, cần biết sao?


Th́ ra, chế độ CS vào bất cứ thời kỳ nào và ở bất cứ nơi đâu cũng đều chói lọi những trang sử hồng rực rỡ màu sáng ảo, phát ra từ những cái đầu đầy ắp ảo tưởng, ảo giác! Đến nỗi học sinh học sử cũng bị lây nhiễm, rơi vào trạng thái ảo ảo mờ mờ như vậy, biểu lộ qua một số câu trả lời điển h́nh của các em về môn lịch sử sau đây:


- “Tưởng Giới Thạch là một tên Việt gian bán nước”.


- “Mỹ – Diệm đă đàn áp nhân dân, lôi kéo người dân vào nhà chứa và đưa họ vào con đường nghiện ngập… Mở các lớp học, bắt người dân không học về lịch sử Việt Nam mà phải học về những ǵ mà các giáo sư Mỹ dạy”.


- “Mùa xuân 1974-1975, quân và dân ta không chịu được cảnh đàn áp của thực dân Pháp… Sau Lê Lai, Lê Lợi không chịu được cảnh ḷng mang dạ sói của thực dân Pháp, đă nổi dậy đấu tranh năm 1975… nổ ra ḍng dă 2 ngày 1 đêm và quân ta đă đánh đuổi thực dân Pháp… Mùa xuân năm 1975 máu chảy thành sông, người chết th́ nhiều. Sau Lê Lợi lên làm vua được vài năm là chết”.


- “Quảng B́nh, Quảng Trị, sông Hiền Lương ở đâu em không biết, em chỉ biết Mỹ đă dội bom B52 xuống Điện Biên Phủ, làm nên một Điện Biên Phủ trên không chấn động địa cầu”.


- “Ngày 22/12/1975, sau khi gấp rút miền Nam Việt Nam thực dân Pháp phong kiến tay sai Mỹ đă hoàn toàn khâm phục trước ḷng thương dân và sự đoàn kết của toàn thể đất nước chống thù trong giặc ngoài”.


- “Chúng ta đă đón tiếp quân đồng minh và quân Nhật với một tư cách rất công bằng và một tư thế rất oai nghiêm”.


- Năm 1945, chúng ta chủ trương giành chính quyền để với tư cách là một quốc gia độc lập sẽ tiếp đón quân đồng minh, điều này, trong sách giáo khoa đă rơ như ban ngày, vậy mà không ít thí sinh “liều mạng” viết: “Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ mặt trận Việt Minh họp thống nhất một quan điểm mở cửa biên giới để cho Nhật tràn vào”.


- “Đêm 30/12, rạng sáng 1/1/1975, nhân lúc quân lính Mỹ (…) đang say sưa, quân ta tấn công. Tiếng súng đầu tiên nổ lên, kháng chiến bắt đầu. Giặc lúng túng chống trả không kịp, bỏ cả đồn bốt chạy sang Trung Quốc”.



- “Năm 1946, ở Trung Quốc h́nh thành hai tầng lớp riêng biệt đó là cách mạng XHCN do Mao Trạch Đông lănh đạo và giai cấp vô sản.


Những câu dẫn trên dễ bị gán là những “bịa đặt cực kỳ phản động” của các thế lực thù địch nhằm hủy hoại tinh thần học sử của con em Việt Nam.


Không! Những câu ấy là do báo điện tử Petrotimes ghi nhận trong bài viết dưới nhan đề “Những bài thi môn Sử ‘cười mà ra nước mắt”’ ngày 18/8/2011. Tổng biên tập của báo Petrotimes là một Công an chính ṇi: Nguyễn Như Phong. Đại tá an ninh CSVN, nguyên là Phó tổng biên tập Báo Công an Nhân dân, phụ trách chuyên đề An ninh thế giới.


Ngoài ra, ở phần phản hồi cho bài “TS Sử học phân trần về điểm thi ĐH vô cùng bi đát” ngày 27/07/2011 của trang web Giáo dục Việt Nam (GDVN), người kư tên “Nặc danh” phát biểu như sau:


“Tôi từng cay đắng nhận điểm 4 Lịch sử khi thi tốt nghiệp phổ thông, trong khi các môn khác điểm rất khả quan, chỉ v́ tôi kết luận trong bài làm là Chiến dịch Mậu thân 1968 là một thắng lợi chính trị, nhưng không thể phủ nhận nó là thảm họa quân sự, và là một sai lầm của Đảng ta.”


Nặc danh viết thêm: “Tôi tôn trọng những người nhận điểm 0 v́ họ đă dám giữ chính kiến, và điểm 10 sử hiện nay chưa xứng đáng, v́ như vậy họ chấm điểm học sinh như chấm một con vẹt. Học sinh Việt nam chỉ giỏi sử thật sự nếu sự thật và chính kiến khách quan được tôn trọng mà thôi.”



Bỏ qua lời lẽ của người “Nặc danh”, chúng ta thử nghe một nhân vật chính danh “nhà sử học” phát biểu. Ông ta tên là Hà Văn Thịnh, giảng viên Môn Sử Trường Đại Học Huế.


Ngày 20/5/2010, Mạc Việt Hồng của Đàn Chim Việt có một cuộc phỏng vấn với Hà Văn Thịnh. (Bài phỏng vấn này được đưa lên trang web của Đàn Chim Việt dưới nhan đề “Nhà sử học Hà VănThịnh nói về HCM”).


Ông Hà Văn Thịnh (trả lời cô Mạc Việt Hồng):


“Tôi nói thật với chị, lịch sử VN hiện đại, chỉ có 30% sự thật, 70% giả dối. Đó là điều rất đau ḷng. Ví dụ, đánh nhau 30 năm, vơi Pháp và Mỹ mà VN không thua trận nào là không thể chấp nhận được.


