Vietnam Single Tim Ban Bon Phuong  


HOME  -  FORUM  -  REGISTER  -  MY ACCOUNT  -  NEW  PHOTOS  -  BROWSE  -  SEARCH  -  POEM  -  ECARD  -  FAQ  -  NCTT  -  CONTACT

Sponsored links


Diễn Đàn
 Những chủ đề mới nhất
 Những góp ư mới nhất
 Những chủ đề chưa góp ư

 
NCTT Những chủ đề mới nhất

NCTT Những góp ư mới nhất
NCTT Website


Who is Online
 

 

Forum > Thông báo >> Ai phải đăng ký để giữ quốc tịch VN?

 Bấm vào đây để góp ư kiến

1

 hatlinh
 member

 ID 77270
 02/15/2014



Ai phải đăng ký để giữ quốc tịch VN?
profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email -goi thu   Thong bao bai viet spam den webmaster  edit -sua doi, thay doi edit -sua doi, thay doi  post reply - goy y kien





Mời Cả Nhà đọc bản tin mới nhất ở phần góp ư, xin cám ơn.

--


Obama Tới Châu Á, Tránh VN


Tổng Thống Barack Obama sẽ không tới thăm Việt Nam vào tháng 4-2014, trong khi Obama thăm 4 quốc gia Châu Á trong vùng.

Bản tin RFI kể rằng vào hôm 12/2/2013, Nhà Trắng chính thức thông báo Tổng thống Barack Obama trong tháng Tư sẽ công du tới 4 nước châu Á: Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia và Philippines. Một chuyến đi nhằm nhấn mạnh chính sách xoay trục của Mỹ về khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trên thực tế hồi tháng 11 năm ngoái, cố vấn an ninh quốc gia bà Susan Rice đã thông báo về chuyến công du châu Á lần này của Tổng thống Mỹ nhưng khi đó chưa có các chi tiết cụ thể các nước mà ông Obama sẽ tới thăm cũng như lịch trình của chuyến đi.

Chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ trước đó hồi tháng 10 đã phải hủy bỏ vì Nhà Trắng bị vướng vào khủng hoảng ngân sách. Khi đó Tổng thống Obama chỉ dự tính tới Indonesia và Brunei dự các hội nghị thượng đỉnh trong khu vực rồi sau đó tới thăm Malaysia và Philippines.

Phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney cho biết, trong chuyến đi châu Á tới đây, Tổng thống Mỹ sẽ đặt trọng tâm vào cam kết «tăng cường đầu tư ngoại giao, kinh tế và an ninh đối với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương», nằm trong chính sách «chuyển trục» sang châu Á của Washington.

Ngày giờ cụ thể của chuyến đi chưa được đưa ra nhưng theo các nguồn tin ngoại giao từ Washington, thì tại Tokyo, cuộc gặp của ông Obama với Thủ tướng Shinzo Abe sẽ đặt trọng tâm vào quan hệ kinh tế mà cốt lõi là hiệp định tự do thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Trong khi đó tại Seoul vấn đề chính được hai lãnh đạo Mỹ - Hàn quan tâm sẽ là tình hình Bắc Triều Tiên và «những biện pháp chung nhằm tiến tới phi hạt nhân hoá» bán đảo Triều Tiên.

RFI cũng ghi thêm rằng, tại Malaysia, Tổng thống Mỹ sẽ đề cập đến những tiến triển trong quan hệ ngoại giao, kinh tế và quốc phòng giữa hai nước. Cuối cùng với đồng minh Philippines đang phải đối phó với các tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc, ông Obama sẽ đặc biệt quan tâm đến hợp tác kinh tế và an ninh, khẳng định Mỹ luôn là đồng minh tin cậy luôn hỗ trợ Philippines trong mọi tình huống.

VB

--

Nhiều thay đổi khi xin visa vào Mỹ

Trang web của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội vừa thông báo một số thay đổi quan trọng liên quan đến quá tŕnh xin visa vào Mỹ, áp dụng với visa không định cư và visa đính hôn.



Theo đó, từ 22-2, các thông tin liên quan đến việc đặt hẹn cũng như trả lời thắc mắc về quá tŕnh xin visa sẽ được công khai trên website www.ustraveldocs.com.
Thay v́ phải đến ngân hàng Citibank để trả lệ phí visa, người nộp đơn phải truy cập vào website này, in liên hóa đơn ngân hàng với các thông tin cá nhân và đến bất cứ chi nhánh nào của ngân hàng HSBC hoặc bưu điện VN để trả lệ phí.

Việc đặt hẹn, thay v́ chỉ được thực hiện qua mạng như trước đây, nay có thể tiến hành qua website trên hoặc gọi điện đến Call center - trung tâm liên lạc bằng điện thoại từ 8g-20g thứ hai đến thứ sáu. Người được cấp visa, hộ chiếu kèm visa sẽ được chuyển trả lại miễn phí mà không phải đóng thêm tiền chuyển phát nhanh như trước đây.
Với những người đă đặt hẹn và thanh toán lệ phí theo hệ thống cũ th́ vẫn áp dụng như cũ. Những ai đă thanh toán lệ phí tại Citibank hoặc Eximbank mà chưa đặt hẹn th́ phải đặt hẹn theo hệ thống cũ trước ngày 22-2, hoặc gọi điện đến Call center để được hướng dẫn.

Người được miễn lệ phí visa (ví dụ các nhà ngoại giao hoặc khách mời của một số chương tŕnh trao đổi nhất định) sẽ không thể sử dụng hệ thống đặt hẹn mới mà phải gọi điện đến Call center để được hướng dẫn.
Đại sứ quán Mỹ cho biết những thông tin cụ thể hơn về các thay đổi này sẽ được cập nhật trong một vài ngày tới.
vnn



Alert webmaster - Báo webmaster bài viết vi phạm nội quy
 

 hatlinh
 member

 REF: 671821
 02/17/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Trước ngày xử LS Quân, CA Đống Đa 'dọa' linh mục chính xứ Thái Hà



Hôm 16/2/2014, Linh mục Nguyễn Văn Phượng, chính xứ Thái Hà đă nhận phải một tin nhắn điện thoại từ lănh đạo CA quận Đống Đa với nội dung cực kỳ hỗn láo và phản động. Nguyên văn như sau: "Xin chào linh mục. Công an quận Đống Đa vào nhà thờ nhưng rất tiếc không gặp được ông. Vậy chúng tôi xin trao đổi với ông một số nội dung công việc như sau: Ngày 18/2/2014 Ṭa án nhân dân tối cao đưa ra xét xử phúc thẩm ông Lê Quốc Quân về tội trốn thuế theo đúng tŕnh tự của pháp luật. Để đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn thành phố, đề nghị linh mục không tổ chức và cho người tụ tập tại nhà thờ rồi kéo đi tuần hành trên đường phố như ngày 2/10/2013 diễn ra phiên ṭa xét xử sơ thẩm ông Lê Quốc Quân. Kính chào linh mục, rất mong được linh mục và nhà thờ hợp tác."