“Hay như Lê Văn Tám ấy, châm lửa rồi chạy. Làm sao mà chạy được, 5m là gục xuống liền. Hay Tô Vĩnh Diện, lấy thân chèn pháo. Quả pháo nặng hàng tấn, nó đè cho dập nát, chèn thế nào được. Nhiều vô cùng những chuyện như thế, chị ạ.


“Sự dối trá đó làm sinh viên không thích sử nữa. Thấy sử là bịp bợm, chán quá! Tôi đă viết trên báo Lao Động năm 2005, ‘Lịch sử theo trang sách học tṛ’, tôi vạch rơ. Dậy sử mà suốt ngày phải nói dối, điều đó đau ḷng lắm.”


Không biết, sau khi phát biểu như vậy, giảng viên Hà Văn Thịnh có c̣n được làm giảng viên môn sử ở Đại học Huế nữa không. Nếu c̣n, ông Thịnh sẽ giảng dạy làm sao để khỏi phải tiếp tục làm công việc “nói dối” mà ông đă cực lực lên án!


Chỉ biết một điều là ba hôm sau bài phỏng vấn, ngày 23/10/2010, người ta đọc thấy trên trang bauxite một thư của người xưng là HVT học tṛ của thầy Hà Văn Thịnh gửi cho thầy ḿnh. Người học tṛ ấy bổ sung thêm ư thầy ḿnh:


“Một khẩu pháo nặng hàng chục tấn, trôi từ trên cao ở độ dốc vài chục độ, ngay cả trâu cũng khó chèn lại chứ đừng nói là người. C̣n nữa, lịch sử hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, chết ít nhất 5 triệu người mà lại không có trận nào ta thua, chẳng có trận nào ta sai th́ làm sao thuyết phục nổi sinh viên, học sinh?… Nói thật với Thầy, đă không ít lần em xấu hổ v́ cứ phải thao thao bất tuyệt về chuyện thiên tài quân sự của ta, ngu ngốc của kẻ thù.”


“Cậu học tṛ” tỏ ra bực dọc hơn:


“Nhiều và nhiều lắm những câu chuyện ‘sử mà bất dụng’ bởi nó sai, nó khó được thực tế khoa học kiểm định. Vậy, tại sao cứ tiếp tục hết đời này đến đời khác phải làm chuyện dối lừa ṿng quanh? Học sử như thế, ai mà học cho nổi? Cho dù Thầy có bực ḿnh em cũng phải nói thẳng rằng chính Thầy và một số GS khác đă làm xói ṃn ḷng tin trong em, dẫn đến sự sụp đổ không thể nào cứu văn nổi của em đối với khoa học lịch sử…”


Tác giả bức thư chưa hết hậm hực:


“Thầy nói rằng, LVT [Lê Văn Tám] không có, nhưng công viên hay đường LVT nên để lại(?). Em cứ ngẫm nghĩ mà không biết giải pháp đó đă hợp lẽ phải chưa, bởi vẫn bị ám ảnh từ cái câu: một nửa sự thật vẫn không thể là sự thật. Thần tượng hư cấu vậy tại sao lại phải tiếp tục tôn vinh?”


Trong bài viết “V́ sao học sinh ghẻ lạnh với môn Lịch sử?” đăng trên một số trang web trong nước ngày 05/8/2011, tác giả Đặng Hữu Tuấn có nêu lên nhiều nguyên nhân để trả lời câu hỏi “v́ sao”.


Trong các nguyên do, tác giả nêu lên t́nh trạng “quan điểm lịch sử thiếu khách quan.” Ông Tuấn viết: “Với việc coi môn Sử là một môn học phải phục vụ mục đích chính trị nên nội dung kiến thức được viết ra theo quan điểm một chiều, và do đó không cho phép giáo viên, học sinh có quan điểm khác.”


Ông Tuấn kêu gọi: “Đây là một điều cần phải xem xét lại! Bởi v́ điều này sẽ hạn chế khả năng tư duy sáng tạo của học sinh, biến học sinh thành cái máy dập khuôn theo những ǵ mà sách nói.”


Đặng Hữu Tuấn vạch rơ: “Lịch sử là khách quan, nhưng cách nh́n nhận của những tác giả viết SGK Lịch sử lại rất chủ quan. Thế là học sinh khi học, chỉ thấy ta đúng họ sai, ta tốt họ xấu, ta thắng họ thua, ta sống họ chết...”


Rồi ông Tuấn kết luận: “Cho nên học sinh thường chỉ được biết và hiểu theo hướng một chiều hết sức phiến diện. Vẫn biết là khi dạy th́ cần phải định hướng cho học sinh nhưng điều đó không có nghĩa là áp đặt hoàn toàn mang tính chất bắt buộc được.”


Chúng tôi tự hỏi: Nhà cầm quyền CSVN và những người có trách nhiệm với việc giáo dục có lắng tai nghe không hay cứ chó sủa mặc chó, đường ta đi ta đi, con đường xă hội chủ nghĩa quang vinh trước sau như một và bất diệt… trừ phi chính ta và nền độc tài đảng trị của ta bị diệt!!!


Ngày 05/10/2011




 casaudep
 member

 REF: 613978
 10/07/2011

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Lăng mạn Việt Nam


Lăng mạn tuyệt vời đất nước tôi
Quá yêu con chữ bé phải bơi
Mua bằng , cán bộ thành tiến sĩ
Vượt sông , em lội sá chi đời .


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network