Phiên ṭa phúc thẩm vụ án LS Lê Quốc Quân với tội danh cáo buộc mang tên 'trốn thuế' sẽ diễn ra tại Trụ sở Ṭa án nhân dân tối cao tại Hà Nội (Số 262 Đội Cấn, Ba Đ́nh) vào ngày 18/2/2014. Đây là một phiên ṭa được thông báo là 'xét xử công khai', vậy mà lănh đạo CA quận Đống Đa dám gửi đi một tin nhắn có nội dung đe dọa và ngăn cản người dân thực hiện quyền giám sát.

Chỉ cần đọc qua nội dung tin nhắn trên cũng đủ thấy rơ sự ngu dốt và lộng quyền của lănh đạo CA quận Đống Đa.


CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com


 

 hatlinh
 member

 REF: 672159
 02/24/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Hà Nội: Vợ chồng anh Nguyễn Bắc Truyển bị CA đánh đổ máu trên đường đến Đại sứ quán Úc



Anh Nguyễn Bắc Truyển bị đánh rất đau, hiện đang được người của Đại sứ quán Úc đưa vào bệnh viện điều trị (Ảnh: Bạch Hồng Quyền)

CTV Danlambao - Tin khẩn báo gửi đi cho biết: CA Hà Nội vừa xua quân chặn đường, đánh đập dă man anh Nguyễn Bắc Truyển cùng vợ là chị Bùi Thị Kim Phượng khi cả hai đang trên đường đến Đại sứ quán Úc.

Trước đó, vợ chồng anh Truyển từ Sài G̣n ra Hà Nội vào hôm 23/2 trong t́nh trạng bị an ninh, mật vụ bám theo dày đặc. Đến 14h30' chiều nay, 24/2/2014, hai vợ chồng anh đang đi taxi đến gần Đại sứ quán Úc th́ bất ngờ xuất hiện một nhóm an ninh thường phục chặn đường gây sự tại phố Đào Tuấn – Liễu Giai.

Taxi vừa dừng lại, bọn chúng lao vào đánh đập hai vợ chồng anh Truyển một cách tàn bạo, thậm chí người tài xế lái taxi cũng bị đánh. Trận đ̣n thù khủng khiếp của CA Hà Nội khiến anh Nguyễn Bắc Truyển mặt bê bết máu, mắt sưng bầm nằm gục giữa đường. Vợ anh là chị Bùi Thị Kim Phượng bị bọn chúng đấm thẳng vào mặt.

Khi người dân xuất hiện và can thiệp, nhóm công an này mới chịu dừng tay và bỏ đi.


Ảnh: Facebook Bạch Hồng Quyền

Mặc dù bị đánh rất đau, hai vợ chồng anh Truyển sau đó vẫn cố gắng d́u nhau đi đến vào ṭa Đại sứ quán Úc.

Sau đó, hai vợ chồng anh Truyển đă được người của Đại sứ quán Úc đưa vào một bệnh viện gần đó điều trị vết thương.

Anh Nguyễn Bắc Truyển năm nay 47 tuổi, là một người hoạt động bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam. Anh cũng là một cựu tù nhân lương tâm từng bị kết án 3 năm rưỡi tù giam với cáo buộc 'tuyên truyền chống phá nhà nước'.

Anh Truyển là tác giả của nhiều bài viết kêu gọi dân chủ, nhân quyền và lên tiếng cho các tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ trong chế độ lao tù CS.

Hôm 9/2/2014 vừa qua, vợ chồng anh Truyển bị hàng trăm công an kéo đến nhà riêng tại Đồng Tháp để đánh đập và bắt người. Từ đó đến nay, liên tiếp các đợt khủng bố đă được nhà cầm quyền CS thực hiện nhắm vào gia đ́nh, bạn bè anh Truyển. Trong đó, 3 nhà hoạt động gồm có chị Bùi Thị Minh Hằng, chị Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, anh Nguyễn Văn Minh vẫn đang bị CA giam giữ sang ngày thứ 14 khi đến thăm gia đ́nh anh Truyển.

Như vậy, các cuộc đàn áp nhắm vào gia đ́nh anh Nguyễn Bắc Truyển đă được nhà cầm quyền CS thực hiện một cách tinh vi và có hệ thống, mức độ bạo lực ngày càng trở nên nghiêm trọng.


* Tin đang cập nhật

CTV Danlambao
danlambaovn.blogspot.com


 

 aka47
 member

 REF: 672162
 02/24/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Côn an giỏi quá...

Đánh đúng người chứ không phải đánh...lộn.

Đừng hỏi tại sao VN vẫn đứng sau Lào và Campuchia trong mỗi lĩnh vực.

hihii


 

 hatlinh
 member

 REF: 672575
 03/03/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



'Họ đă tiêm ma túy cho trẻ con để bế đi ăn xin'

Nếu bạn có con, hẳn bạn cũng biết những đứa nhỏ, dù có mới sinh ra cũng không thể nằm ngủ suốt ngày. C̣n những em bé trong độ tuổi 1, 2, 3 cũng chỉ có thể ngủ hai đến ba tiếng là nhiều nhất. Nhưng trong cả tháng trời đi qua nơi này, tôi chưa bao giờ thấy đứa trẻ có lúc nào tỉnh giấc.

Dưới đây là đoạn kư của một tác giả phương Tây giấu tên về nghề ăn xin ở các nước châu Á, đă được hăng CNN đăng lại dù không đứng ra bảo đảm thông tin. Nó nói rằng một mạng lưới “mafia ăn xin” là có tồn tại, và tàn khốc hơn cả phim “Triệu phú khu ổ chuột”.
“Tại một góc tường bẩn thỉu gần ga tàu điện ngầm, có một người đàn bà ăn xin. Mái đầu rối bù và lem luốc khiến người qua đường không thể đoán được cô ta đă bao nhiêu tuổi. Người đàn bà lặng lẽ ngồi cúi khuôn mặt buồn thảm xuống nền gạch đen đúa, bên cạnh là một chiếc túi đựng những đồng tiền lẻ xin được của người đi đường. Trên tay cô bế một đứa bé khoảng hai tuổi. Dù chỉ được bọc bằng bộ quần áo cũ kỹ, bẩn thỉu nhưng đứa trẻ vẫn say sưa ngủ ngon lành.



Chắc hẳn khi thấy cảnh này, sẽ có rất nhiều người cảm động và sẵn ḷng chia sẻ cho những người như vậy một manh áo ấm hay những đồng xu cuối cùng trong túi ḿnh mà không mảy may nghĩ đến chuyện ǵ khác. Với họ, giúp đỡ người khác như thể đă làm được một điều tốt.

Nhưng tôi đă đi qua người đàn bà đó mà không cho một đồng tiền lẻ nào v́ tôi biết, đằng sau họ là cả một băng nhóm có tổ chức, nơi người ăn xin sẽ phải nộp tiền cho kẻ cầm đầu. Có thể bạn không tin, nhưng những kẻ này thậm chí c̣n sở hữu cả xe hơi đắt tiền và biệt thự xa hoa.
Và tất nhiên, kẻ làm công – những người ăn xin ta thấy trên đường cũng sẽ nhận được một phần thù lao cho công sức của ḿnh. Nhưng sau một tháng trời quan sát, có một điều khiến tôi bị sốc…

Dù vẫn là người ăn xin ngồi ở góc đường đông người qua lại đó, vẫn là đứa trẻ được bế trên tay với bộ quần áo bẩn thỉu đó, nhưng dường như có điều ǵ không đúng ở đây. Tôi đă quan sát cả ngày, từ sáng đến tối, và điều khiến tôi thấy sốc là đứa bé lúc nào cũng ngủ li b́ trên tay “mẹ” nó. Thậm chí không có lúc nào nó cựa quậy hay kêu khóc mà chỉ vùi mặt vào ḷng người bế nó trên tay mà ngủ.

Nếu bạn có con, hẳn bạn cũng biết những đứa nhỏ, dù có mới sinh ra cũng không thể nằm ngủ suốt ngày. C̣n những em bé trong độ tuổi 1, 2, 3 cũng chỉ có thể ngủ hai đến ba tiếng là nhiều nhất. Nhưng trong cả tháng trời đi qua nơi này, tôi chưa bao giờ thấy đứa trẻ có lúc nào tỉnh giấc.
Tôi cũng từng đến gần quan sát cậu trai bé nhỏ đó say sưa ngủ và hỏi người ăn xin: “Tại sao nó lúc nào cũng ngủ thế?” Người đàn bà không nói ǵ, chỉ lặng lẽ cúi gằm mặt xuống làm bộ như không nghe thấy câu hỏi của tôi. Tôi lặp lại câu hỏi một lần nữa.

Chị ta ngẩng đầu lên rồi như nh́n vào cái ǵ đó ở sau lưng tôi. Cái nh́n của người đàn bà như thể ánh mắt của một sinh vật lạ đang trong t́nh trạng bị kích động hoàn toàn. Kèm theo ánh mắt đó là một câu chửi thề lầm bầm trong miệng.
Thái độ của người đàn bà khiến tôi gần như hét lên khi lặp lại câu hỏi của ḿnh: “Sao nó lại ngủ?!”. Một bàn tay đặt lên vai tôi. Tôi quay người lại, đó là một người đàn ông tỏ vẻ không bằng ḷng. “Anh muốn ǵ ở cô ấy? Anh không thấy cô ấy đang phải vật lộn với cuộc sống khó khăn như thế nào à?”, người đàn ông nói. Sau đó, ông ta lấy ra trong túi ḿnh mấy đồng tiền lẻ rồi thả vào chiếc túi ăn xin.

Người đàn bà ngẩng mặt lên tỏ ư biết ơn với dáng điệu sầu khổ. Sau khi đă “làm phước”, người đàn ông tiếp tục bước đi đến trạm ga. Tôi cá rằng khi về đến nhà, thể nào ông ta cũng sẽ kể cho người thân rằng ḿnh đă gặp một kẻ vô tâm đến thế nào ở ga tàu ngầm.
Ngày hôm sau, tôi gọi cho một người bạn. Nhờ có anh mà tôi mới biết được những đứa trẻ mà những người ăn xin bế trên tay để làm động ḷng thương cảm của đồng loại thường là được” thuê” từ những gia đ́nh có cha mẹ suốt ngày say xỉn, thậm chí, có nhiều đứa trẻ c̣n bị đánh cắp. Và nhờ có người bạn đó mà thắc mắc tôi hỏi người đàn bà ăn xin đă được giải đáp. Dù anh trả lời bằng một giọng b́nh thản, nhưng câu nói đó khiến tôi không khỏi kinh ngạc: ” Chúng hoặc là phê ma túy, hoặc là đă say rượu rồi…”

Tôi choáng váng hỏi lại: “Ai phê ma túy? Ai say rượu cơ?”.

Anh bạn đáp lại: “Đứa trẻ. V́ thế nó không kêu khóc được. Người đàn bà ăn xin sẽ ngồi cả ngày ở góc tường đó với nó, thử tưởng tượng mà xem nó sẽ thấy chán như thế nào? V́ thế để đứa bé ngủ cả ngày, họ đă bắt nó phải uống rượu hoặc tiêm ma túy.

Tất nhiên, cơ thể của một đứa trẻ không thể chịu nổi việc bị sốc thuốc, và chúng thường sẽ chết. Điều tồi tệ nhất là có lúc chúng chết khi đang “làm việc”. Và “bà mẹ” sẽ phải thay nó bằng đứa trẻ khác rồi ôm cho đến tối. Đây là luật rồi. Người đi đường sẽ vẫn cho tiền và cứ nghĩ làm như vậy là đạo đức lắm. Nhưng thực ra, họ chỉ đang giúp đỡ “bà mẹ” mà thôi.”
Ngày hôm sau, tôi quay trở lại ga tàu, ch́a thẻ phóng viên ra và muốn nói chuyện nghiêm túc. Nhưng mọi việc không như tôi mong đợi. Tôi gặp lại người ăn xin hôm trước, hỏi về giấy khai sinh của đứa bé, và điều quan trọng hơn, đứa trẻ hôm qua cô ta bế đang ở đâu, nhưng vẫn chỉ nhận được cái phớt lờ của người đàn bà.

Tuy vậy, câu hỏi của tôi lại khiến cho nhiều người đi đường chú ư. Họ mắng tôi rằng tôi mất trí rồi mới đi hét vào mặt người ăn xin và đứa trẻ tội nghiệp như thế. Và tôi đă bị tống ra khỏi ga tàu cùng những lời sỉ nhục của mọi người. Chỉ c̣n một điều cuối cùng tôi có thể làm, đó là thông báo cho cảnh sát. Nhưng khi cảnh sát đến, cả người đàn bà và đứa trẻ đều biến mất…
V́ vậy, khi trông thấy những người ăn xin bế một đứa trẻ trên tay ở bất cứ nơi nào, hăy suy xét cho cẩn thận trước khi bạn vét những đồng xu lẻ trong túi ḿnh. Hăy nghĩ về điều này: nếu không phải v́ ḷng thương hại của hàng ngh́n người, nghề ăn xin đă không thể tồn tại. Nếu ăn xin không c̣n tồn tại, sẽ không c̣n đứa trẻ sơ sinh nào phải chết v́ sốc thuốc hay rượu nữa.
V́ khi bạn đă đọc được bài viết này, bạn đă biết v́ sao những đứa trẻ trên tay người ăn xin luôn luôn ngủ.

Theo Depplus.vn/CNN


 

 hatlinh
 member

 REF: 672942
 03/10/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



TC Kẻ Thù Số 1 của Mỹ



Mỹ với chánh quyền cởi mở, nhân dân nhận thức chánh trị cao, đầy đủ thông tin, nghị luận, truyền thông đại chúng tự do, phong phú, CS không thể qua mặt, không thể làm chệch hướng nhận định của dân chúng Mỹ. Bằng cớ tiêu biểu: thăm ḍ của Gallup cho biết công luận Mỹ coi TC là kẻ thù số 1 của Mỹ và như mọi năm bản phúc t́nh thường niên của Bộ Ngoại Giao Mỹ vẫn liệt chế độ CS VN và TQ vi phạm nhân quyền một cách liên tục và tồi tệ.


Một, thăm ḍ của Viện Gallup, một tổ chức độc lập có uy tín lâu đời ở Mỹ mới đây cho biết đa số dân chúng Mỹ coi TC là kẻ thù số 1 của Mỹ. Viện này có tổ chức thăm ḍ bằng điện thoại với hơn 1.000 người trưởng thành ở khắp nước Mỹ, tuổi từ 18 trở lên, từ ngày 6 đến 9 tháng 2, 2014 vừa qua. Kết quả cho thấy, TC là nước đứng đầu danh sách “kẻ thù của nước Mỹ”, kế đó là Iran và Bắc Hàn. Người Mỹ coi sự phát triển kinh tế của Trung Quốc là một mối đe dọa nghiêm trọng, hơn cả mối đe dọa từ chương tŕnh nguyên tử của Iran và CS Bắc Hàn.

Hai, Bộ Ngoại Giao Mỹ chánh thức lên án cả hai TQ CS và VNCS tăng gia đàn áp nhân quyền. Mới đây Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 27/02/2014 đă công bố bản báo cáo thường niên về t́nh h́nh nhân quyền năm 2013 trên thế giới. Trong đó lên án TC gia tăng đàn áp giới ly khai và lên án VNCS đàn áp giới đấu tranh cho dân quyền và nhân quyền, đặc biệt bằng cách sử dụng luật lệ mơ hồ về an ninh. Mỹ quan ngại sâu sắc đến chiến dịch VNCS tiếp tục và tăng cường siết chặt kiểm soát mạng Internet mặc dù người dân Việt Nam ngày càng mong muốn một chế độ cởi mở hơn.

Trong bản báo cáo dài 46 trang về VNCS, nói VNCS vẫn là một quốc gia ‘độc đoán’, ‘độc đảng’ và lực lượng an ninh do nhà nước kiểm soát ‘đă gây ra các vi phạm nhân quyền’. VNCS tiếp tục ‘giới hạn chặt chẽ quyền tự do chính trị của công dân, đặc biệt là quyền được thay đổi chính phủ; tăng cường các biện pháp giới hạn các quyền tự do dân sự của công dân và có t́nh trạng tham nhũng trong hệ thống tư pháp và công an’.

Bản báo cáo nhấn mạnh: «Tại Việt Nam, chính phủ tăng cường việc theo dơi, giám sát mạng Internet, hạn chế hơn nữa các quyền cá nhân, và tiếp tục hạn chế các quyền chính trị, truy tố và bỏ tù giới hoạt động đấu tranh dựa trên luật lệ mơ hồ về an ninh quốc gia».

Trong buổi họp báo công bố bản phúc tŕnh với các nhà báo chí tại Washington, Quyền Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ về Dân chủ Uzra Zeya đă nhắc và nhấn mạnh nhiều trường hợp nhà cầm quyền VNCS dựa vào các luật lệ mơ hồ về an ninh quốc gia, để tống giam giới bất đồng chính kiến và việc sách nhiễu các nhà hoạt động v́ nhân quyền. Vị này cũng cho biết đấy là các mối quan ngại chủ chốt của Hoa Kỳ trong quan hệ song phương với Việt Nam.

C̣n về TC, bản phúc tŕnh của Mỹ ghi nhận những mối hy vọng TC cải thiện đă bị tan vỡ. TC tuyên bố đóng cửa các trại giam gọi là lao giáo, nhưng không ngừng mà c̣n tăng gia đàn áp những người chỉ trích trên internet và chà đạp các quyền tự do cơ bản ở Tây Tạng. Trong năm 2013, 26 người Tây Tạng đă tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp của Trung Quốc.

Phản ứng chống Mỹ, TC tố cáo Mỹ dùng máy bay không người lái giết người ở ngoại quốc, dấu diếm nhưng tệ nạn giết người tràn lan trong nước, giam giữ thô bạo tù ở Guatanamo; Mỹ không có tư cách phê phán nhân quyền của các nước, Mỹ không có quyền can thiệp không thỏa đáng vào công việc nội bộ của các nước để áp đặt lên các nước khác điều mà TC gọi là chế độ cai trị kiểu Tây phương.



Trong những diễn biến khác, tin VOA tiếng nói chánh thức của chánh quyền Mỹ, Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc, ông Gary Locke, một người Mỹ gốc Hoa, đă dùng bài diễn văn chót của ông trước khi rời chức vụ, để hối thúc Bắc Kinh tăng cường chế độ pháp trị và tôn trọng quyền tự do bày tỏ ư kiến của người dân. Ông nói trước một nhóm sinh viên TQ, "Hoa Kỳ quan tâm sâu sắc đối với xu thế hồi gần đây của những hành vi sách nhiễu, bắt bớ, truy tố nhắm vào những người hoạt động cho sự cai trị tốt đẹp, những luật sư bảo vệ cho quyền lợi của công chúng, những nhân vật tranh đấu, những nhà báo mạng, những nhân vật lănh đạo tôn giáo và những người khác ở Trung Quốc. Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc bảo vệ các nhân vật tranh đấu ôn ḥa và tôn trọng các quyền tự do mà họ được quyền thụ hưởng dựa trên những cam kết quốc tế của Trung Quốc về nhân quyền."

Ba và sau cùng, sau gần 20 năm bang giao, từ Thủ tướng VNCS Nguyễn tấn Dũng đến Bộ trưởng Quốc pḥng Phùng quang Thanh của VNCS hỏi mua vũ khí của Mỹ, từ ngoại trưởng Mỹ Hillary, Bộ Trưởng Quốc Pḥng Panetta của chánh phủ đảng Dân chủ đến thượng nghị sĩ lăo làng từng là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hoà, TNS McCain đều từ chối v́ hồ sơ vi phạm nhân quyền của VNCS quá dày.

Cũng v́ hồ sơ nhân quyền của CSVN đen như mực Tàu và dài như sớ Táo Quân, cho đến bây giờ, Hà nội và Washington không thể phát triễn đối tác chiến lược, điều mà VNCS rất vần để hoá giải áp lực bành trướng, giành dảo, giựt biện của TC.

C̣n TC măi đến thời Kinh tế Toàn Cầu, TQ vùng dậy. TC không dùng vơ lực để làm liệt các nước Âu Mỹ. Mà TC dùng đồng tiền và đội quân thứ năm Hoa kiều ở các nước để xâm chiếm các lănh vực sinh mạng của các quốc gia ở Âu Mỹ. TC phóng tài hoá thu nhân tâm của các chánh phủ một cách êm đềm. Hậu quả chánh trị của cái đ̣n kinh tế của TC êm mà rất thấm.Thấm sâu, làm liệt bại sức mạnh chánh trị của Âu Mỹ, giúp cho TC khống chế Âu Mỹ trên thế giới. Nói sao hết những ṿng vo tam quốc, mưu sâu kế độc TC dùng để xâm phạm các nước Âu Mỹ. Nào dùng tiền để mua công khố phiếu của cách chánh phủ Âu Mỹ phát hành. Dùng tiền để mua lại các công ty, nhà xưởng sản xuất, cơ sở thương mại của các nước. Nào dùng tiền để đầu tư, lănh thầu xây cất các công trướng, mướn đất dài hạn để khai thác. Dụng cụ từ xe, máy kể cả cả cái bàn cầu vệ sinh cũng made in China, từ TC đem qua. Và đem công nhân từ Trung Quốc qua cưới vợ phụ nữ địa phương sanh con đẻ cái, lập xóm ấp, trường học, trạm y tế, tiệm quán, chợ búa hiệu toàn bằng tiếng Tàu, như một quốc gia Tàu trong một quốc gia người TQ đến làm ăn. Đến đổi giới thứa giả Mỹ phải viết sách báo động Loài Người, đặc biệt là chánh quyền, nhân dân Mỹ, coi chừng “Chết v́ Trung Quốc.”

ViAnh


 

 hatlinh
 member

 REF: 673156
 03/14/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai



Chúng tôi không là Việt Kiều

Năm ngoái, một cô du sinh Việt Nam theo học chương tŕnh tiến sĩ ở Hoa Kỳ phỏng vấn tôi cho luận án của cô ấy với đề tài: Cách nào để chính quyền Việt Nam đến với Việt kiều ở Mỹ.


“Trước hết hăy ngưng gọi chúng tôi là Việt kiều,” tôi trả lời.

Thấy cô ấy lúng túng, tôi giải thích: “Chúng tôi là công dân Mỹ gốc Việt, không phải công dân của Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.”

Chính quyền Việt Nam muốn xem người Việt ở hải ngoại là công dân Việt mang “hộ chiếu” nước ngoài.

Cứ xem thái độ của Ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang của họ th́ rơ. Khi gặp Tổng Thống Mỹ Barack Obama ở Toà Bạch Ốc hồi tháng 7 năm ngoái, Ông Sang cảm ơn chính phủ Mỹ đă chăm lo cho các người Việt ở Hoa Kỳ. Đây là lời cám ơn không đúng cương vị. Chính phủ Mỹ lo cho dân Mỹ là việc đương nhiên; hà cớ ǵ Ông Sang cảm ơn nếu không là muốn nhận vơ chúng tôi là dân của ông ấy?

Nhận vơ như vậy không ổn, v́ nhiều lư do.


Những người không c̣n, hoặc chưa bao giờ mang hộ chiếu CHXHCN VN liệu có hải là Việt Kiều?

Trước hết, rất nhiều người chưa hề một ngày là công dân của nhà nước cộng sản Việt Nam: những người ngoài Bắc di cư vào Nam trước khi đảng cộng sản lập ra Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, và những người trong Nam bỏ nước ra đi trước khi đảng cộng sản ấy xâm chiếm miền Nam.

Kế đến là những người bỏ nước đi tị nạn. Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, tị nạn có nghĩa từ bỏ sự bảo vệ của chế độ cầm quyền ở quốc gia nguyên quán. Theo nguyên tắc này, khi chúng ta đang xin hay c̣n mang quy chế tị nạn mà đặt chân về Việt Nam, dù chỉ để thăm gia đ́nh, th́ xem như tự đặt ḿnh trở lại dưới sự bảo vệ của chế độ cầm quyền và sẽ tự động mất tư cách tị nạn. Pháp áp dụng đúng nguyên tắc này trong khi một số quốc gia khác th́ nhân nhượng hơn.

Dù không thuộc các thành phần trên, một khi giơ tay tuyên thệ nhập quốc tịch Hoa Kỳ, mỗi người trong chúng tôi đă chính thức từ bỏ quốc tịch Việt Nam. Trước luật pháp Hoa Kỳ, chúng tôi là công dân Mỹ chứ không là công dân của Cộng Hoà Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Cô sinh viên tiến sĩ xem chừng hiểu ra câu trả lời: “Chúng tôi không là Việt kiều. Chúng tôi là người Mỹ gốc Việt,.”

Tôi giải thích thêm: “Cái gốc Việt ấy cho phép chúng tôi lên tiếng về các vi phạm nhân quyền và một số vấn đế khác nữa ở Việt Nam. Chúng tôi có thân nhân bị đàn áp. Chúng tôi có tài sản bị cưỡng chiếm. Đó là những vấn đề quyền lợi của công dân Mỹ, khi bị xâm phạm th́ chính quyền Mỹ có nhiệm vụ can thiệp. Hơn nữa, chúng tôi có sự hiểu biết sâu sắc về hiện t́nh xă hội Việt Nam để giúp cho sự can thiệp ấy đạt hiệu quả.”

Nói đi th́ cũng phải nói lại. Khi nhà nước cộng sản Việt Nam nhận vơ th́ lỗi của họ chỉ có phân nửa. Phân nửa c̣n lại là lỗi của chúng ta.

Gần đây, cộng đồng Việt ở vùng Hoa Thịnh Đốn xôn xao về cuộc phỏng vấn video của một người Việt bị chặn ở phi trường, không được nhập cảnh, khi về thăm nhà ở Việt Nam. Cuộc tranh luận đă bỏ sót một yếu tố quan trọng: Cả hai phía của cuộc tranh luận đứng trên cương vị Việt kiều hay trên cương vị công dân Mỹ?

Khi công dân Mỹ bị gây khó dễ ở phi trường, th́ người ấy dứt khoát đ̣i liên lạc với toà lănh sự Mỹ ở Việt Nam; nếu bị công an câu lưu “làm việc” th́ người ấy tuyệt nhiên không hợp tác cho đến khi đă nói chuyện được với toà lănh sự Mỹ; nếu bị tống tiền, chèn ép bởi giới chức chính quyền Việt Nam th́ cũng báo ngay cho toà lănh sự Mỹ. Khi về lại Hoa Kỳ th́ nạn nhân phải báo động ngay với Bộ Ngoại Giao.

Chính quyền Mỹ có nhiệm vụ bảo vệ công dân Mỹ. Khi nhận được nhiều báo cáo từ các công dân Mỹ bị sách nhiễu, th́ chính quyền Mỹ sẽ phải đặt vấn đề với phía Việt Nam.

Nhà nước Việt Nam có dám đối xử tệ với những công dân Mỹ khác đâu, mà chỉ sách nhiễu người Mỹ gốc Việt. Chẳng qua chúng ta cho phép họ làm vậy. Lỗi ấy là của chúng ta.

Thành ra, muốn khẳng định “chúng tôi không là Việt kiều” với nhà nước Việt Nam th́ trước hết chúng ta phải tự nhủ và nhắc nhở lẫn nhau: “Chúng ta không là Việt kiều”. Khi người người trong chúng ta ư thức điều này và hành xử đúng cương vị th́nhà nước Việt Nam sẽ phải thay đổi theo. Tôi tin là vậy.

Nguyễn Đ́nh Thắng


 

 aka47
 member

 REF: 673158
 03/14/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Nhà nước Việt Nam có dám đối xử tệ với những công dân Mỹ khác đâu, mà chỉ sách nhiễu người Mỹ gốc Việt. Chẳng qua chúng ta cho phép họ làm vậy. Lỗi ấy là của chúng ta.
..............

Câu này Ông Thắng nói chưa đúng.

1/ Nếu Việt Kiều không có thân nhân , gia đ́nh c̣n kẹt ở VN th́ không sợ.
2/ Nếu không về VN làm ăn kiếm chác th́ không sợ.
3/ Nếu không có bồ bịch ở VN , không về để giải tỏa khoe khoang , không cần mặc áo gấm về làng th́ không sợ.
4/ Ở nước ngoài tham gia chính trị đả đảo cọng sản nhất định không về VN nếu c̣n Cọng Sản th́ có ǵ phải sợ.

Sợ Việt Cộng cũng bởi v́ những lí do chính ở trên khi về VN .

Chưa hẳn ai cũng là VK th́ phải sợ...

hihiii


 

 tuatethy
 member

 REF: 673649
 03/25/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai
Sorry nha thấy cái nầy muốn phổ biển cho mọi người cùng biết mà kg biết để đâu đưa bỏ nhà bạn chút nha

Thank you!



CHICAGO : CON ĐƯỜNG MANG TÊN JOHN VIETNAM NGUYEN

Thứ tư, ngày 19/03/2014, bầu trời thật là lạnh , màu xám, ảm đạm và ẩm ướt . Lúc 3 giờ chiều khoảng một trăm người đă tụ tập ở góc đường Winthrop và Winona . Họ tới đó để tôn vinh cuộc đời của một người thanh niên trẻ, một người đă qua đời quá sớm.

Góc đường giữa Winona và Argyle , là một con đường được dành riêng cho ...John Việt Nam Nguyễn . Nguyễn được sinh ra và lớn lên trong khu vực nầy. Anh là một nhà thơ , một nghệ sĩ hip hop tại địa phương.

Theo lời của Henry Justin Smith, John Việt Nam Nguyễn là " một người bạn trẻ, hiện đă đến một nơi nào đó ... ".

John Việt Nam sống và chơi trên các đường phố gritty của Uptown . Anh đă khẳng khái, từ chối gia nhập các băng nhóm , ma túy, bạo lực rất thịnh hành trong khu vực nầy.

John Việt Nam sống với nghệ thuật của ḿnh. Anh thường góp mặt trong các tổ chức nghệ thuật của cộng đồng tại Uptown . John là một sinh viên giỏi và cũng là vận động viên với một tương lai tươi sáng phía trước.

John Việt Nam là sinh viên xuất sắc tại Đại học Wisconsin , Madison, được học bổng cao toàn trường. Anh đă bị chết đuối sau khi cứu một phụ nữ trẻ bị té xuống hồ Mendota , gần trường học.

Sau khi anh cố bơi trong ḍng nước lạnh băng của mùa đông giá buốt, đẩy được cô bé nạn nhân lên được bờ th́ John không c̣n đủ sức bơi, thân ḿnh anh đă ch́m xuống đáy hồ rồi không bao giờ trở lại nữa.

Hăy dành một phút mặc niệm cho một anh hùng, một người Việt Nam ... John Việt Nam Nguyễn.



Tại sao những đứa trẻ gốc Việt sinh ra và lớn lên ở Mỹ
mà dùng khả năng sẳn có dám làm nhân đạo và vẽ lên tường lá cờ Vàng ...

c̣n những người từng uống "nước ngọt quê hương"... "ăn cơm Quốc Gia" ...
Có tiếng là "tốt lành thánh thiện nhất" th́ sao?

Copier ở

The Pulpit Rock



 

 hatlinh
 member

 REF: 674043
 04/03/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Hàng triệu kiều bào có nguy cơ mất quốc tịch




Hàng triệu kiều bào có nguy cơ mất quốc tịch Việt Nam nếu đến ngày 1/7/2014 không đăng kư giữ quốc tịch theo quy định.

Theo thống kê của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, đến ngày 31/12/2013, mới chỉ có hơn 6.000 người làm thủ tục đăng kư, trong khi đang có 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài.

Chỉ là đăng kư

Ở những nước có đông kiều bào sinh sống như Hoa Kỳ, Australia, tỷ lệ đăng kư rất thấp. Luật quốc tịch Việt Nam năm 2008 đă nới rộng cho người Việt ở nước ngoài được giữ quốc tịch Việt Nam nếu họ chưa thôi hoặc không bị tước quốc tịch Việt Nam.

Đây là một tin vui, đáp ứng ḷng mong mỏi của nhiều kiều bào sau nhiều lần đề đạt nguyên vọng của ḿnh tại các cuộc gặp gỡ với lănh đạo của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, 5 năm kể từ ngày Luật có hiệu lực, số người đăng kư xin giữ quốc tịch quá khiêm tốn.

Việc ít người đăng kư chủ yếu do Giấy xác nhận đăng kư quốc tịch Việt Nam không có giá trị chứng minh quốc tịch Việt Nam, cũng không phải là cơ sở để cấp phát các giấy tờ khác như hộ chiếu, giấy thông hành, giấy miễn thị thực, chỉ có giá trị “giữ chỗ” để người Việt Nam định cư ở nước ngoài không mất quốc tịch Việt Nam sau ngày 1/7/2014.

Bên cạnh đó, một số người chưa đăng kư do ngại ảnh hưởng đến việc làm, giấy tờ cư trú, do sự tuyên truyên chống phá của một bộ phận người Việt cực đoan. Nhiều người cho rằng, các quy định trên không có tính khả thi cao và phải gia hạn để bà con có thêm thời gian đăng kư.

Ông Tạ Nguyên Ngọc, Vụ trưởng Vụ nghiên cứu tổng hợp, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao cho biết, khi Luật Quốc tịch năm 2008 được ban hành, bà con rất phấn khởi, nhưng rồi họ thấy rằng đăng kư chỉ là đăng kư, không đồng thời với việc có quốc tịch Việt Nam và được cấp hộ chiếu Việt Nam, trong khi do điều kiện sinh sống, bà con lại cần giấy tờ của nước sở tại.



Được nhập quốc tịch Việt Nam là mong mỏi của nhiều kiều bào.

Nên bỏ thời hạn đăng kư?

Những vướng mắc trên đă được nhiều cá nhân và nhiều lănh đạo, tổ chức kiều bào phản ánh từ rất sớm tại các Hội nghị người Việt ở trong và ngoài nước.

Nhiều ư kiến cho rằng nên hủy bỏ quy định về đăng kư giữ quốc tịch Việt Nam để bà con không bị mặc nhiên mất quốc tịch Việt Nam; thay vào đó có quy định để bà con có đủ giấy tờ th́ được cấp ngay chứng nhận có quốc tịch Việt Nam.

Tại nhiều cuộc họp về vấn đề trên, hầu hết các cơ quan liên quan, trong đó có Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đều cho rằng: quy định đăng kư giữ quốc tịch và mất quốc tịch Việt Nam (do không đăng kư) là bất cập, không phù hợp thực tế và mục tiêu quản lư, vận động, làm phương hại đến công tác đối ngoại của ta, đi ngược lại chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài, đề nghị Bộ Tư pháp khẩn trương tŕnh Chính phủ và báo cáo Quốc hội để kịp sửa Luật Quốc tịch ngay tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5/2014.

Trong phiên họp ngày 11/3/2014, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đă có ư kiến yêu cầu báo cáo để xem xét sửa đổi Luật quốc tịch trong kỳ họp Quốc hội tháng 5/2014.

Thế nhưng, Bộ Tư pháp vẫn không đồng t́nh với việc bỏ Khoản 2 điều 13 Luật Quốc tịch. Tại cuộc họp hồi đầu tháng 3 vừa qua, ông Nguyễn Công Khanh, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực (Bộ Tư pháp) vẫn cho rằng chỉ cần đơn giản hóa hơn nữa thủ tục đăng kư và tích cực vận động công dân Việt Nam tôn vinh quốc tịch Việt Nam.

Từ nay đến tháng 5 đă cận kề, khả năng sửa đổi Luật Quốc tịch 2008 và các Nghị định kèm theo khó thực hiện được ngay và mặc nhiên những người không đăng kư giữ quốc tịch Việt Nam sẽ bị mất Quốc tịch sau ngày 1/7/2014.

Theo Khoản 2 điều 13 Luật Quốc tịch năm 2008 và các văn bản hướng dẫn, người Việt Nam định cư ở nước ngoài không có hộ chiếu Việt Nam c̣n giá trị và chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày luật có hiệu lực (1/7/2009) th́ phải đăng kư giữ quốc tịch tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài trong thời hạn 5 năm (1/7/2009-1/7/2014).

Trong 5 năm này, họ phải đến đăng kư với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước nơi người đó định cư để giữ quốc tịch Việt Nam, nếu không đăng kư th́ sẽ mất quốc tịch sau ngày 1/7/2014.


Theo Lan Anh
Tiền Phong

--




Rất vui khi thấy 4.5 triệu người việt Hải Ngọai chỉ có 6 ngàn người
mắc bệnh tâm thần nên nghe lời dụ khị của csvn.


 

 hoami09
 member

 REF: 674046
 04/03/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai




Ngày đi Đảng gọi Việt Gian
Ngày về th́ Đảng chuyển sang Việt Kiều
Chưa đi, phản động trăm chiều
Đi rồi, thành khúc ruột yêu ngàn trùng
Trốn đi, Đảng bắt đến cùng
Trở về, mời gọi, săn lùng đô la
Đảng ta ân đức bao la
Làm cụ thằng đểu làm cha thằng lừa

--------------
hí hí ...lụm được bài thơ trên mạng, thấy hay quá cơ.

Cảm ơn người làm ra bài thơ này nhé. Đúng y boong sự thật à nhe


 

 hatlinh
 member

 REF: 674377
 04/09/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


Ai phải đăng ký để giữ quốc tịch VN?


Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Thanh Sơn mới đây tuyên bố: "Đến trước ngày 1/7/2014, kiều bào nếu không đăng kư th́ sẽ mất quốc tịch."




Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn nói mới chỉ có 6000 người đăng ký giữ quốc tịch

Khái niệm kiều bào theo cách hiểu của giới chức là khá rộng và đây là vấn đề đang gây tranh cãi trong cả giới luật sư.

Theo một Bấm nhận xét của thứ trưởng Sơn hồi đầu năm 2014, thì "kiều bào chúng ta ở bên ngoài" gồm cả người Việt Nam ở nước ngoài và những người định cư lâu năm nhưng vẫn c̣n quốc tịch Việt Nam.

Nếu dựa theo số liệu của Bấm trang tin chính thức thuộc Bộ Ngoại giao thì số người Việt sinh sống ở hải ngoại tính đến cuối năm 2012 là khoảng hơn bốn triệu người.

Trong bài phỏng vấn với Bấm VNExpress.net, ông Sơn nói đến nay mới chỉ có khoảng 6.000 trong số hơn 4,5 triệu người Việt sống ở nước ngoài tiến hành đăng ký giữ quốc tịch, "là con số rất nhỏ, gây thiệt thòi cho bà con".

Như vậy ông Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài dường như trông đợi toàn bộ những người này, cùng những người ra đi kể từ cuối 2012 cho tới nay, đều phải đăng ký nếu muốn giữ quốc tịch Việt Nam.

Tuy nhiên, các phát biểu này không nói rõ khái niệm 'người Việt ở nước ngoài' và 'công dân nước ngoài gốc Việt' khác nhau ra sao.

Các trường hợp di dân bất hợp pháp, chẳng hạn như tình trạng "người rơm" không có bất kỳ loại giấy tờ nào ở Anh hay châu Âu, cũng chưa được những phát biểu của ông thứ trưởng làm rõ là sẽ được giải quyết ra sao.

Ai phải đăng ký?

Tuy nhiên, giới luật gia lại đưa ra cách giải thích khác.

Một chuyên gia về luật quốc tịch từ hãng luật Minh Mẫn ở Thành Phố Hồ Chí Minh nói với BBC Tiếng Việt rằng việc đang sở hữu một cuốn hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng đã là điều kiện cần và đủ để chứng tỏ một người là công dân Việt Nam.

Luật sư Trí nói: "Khi có hộ chiếu Việt Nam đang còn giá trị sử dụng thì không cần thiết phải đăng ký bởi hiển nhiên [người đó] được công nhận là có quốc tịch Việt Nam rồi."

Quy định về quốc tịch VN

Điều 13 Luật Quốc tịch 2008:


1. Người có quốc tịch Việt Nam bao gồm người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến ngày Luật này có hiệu lực và người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật này.

2. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam trước ngày Luật này có hiệu lực th́ vẫn c̣n quốc tịch Việt Nam và trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày Luật này có hiệu lực, phải đăng kư với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để giữ quốc tịch Việt Nam.

Điều 18 Nghị định 78/2009:

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam theo pháp luật Việt Nam trước ngày 1/7/2009 mà không có hộ chiếu Việt Nam c̣n giá trị sử dụng, nếu có nguyện vọng giữ quốc tịch Việt Nam th́ phải đăng kư giữ quốc tịch Việt Nam.

2. Việc đăng kư giữ quốc tịch Việt Nam được thực hiện đến hết ngày 1/7/2014. Hết thời hạn này, người nói tại khoản 1 Điều này không đăng kư giữ quốc tịch Việt Nam th́ mất quốc tịch Việt Nam; nếu muốn có quốc tịch Việt Nam th́ phải làm thủ tục xin trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật.


Thế còn Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường ngay từ hồi Luật Quốc tịch mới được thông qua, hồi cuối năm 2008, đã xác định ranh giới giữa các đối tượng chịu sự điều chỉnh của điều luật này.

Ông Hà Hùng Cường nói rằng quy định đăng ký chỉ hướng tới những ai đã ra nước ngoài sinh sống từ trước tháng 7/2009:

"Từ 1/7/2009, người Việt Nam ra định cư, nhập quốc tịch ở nước ngoài đương nhiên mang quốc tịch Việt Nam mà không phải đăng kư," trang tin Bấm VNExpress dẫn lời ông Bộ trưởng.

Theo Luật Quốc tịch 2008 và hướng dẫn thi hành thì những người cần đăng ký giữ quốc tịch là những người hội đủ hai điều kiện.

Thứ nhất, người đó phải là người chưa mất quốc tịch Việt Nam tính đến ngày 1/7/2009.

Thứ hai, người đó phải không có hộ chiếu Việt Nam c̣n giá trị sử dụng.

Nếu dựa vào những quy định trên thì những người vẫn đang có quốc tịch Việt Nam từ ngày 1/7/2009 tới nay đương nhiên không cần đăng ký giữ quốc tịch kể cả khi hộ chiếu của họ đã hết hạn mà chưa xin cấp hộ chiếu mới.

Tuy nhiên, các ý kiến của người Việt Nam ở cả trong nước và nước ngoài về vấn đề này vẫn còn rất khác nhau.

Một luật sư Việt kiều từ châu Âu hiện sống tại TPHCM nói với BBC rằng những quy định yêu cầu 'đăng ký giữ quốc tịch' mà chính quyền Việt Nam ban hành là thứ 'không giống với bất cứ nước nào'.

Chẳng hạn trang web của Bấm Lãnh sự quán Việt Nam tại San Francisco thì hiện có cả mẫu đơn cho người 'đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam' cho bản thân và cả 'con chưa thành niên'.

Mẫu đơn cũng nói người khai cần cho biết họ đang 'có từ hai quốc tịch trở nên' hay không.

Trang này cũng nói việc đăng ký cần trả lệ phí bằng tiền mặt, hoặc Money Order, Cashier’s Check hoặc Certified Check.

Theo BBC


 

 aka47
 member

 REF: 674379
 04/09/2014

  profile - trang ca nhan  posts - bai da dang  email - goi thu  Thong bao cam nhan spam den webmaster  edit - sua bai, thay doi  edit - sua bai, thay doi post reply - goy y kien, dang bai


CỘNG H̉A XĂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP TỰ DO HẠNH PHÚC.
.............***.............

Thông Báo khẩn:

Tôi , AK quyền Chủ tịch ủy ban trung ương đăng kư nhập tịch VN cho Kiều Bào Hải ngoại thông báo:

Điều 1: Bất kỳ ai là người VN ,dù sanh đẻ trong nước hay sanh đẻ ngoài nước khi đặt chân vào các cửa khẩu VN đều phải đăng kư nhập Quốc tịch VN với lệ phí 50 USD

Điều 2: Nếu không ai chịu đăng kư tại cửa khẩu th́ phải đóng phụ thu là 250 USD mỗi lần nhập cảnh. Tiền này trả lương chia đều cho anh chị em làm việc đăng kư nhập tịch tại các cửa khẩu trong suốt thời gian công tác.

Điều 3: Sau khi nhập cảnh 3 lần mà vẫn không chịu đăng kư th́ nhập cảnh lần 4 tiền phụ thu sẽ là 500 USD.

Đơn xin nhập tịch phát không tại các cửa khẩu và bắt đầu thực hiện từ ngày 15-8-2014.

Gởi các cơ quan liên hệ trong và ngoài nước để kính tường và truyền bá rộng răi.

Chủ Tịch UBTUDKNTVN

Kư tên và Đóng dấu



AK47

...................


 
  góp ư kiến

 
   

  Kí hiệu: : trang cá nhân :chủ để đă đăng  : gởi thư  : thay đổi bài  :ư kiến

 
 

 


Nhà | Ghi danh Thành Viên | Thơ | H́nh ảnh | Danh Sách | T́m | Diễn đàn | Liên lạc | Điều lệ | Music | Link | Advertise

Copyright © 2024 Vietnam Single & Tim ban bon phuong All rights reserved.
Hoc Tieng Anh - Submit Website Today - Ecard Thiep - Hot Deal Network